Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 29/12/2020, 10:45 AM

Những công trình cũ được giữ lại ở các ngôi chùa

Viếng cảnh chùa dễ thấy nỗ lực trùng tu sửa ở mọi nơi, ít nhiều tùy duyên, hoạt động xây dựng đều khắp: hình ảnh vật tư, công nhân, công cụ lao động thường xuyên thấp thoáng ở các cảnh chùa mọi miền.

Có không ít ngôi chùa có lịch sử dài, khai sơn tạo tự từ thời phong kiến, công trình cũ hoặc không còn hoặc hư hỏng nặng khiến quá trình trùng tu lấp mất, hay vị trí khuôn viên chùa đã dời đổi mấy lần, có khi khá xa vị trí khai sơn tạo tự buổi đầu. Không ít ngôi chùa đã xây dựng mới hoàn toàn hay xây dựng mới cũ đan xen, công trình mới và cũ đồng thời cùng tồn tại, có chùa có tới hai chính điện, một rêu cũ thời gian, một tươi màu vôi vữa. Và, trong phút chợt nhận ra cũ mới chen nhau, khác biệt rõ rệt, mới biết hành hương nên chiêm nghiệm bước đi thời gian có mới có cũ ở một ngôi chùa, vật đổi sao dời bồi lấp cảnh chùa thuận theo qui luật.

Chùa Kim Sơn ở phường 6 Cà Mau có cảnh quan quê mùa, thôn dã với rạch và vạt mắm, làng mạc… Chính điện mới bê tông cốt thép kiên cố một bên, chính điện cũ mái đỏ nhỏ nhắn bên trái lưu lại một thời chưa quá xa.

Cổng Tam quan Chùa Kim Sơn.

Cổng Tam quan Chùa Kim Sơn.

Chùa Liên Hoa ở An Trạch - Đông Hải - Bạc Liêu qua kênh đào, vào cổng gặp ngay chính điện cũ ám màu trên gạch ngói, ngôi chính điện trên tòa nhà cao tầng xa ra phía sau nơi có một cổng khác hoành tráng hơn nhiều. Chính điện cũ gắn với cuộc đời ni sư Như Kỉnh - vị ni sáng lập ngôi chùa này đang an nghỉ ở tháp mộ cận kề.

'Chùa Cô Huệ' ở cù lao Tân Quy

Cổng Tam quan Chùa Liên Hoa ở An Trạch - Đông Hải - Bạc Liêu

Cổng Tam quan Chùa Liên Hoa ở An Trạch - Đông Hải - Bạc Liêu

Dù hình thành hồi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhưng dấu vết chùa An Thạnh Linh ở Hòa Bình – Bạc Liêu hầu như không còn nhiều ngoài các tháp mộ cũ cũng đã tôn tạo bồi đắp khiến lớn và cao hơn, chính điện và các công trình phụ đều xây dựng lại.

Chùa Giác Hoa ở Cả Dày - Vĩnh Lợi - Bạc Liêu hình thành năm 1919 cũng đã trãi qua quá trình xây dựng mới song may mắn cái cũ- một tòa kiến trúc pha tạp Đông- Tây rất độc đáo vẫn được giữ gìn, không gian bàng bạc không khí của ngày qua…

Chùa Giác Hoa ở Cả Dày - Vĩnh Lợi - Bạc Liêu.

Chùa Giác Hoa ở Cả Dày - Vĩnh Lợi - Bạc Liêu.

Chùa Quan Âm Sắc Tứ ở Cà Mau vừa hoàn thành chính điện mới trên cao ngay sau chính điện cũ vốn cũng có sửa chửa, kiến trúc hoàn toàn khác, một đằng phản ánh mô típ công trình phật giáo thời nhà Nguyễn ở phía Nam (chùa có từ 1848), cho thấy kỹ thuật thi công và thiết kế hiện đại đầu thế kỷ  XXI qua chính điện hoành tráng.

Chùa Quan Âm Sắc Tứ ở Cà Mau

Chùa Quan Âm Sắc Tứ ở Cà Mau

Tịnh xá Ngọc Minh ở Cà Mau đã có chính  điện mới lùi sâu hơn vào phía trong, cao tầng, nhưng các công trình cũ vẫn được giữ lại, như Ký nhi viện có từ 1971.

Tịnh xá Ngọc Minh ở Cà Mau.

Tịnh xá Ngọc Minh ở Cà Mau.

Chùa Quỳnh Lâm – trường đại học Phật giáo đầu tiên ở nước ta

Ngoài Bắc, núi Ngọa Vân gắn với hành trạng Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng đã xây mới một ngôi chùa ở phía dưới công trình cũ trên cao, và sự bề thế của chùa mới cùng dịch vụ cáp treo khai thác du lịch tâm linh có thể khiến ai đấy băn khoăn lẫn bồi hồi…

Mọi can dự đến hạ tầng vật chất công trình Phật giáo đều quan trọng đòi hỏi cân nhắc nhiều cả chuyên môn lẫn yếu tố tôn giáo tâm linh, coi trọng cái cũ - công trình nguyên bản gắn với lịch sử ngôi chùa. Một can dự thô vụng sẽ dẫn đến phá vỡ kiến trúc cũ hay cảnh quan môi trường vốn đã được lựa chọn và giữ gìn lâu đời cho mục đích tu học và sinh hoạt Phật sự.

Am Ngọa Vân.

Am Ngọa Vân.

Người phàm sơ cơ song người viết mỗi khi có duyên viếng một cảnh tự đều xem các tư liệu liên quan, hành hương chiêm bái Phật của công trình mới lẫn cũ và hành lễ ở các tháp mộ của bậc khai sơn.

Có cũ mới có mới là lẽ tự nhiên, kiến trúc cũ của chùa là vô giá vì lưu giữ lịch sử ngôi chùa cùng kỹ thuật xây dựng công trình Phật giáo đương thời cùng những giá trị khác …

Thắp hương cả cho sự bồi lấp của thời gian…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về Thanh Hóa thăm chùa cổ Khánh Quang

Chùa Việt 12:15 30/04/2024

Chùa Khánh Quang - ngôi chùa cổ kính nắm giữ những dấu ấn lịch sử tôn giáo, văn hóa ở Thanh Hóa.

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam

Chùa Việt 16:00 28/04/2024

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam.

Nét đẹp ngôi chùa hàng trăm năm tuổi tại Trà Vinh

Chùa Việt 10:40 28/04/2024

Một ngôi chùa tại Trà Vinh mang trong mình nét cổ kính và dường như bất tử với thời gian; khiến nhiều du khách xiêu lòng mỗi khi ghé thăm.

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Xem thêm