Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 17/02/2023, 07:28 AM

Những dấu hiệu để nhận biết một người hiền lành và lương thiện

Chỉ khi nào chúng ta là người hiền lành, thánh thiện thật sự, thì mới có khả năng khuyên răn, cảm hóa, bảo ban biết bao con người trên cuộc đời này, để tất cả cùng trở về một bản tính hiền lành thánh thiện như nhau.

1. Họ dễ nở nụ cười thân ái với mọi người.

Những người không chịu cười với ai , chứng tỏ tâm họ còn hẹp hòi hung dữ . Đây là điều tự nhiên ở mỗi người .

Nhưng cũng có nhiều người dùng nụ cười giả tạo để che giấu ý đồ hoặc những toan tính riêng. 

Cả hai nụ cười này rất giống nhau và ta thường khó phân biệt, còn với chính mình thì ta biết rất rõ. 

Khi tu tập đến mức độ thuần thục, ta sẽ rất dễ nở nụ cười thân thiện với mọi người một cách tự nhiên, vô tư .

2. Họ không phản ứng mạnh khi gặp chuyện trái ý. 

Như khi có người bác bỏ ý kiến, hay làm điều gì sai với ý của họ, họ vẫn không làm dữ , không có phản ứng mạnh.

Thế nào là tâm hiền lành?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

3.Lời nói của họ rất lễ độ, ân cần, tế nhị.

Nhưng ta phải tỉnh táo vì những người có tính gian dối họ cũng bắt chước được điều này , nên ta dễ bị lừa là vậy.

4. Khi bị xúc phạm, họ chỉ buồn tủi chứ không có lòng oán thù một ai. Dẫu bị người khác mắng oan, họ chỉ khóc chứ không khởi lòng thù ghét.

5. Khi nhìn thấy con mèo, con gà ,..bị giết, tâm họ xót xa, đau lòng .

6. Họ hay bênh vực người yếu thế. 

Nhiều khi , chưa biết lỗi của ai , nhưng thấy người nào yếu thế hơn là họ bênh vực , bảo vệ.

7. Họ luôn sẵn sàng chia sẻ những gì mình có với người nghèo khổ, hoạn nạn.

Khi nghe tin bão lụt , nghĩ tới cảnh người ta không còn nhà để ở , không có cơm để ăn , lòng họ xót xa , thương cảm nên phải kêu gọi mọi người cùng đóng góp sẻ chia.

8. Ánh mắt của người hiền lành sẽ toát lên sự trong sáng, phúc hậu.

Với người gian dối lừa đảo , tuy tỏ vẻ hiền thiện , lời nói ngọt ngào , nhưng ánh mắt họ ta thấy không thực hiền mà có sự ác độc bên trong. Vì " Ánh mắt là cửa sổ tâm hồn” nên sẽ khó che giấu được điều gì.

9. Giọng nói của người hiền sẽ phát ra những âm thanh, ngữ điệu nghe rất nhân từ đức độ.

Những dấu hiệu trên sẽ giúp ta nhận biết ai là người hiền và ai là người dữ. 

Đạo lí "Ở Hiền Gặp Lành" mới nghe qua thì có vẻ đơn giản, nhưng khi phân tích kỹ mới thấy giữa hiền và dữ có rất nhiều vấn đề phức tạp.

Hiểu được điều này, chúng ta phải kiên quyết chọn cho mình một hướng đi, một sự tu tập đúng đắn, để bước hẳn sang cõi giới của những người hiền thiện. 

Được như vậy chúng ta sẽ không bị nghiệp xấu vùi dập trong đau khổ .

Chỉ khi nào chúng ta là người hiền lành, thánh thiện thật sự, thì mới có khả năng khuyên răn, cảm hóa, bảo ban biết bao con người trên cuộc đời này, để tất cả cùng trở về một bản tính hiền lành thánh thiện như nhau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm