Những điều cần biết trong cách lập bàn thờ Phật tại gia
Đối với người cư sĩ tu tại gia ngoài việc lên chùa để lạy Phật, nghe Pháp và tụng Kinh thì việc lập bàn thờ Phật tại gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tu hành tinh tấn của người cư sĩ.
Những điều cần lưu ý trong việc thờ Phật tại gia
Thờ Phật phải thành tâm. Gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Nên tập chay tịnh vào ngày mùng 1, ngày rằm và các ngày vía Chư Phật – Bồ Tát (nhiều hơn hoặc nếu trường chay thì càng tốt). Giữ gìn thân-khẩu-ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…
Trong việc thờ Phật tại gia, điều quan trọng cần lưu ý là cách lập bàn thờ Phật tại gia. Các bạn cần lưu ý những điều dưới đây trong cách lập bàn thờ Phật tại gia:
Đặt bàn thờ Phật ở sảnh giữa nhà, cao khỏi đầu, áp lưng vào tường vững chắc. Bàn thờ quay ra cửa (hướng) chính của căn nhà, tức bất kỳ ai, người sống cũng như đã khuất, vừa bước vào nhà là thấy ngay bàn thờ Phật mà thành tâm phụng lễ. Điều này không chỉ lợi lạc cho mọi người trong gia đạo (người còn sống) mà còn cả chúng sanh trong các cảnh giới vô vi (trong đó có người đã khuất), nếu gia chủ tu hành chân chánh.
Tuyệt đối không hướng bàn thờ Phật đối diện với lò, bếp, dây treo quần áo, phòng ngủ, nhà vệ sinh hoặc những nơi xú uế, bất tịnh. Không dựa bàn thờ Phật vào tường nhà tắm, nhà vệ sinh, cầu thang. Không thờ Phật trong phòng ngủ (bất tịnh).
Trường hợp nhà nhiều tầng thì nhất thiết phải lập bàn thờ Phật tại tầng trệt. Đó là điều trọng yếu.
Nếu có bàn thờ gia tiên thì phải đặt bàn thờ gia tiên ở tường nhà bên trái hay tường nhà bên phải của bàn thờ Phật, do Phật là Bậc Viên Giác, là Thầy của tất cả chúng sanh khắp Thập phương Tam cõi.
Nếu lập bàn thờ Phật thì không thờ Thần, Thánh (Mẹ sanh Mẹ độ, Quan Thánh…) nữa vì họ vẫn còn là chúng sanh trong Lục đạo luân hồi, chưa giải thoát tử sanh. Đã quy y Tam Bảo thì trọn đời chỉ một lòng kính hướng Phật, không thờ phụng lễ lạy Thần, Thánh nào cả vì chỉ có Chư Phật mới độ tâm chúng sanh rốt ráo mà thôi.
Cách lập bàn thờ Phật tại gia
Để bàn thờ Phật được bày trí trang nghiêm, đơn giản và tránh cầu kỳ rối rắm các bạn cần chuẩn bị:
Bát hương: Đặt ở giữa bàn thờ. Bát hương không nên quá đầy tro. Ngày 15 âm lịch hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.
Chuông: Khi niệm Phật xong, thắp nhang lên bát hương rồi gõ 3 tiếng chuông.
Bình hoa: Tốt nhất là dùng hoa sen, hoa huệ, hoặc cây sống đời cũng được vì nó có thể sống lâu. Để bình hoa ở bên phải bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.
Dĩa đựng trái cây: Dĩa đựng trái cây cúng dường Phật không được dùng cho bàn thờ gia tiên hay dùng cho việc khác (tương tự cho các bàn thờ khác, không dùng qua lại lộn xộn). Chỉ dâng hoa quả cúng dường Phật mà thôi, tuyệt đối không cúng mặn. Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ… để dâng cúng trên bàn thờ Phật mà tạo nghiệp. Trái cây dâng cúng Phật nên chọn trái tươi ngon, cần chất lượng chứ không trọng số lượng. Khi sắp trái cây lên dĩa nên quay cuống lá lên trên, tránh để ngược cuống xuống dưới mà trái với tự nhiên. Đặt dĩa trái cây ở bên trái bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.
Tịnh thủy: Dùng nước sạch để cúng dường Phật. Cũng vậy, không được dùng ly đựng nước cúng dường ở bàn thờ Phật cho bất kỳ việc nào khác. Tịnh thủy đặt ở giữa hay bên trái bàn thờ, cạnh dĩa trái cây.
Tượng Phật, Bồ Tát: Đa phần thỉnh ở các cửa hàng chuyên về hình tượng Phật. Tùy tâm, có thể thờ Tam Thế Phật (Đức A Di Đà – Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – Đức Di Lặc), hoặc Tây Phương Tam Phật (Đức A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Đại Thế Chí), hoặc chỉ đơn giản là hình tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hay A Di Đà Phật (đặt ở giữa bàn thờ) và mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát (đặt ở bên trái bàn thờ, nhìn từ ngoài vào). Hình tượng Phật, Bồ Tát nên chọn sao cho khuôn mặt, diện mạo cân đối, toát lên vẻ Từ Bi Hỷ Xả, trang nghiêm thoát tục. Sở dĩ nói vậy vì một số người đúc tượng, vẽ hình Phật “không” có tâm nên sản phẩm họ làm ra nhìn rất mất thẩm mỹ, thậm chí khuôn mặt cau có, mày nhăn, môi chúm… không mang nét Từ Bi Hỷ Xả vốn có của nhà Phật. Quý cư sĩ nên lưu ý.
Thỉnh Phật, Bồ Tát ra khỏi cửa hàng là đi thẳng về nhà ngay, không ghé dừng lại giữa đường ở bất kỳ nơi đâu. Khi về đến nhà lập tức thượng an vị Phật lên bàn thờ, không để trên bàn hay ghế… Do đó, gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ trên bàn thờ Phật cho chu đáo trước khi thỉnh tượng Phật về an vị.
Ngày thượng an vị Phật nên chọn vào ngày mùng 1, ngày rằm, hay ngày vía chư Phật, chư Bồ Tát.
Khi đã chuẩn bị mọi thứ xong, bày trí sẵn sàng (như đã giảng ở trên) mới thỉnh hình tượng Phật về để an vị. Nhớ rằng thỉnh ở cửa hàng ra là về thẳng ngay tư gia mà thượng Phật lên bàn thờ, làm lễ an vị. Thắp 1 hoặc 3 nén hương, mọi người trong gia đạo quỳ trước chư Phật (bàn thờ Phật) mà khấn rằng:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Chúng con tên… Pháp danh… Tuổi…
Nay quỳ trước Phật đài, chúng con xin đảnh lễ an vị Phật tại tư gia… Nguyện hồng ân Tam Bảo 10 phương gia hộ cho mọi người trong gia đạo chúng con nói riêng, pháp giới chúng sanh nói chung được khai tâm mở trí, sám hối nghiệp chướng bao đời, thấm nhuần Phật Pháp mà tu hành tinh tấn đúng theo Chánh Pháp Phật…
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Đó chỉ là gợi ý điển hình, Quý cư sĩ có thể tùy tâm mà khấn nguyện sao cho đúng Pháp. Tuyệt đối không thờ Phật để cầu danh lợi, con cái, giàu sang phú quý… mà rơi vào tà kiến, nghiệp mang. Tất cả đều phải thuận theo luật nhân-quả, khế hợp với tâm Từ Bi Hỷ Xả – Vô ngã – Vô cầu của nhà Phật thì việc thờ Phật mới đúng Pháp trang nghiêm, tự khắc sẽ được chư Phật – chư Hộ Pháp 10 phương gia trì tu tiến.
Phải giữ bàn thờ Phật luôn sạch sẽ. Nên dâng hương lạy Phật mỗi ngày 2 lần, khoảng 6 giờ sáng và 6 giờ tối. Nếu kết hợp lạy sám hối với công phu thực hành tham thiền, niệm Phật, trì chú thì không gì quý bằng.
Phật chẳng có tướng nơi hình, tượng đang thờ. Lập bàn thờ Phật là nương nơi sự tướng mà tu Phật, hành theo hạnh Phật, tầm về Tự Tánh Phật của chính mình. Thờ một vị Phật tức thờ thập phương ba đời Chư Phật. Niệm Phật danh một vị Phật tức đồng niệm Phật danh thập phương ba đời Chư Phật. Vì vậy, tùy tâm duyên mà thỉnh vị Phật mình kính hướng nhưng tuyệt đối không sanh tâm ý phân biệt cao thấp, chọn Phật này, bỏ Phật kia… mà phạm thượng. “Năng lễ, sở lễ, Tánh không tịch”, nếu có thể liễu triệt Lý Tánh nêu trên thì việc thờ kính Phật, tu hành sẽ lợi lạc vô cùng trên đường giác ngộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Phật giáo thường thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Phật giáo thường thức 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Phật giáo thường thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Phật giáo thường thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Xem thêm