Những điều cần buông xả để có hạnh phúc
Là người phàm phu, chúng ta thường hay dính mắc nhiều tật xấu gọi chung là ác pháp. Càng dính mắc với nhiều ác pháp chúng ta càng đau khổ nhiều. Dưới đây là một số ác pháp chúng ta cần buông bỏ để có cuộc sống an vui hạnh phúc.
Buông bỏ sự ân hận dai dẳng: Trên đời này, không một ai dám tự nhận mình không hề phạm lỗi lầm, ngoại trừ người đó là đức Phật hay các bậc thánh A-la-hán. Những lỗi lầm chúng ta gây ra do vô tình hay cố ý khiến những người xung quanh phiền muộn, đau khổ. Gây khổ cho người, bản thân chúng ta khi nghĩ đến cũng cảm thấy ray rứt hối hận. Trong pháp tu nhà Phật có pháp “Tàm Quý ” là pháp biết xấu hỗ khi phạm lỗi lầm, thành tâm sám hối và chừa bỏ không tái phạm nữa, tạm xem như sạch tội lỗi. Buông bỏ sự ân hận dai dẳng không có nghĩa là mình đồng lõa với mọi sự dễ dãi, xem nhẹ lỗi lầm. Vì nếu mình dễ dãi cho qua, thì mình sẽ dễ dàng tái phạm, và cứ thế tội lỗi ngày một chất chồng tạo thêm nhiều ác nghiệp.
Cho nên, sau khi hối hận, thành tâm sám hối. Bây giờ là lúc chúng ta nên buông xả sự ray rứt hối hận đó đi! Như một chiếc khăn bị dính mực, mình giặt sạch rồi, tuy vết mực không hoàn toàn bay mất, nhưng mình không nên cứ vò mãi dấu vết mực đã phai. Vò mãi một chỗ như thế, coi chừng chiếc khăn sẽ bị rách!
Buông xả lòng ích kỷ: Người có lòng ích kỷ là người luôn muốn gom tất cả mọi thứ về cho riêng mình. Người ích kỷ không hề muốn chia xẻ bất cứ thứ gì mình có, cho người khác, dù là những người đang thiếu thốn nghèo khổ cần sự giúp đỡ bố thí.
Chúng ta hãy buông bỏ tánh ích kỷ, thay thế vào đó là lòng rộng lượng thương yêu. Hãy học tánh từ bi vô lượng nơi đức Thế Tôn. Sau khi thành đạo, Ngài đã dành bốn mươi lăm năm đi giáo hóa nhiều nơi trên đất Ấn, nhằm giúp chúng sanh giác ngộ thoát khổ. Đến lúc từ giả các đệ tử để nhập Niết-bàn ở tuổi tám mươi, Ngài còn tế độ cho một đệ tử cuối cùng là lão du sĩ ngoại đạo Subhadda (Tu-Bạt-Đà-La) bấy giờ đã một trăm hai mươi tuổi. Sau khi đức Phật nhập diệt không lâu sau đó, tôn giả Tu-Bạt-Đà-La đắc quả A-la-hán. (***)
Muốn buông xả lòng ích kỷ, chúng ta cần tập sống hy sinh và yêu thương mọi người. Chúng ta chịu thiệt thòi một chút mà được nhìn thấy sự hạnh phúc của người khác, đó không phải là phần thưởng tinh thần cho chúng ta hay sao?
Buông xả sự kiêu ngạo: Đời người ngắn ngủi, sở học của mỗi người như “nắm lá trong tay, những điều cần học hỏi thì giống như lá trong rừng”. Điều này có nghĩa là kiến thức chúng ta rất hạn chế, tài năng cũng giới hạn, cái biết chỉ ở trong một lãnh vực nào đó, mà cứ ngỡ kiến thức của chúng ta trùm khắp thiên hạ, cái gì cũng biết hết! Tính kiêu ngạo tự mãn, khiến chúng ta dừng lại một chỗ, không phát triển được sở học, sở hành của mình… Do đó buông bỏ tính kiêu ngạo là điều cần thiết mang lại cuộc sống an lạc và hạnh phúc cho chúng ta.
Buông bỏ oán hận: Thay vì ôm ấp trong lòng mối oán hận về một người đã phản bội hay lừa gạt mình. Chọn thái độ buông bỏ oán hận để tâm trạng được ổn định đón nhận niềm vui mới.
Buông bỏ sự lười biếng: Dù là cư sĩ tại gia hay người xuất gia. Những ai có tính lười biếng (trái ngược với sự tinh tấn), thì nên buông bỏ chấm dứt nó đi. Lười biếng chỉ khiến cuộc sống của chúng ta ngày một đình trệ, đưa đến thất bại, phiền não. Buông bỏ tánh lười biếng, nỗ lực siêng năng sẽ giúp chúng ta sớm thành tựu trên con đường học vấn, thành công trong nghề nghiệp, tiến xa trên con đường tu tập tâm linh… Nhờ vậy, cuộc sống sẽ được vui vẻ hạnh phúc hơn.
Buông xả phiền muộn do người ngoài mang đến: Ngoài việc buông xả những ác pháp do thói quen của mình gây nên. Chúng ta cũng cần buông xả những phiền muộn do người khác vô tình hay cố ý làm tổn thương mình. Nếu chúng ta có thể tự tha thứ lỗi lầm của chúng ta đối với người khác được, thì cũng nên tha thứ những lỗi lầm của người khác mang đến cho chúng ta. Bởi vì nếu chúng ta không xả bỏ, thì sự bất an và phiền muộn ngày một gia tăng chỉ khiến chúng ta khổ tâm, bực tức, ăn không ngon, ngủ không thẳng giấc, chứ người gây phiền muộn cho chúng ta, họ vẫn nhỡn nhơ vui vẻ sống.
Trong đời sống gia đình, giữa các thành viên ruột thịt với nhau , dù thương yêu nhường nhịn nhau cách mấy cũng sẽ có những bất đồng ý kiến, những xung đột phiền toái có thể xảy ra. Nếu chúng ta cứ giữ mãi những điều phật lòng do thân nhân hay người ngoài gây ra, chỉ khiến cho cuộc sống của chúng ta ngày thêm nặng nề phiền muộn, dễ đưa đến căn bệnh trầm cảm. Đức Phật đã từng khuyên “mọi phiền muộn người khác mang đến cho chúng ta, giống như họ mang đến cho chúng ta món quà, nếu chúng ta không nhận lấy thì gói quà ấy ắt về với họ”. Thái độ xả bỏ phiền muộn giúp cho tâm chúng ta nhẹ nhàng thảnh thơi như vừa buông gánh nặng trên vai xuống vậy!
Trên đây, chỉ là một vài điều cần buông xả để tâm chúng ta được nhẹ nhàng thanh thản. Thực ra, trên con đường tu tập để đi đến giác ngộ giải thoát, hành giả còn nhiều bất thiện pháp phải buông bỏ như: tham, sân, si (tà kiến), mạn, nghi, đố kỵ…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm