Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 23/12/2023, 09:00 AM

Những điều cần lưu ý trước khi tiến hành nghi thức cầu siêu oan gia trái chủ

Trong “Nghi thức sám hối - Cầu siêu oan gia trái chủ”, thì lòng thành chính là sự ăn năn, hối hận thật sự vì những sai trái, những tội lỗi mình đã gây ra cho các oan gia trái chủ, cho các thai nhi bị phá bỏ.

01

>> NGHI THỨC SÁM HỐI, CẦU SIÊU OAN GIA TRÁI CHỦ 

1. Địa điểm

“Nghi Thức Sám Hối - Cầu Siêu Oan Gia Trái Chủ”, có thể tiến hành ngay trong nhà người cần sám hối, và đó là nơi tốt nhất, vì các vong oan gia vốn đã ở sẵn đó, dễ dàng tiếp nhận sự sám hối, siêu độ.

Nếu không tiện, ta tùy hoàn cảnh tìm một nơi khác, như nhà người quen, hoặc một nơi yên tĩnh nào đó không ai làm phiền.

Còn ở chùa, đền, miếu, ngay cả nghĩa trang liệt sĩ, thường có các vị thần Hộ Pháp, có khi các vong được cho vào, cũng có khi không vào được. Nếu chọn tổ chức ở chùa, tốt nhất cần được sư trụ trì chấp thuận, thỉnh Hộ Pháp cho phép các vong vào.

Còn tổ chức ở nhà, mà trong nhà nếu có bàn thờ Phật, thì ta tiến hành trước bàn thờ Phật ( sắp lễ cúng oan gia, cúng thai nhi trên một cái bàn riêng, đặt bên cạnh trái hoặc phải bàn thờ Phật)

Nếu không có, thì ta sắp xếp một chỗ nào sạch sẽ (kể cả phòng ngủ ) không bị ai hay vấn đề gì gây ảnh hưởng đến buổi cúng là được.

2. Thời gian. 

Thời gian tiến hành, tốt nhất nên chọn buổi tối, khi không còn mặt trời, các vong linh dễ dàng đến dự lễ. Cho dù ban ngày, một số vong linh vẫn có thể đi lại, nhưng không phải vong linh nào cũng làm được vậy.

Vào tháng 7, các vong linh từ Âm phủ được tự do đi lại lên dương gian, nên cúng cầu siêu… trong tháng 7 thì đông vong linh về dự lễ nhất.

Xong những ngày tháng bình thường khác trong năm cũng vẫn đều có thể tiến hành các Nghi thức cầu siêu, không cần câu nệ phải chọn ngày nào cả, cũng không cần bận tâm làm liên tiếp bao nhiều ngày, hay chia ra hôm nào tiện thì làm, như thế nào cũng được cả..

Làm việc thiện, ngày nào cũng là ngày tốt. Làm việc bất thiện, ngày nào cũng là ngày xấu. Tùy hoàn cảnh, ta thu xếp được ngày nào thuận lợi là tiến hành thôi.

3. Số người tham gia 

Tất cả mọi người đều có thể tự tổ chức Nghi thức sám hối oan gia, bất luận tại gia hay xuất gia, Phật tử hay không phải Phật tử, nếu có thể mời thêm nhiều người cùng hỗ trợ tụng niệm thì tuyệt vời, còn không được thì ta hoàn toàn có thể tự tiến hành một mình.

Sám hối với oan gia, thì chính mình – “người cần sám hối” là quan trọng nhất. Vì oan có đầu, nợ có chủ, lời sám hối chân thành của kẻ có lỗi mới là cái các vong linh muốn nghe nhất – là điều then chốt khiến các vong linh oan gia, các thai nhi chịu đồng ý tha thứ, buông xuống hận thù để tiếp nhận cầu siêu.

4. Những điều cần chuẩn bị 

Khi ta sắp mâm lễ cúng, bất kể Nghi thức nào, nhất thiết phải dùng đồ chay, không được cúng thịt, cá, đồ mặn, rượu… Không cần thiết phải mâm cao cỗ đầy, cũng chẳng cần vàng mã, vì âm thanh tụng kinh niệm Phật còn trân quý hơn vô số lần so với tất cả đồ cúng thế gian.

Đây là điều mà nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã cùng hàng loạt nhà ngoại cảm nổi tiếng Việt Nam, đồng loạt chứng kiến tại nghĩa trang Trường Sơn. Khi đó nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã đứng giữa nghĩa trang, chắp tay thành kính niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” 108 lần, lập tức các anh linh liệt sĩ bất luận khi sống có tôn giáo hay không, đều đồng chắp tay niệm Phật theo tha thiết.

Và các anh linh liệt sĩ phản hồi lại cho ông Nguyễn Văn Nhã và những nhà ngoại cảm có mặt tại đó rằng, chính tiếng tụng kinh niệm Phật, mới là thứ quý giá nhất mà người sống có thể gửi cho họ.

Thế nên sắp đồ cúng nhiều hay ít tùy tâm gia chủ, không cần quá câu nệ, nếu không có nhiều điều kiện, thì một ít trái cây, một ít bánh, một ít cháo, một ly nước, một nén nhang… là cũng được.

Dù sao đi nữa, trong khi tiến Nghi thức, ta sẽ đọc những thần chú vi diệu của chư Phật như chú Biến Thực, chú Cam Lồ, chú Như Ý Bảo Luân Vương có năng lực biến phẩm vật ra thật nhiều trong vô hình, khiến tất cả đều được no đủ.

Trong khi tiến hành Nghi thức, nếu có chuông, khánh thì thì tốt, nhưng không có cũng được. Nếu có thể quỳ suốt buổi thì rất tốt, nhưng nếu không thì đổi tư thế đứng, hay ngồi cũng được.

Trong các Nghi thức, những câu chữ trong dấu (…) chính là phần hướng dẫn, ta không đọc, chỉ chú ý làm đúng theo những hướng dẫn đó. Tuy nhiên, một số hoàn cảnh không làm theo được, thì có thể linh động bỏ qua, không cần máy móc.

Hình thức chỉ là những yếu tố hỗ trợ, còn cái cốt lõi, quyết định thành công của buổi lễ cầu siêu vẫn là lòng thành. Bởi vậy nhiều người bỏ rất nhiều tiền ra rước thầy cúng, sư sãi… về làm các lễ cầu siêu đình đám cực kỳ tốn kém, vàng mã đốt rực trời xong không thấy cảm ứng gì mấy, cuộc sống không chuyển biến gì cả. Đó là vì cõi tâm linh chỉ coi trọng thành tâm, chứ không coi trọng hình thức.

Trong “Nghi Thức Sám Hối - Cầu Siêu Oan Gia Trái Chủ”, thì lòng thành chính là sự ăn năn, hối hận thật sự vì những sai trái, những tội lỗi mình đã gây ra cho các oan gia trái chủ, cho các thai nhi bị phá bỏ.

Đọc từng câu sám hối mà lòng thấy day dứt, hổ thẹn, muốn nói lên lời xin lỗi từ tận đáy lòng, đến nỗi một số người phải bật khóc, muốn bù đắp cho họ, giúp họ được siêu thoát, được Vãng Sinh, đó là thành tâm.

Trong lúc đọc khai thị, đọc kinh văn thì tâm tập trung hiểu nghĩa, nương theo những nghĩa lí trong đó mà khởi tác ý. Trong lúc đọc các thần chú, thì không cần hiểu nghĩa ( vì nghĩa của các thần chú- đà ra ni như chú Đại Bi, chú Như ý Bảo Luân Vương, chú Vãng Sinh… người thường không thể hiểu), mà chỉ cần tin tưởng mạnh mẽ vào năng lực vi diệu của âm thanh những thần chú đó đang chuyển hóa các vong linh trong vô hình là được.

Trong lúc niệm Phật, thì miệng niệm, tâm khởi lên lòng tôn kính Phật, mắt không thấy nhưng ý luôn tưởng như trong vô hình Phật A Di Đà cùng các vị Bồ Tát, theo câu niệm tha thiết của mình mà hiện đến tiếp rước các hương vong linh Vãng Sinh, đó chính là thành tâm.

Tâm có thành ắt có cảm ứng, dù mâm cúng đơn sơ, không chuông mõ, ngân nga… mà tâm tha thiết tụng niệm, vẫn có công hiệu bạt khổ ban vui một cách vô cùng mạnh mẽ, hơn hẳn những buổi lễ bên ngoài linh đình, mà trong tâm sáo rỗng.

Bài văn phát nguyện sám hối với tất cả oan gia trái chủ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Tụng kinh là ở gần Phật

Kiến thức 09:55 02/05/2024

Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.

Xem thêm