‘Oan gia trái chủ’ theo quan điểm Phật giáo

Mỗi chúng ta từ vô thỉ cho đến nay, do vô minh tạo nghiệp nên có rất nhiều Oan Gia, làm ma chướng. Người không học Phật, không biết hóa giải oán thù, vì vậy oan oan tương báo khổ không kham nổi.

Oan Gia Trái Chủ là gì?

Kiếp trước, nếu bạn sát sinh, hại người thì một kiếp nào đó khi đủ duyên họ sẽ quay trở về để báo thù. Đó gọi là Oan Gia Trái Chủ. Nhà Phật dạy, trong gia đình cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cháu… tất cả là có duyên rất lớn trong tiền kiếp nên mới tìm về để sống chung một nhà, chứ không phải là ngẫu nhiên. Con cháu ta cũng vậy, được đầu thai vào gia đình ta với 2 mục đích sau:

Một là, báo ơn: Vì tiền kiếp nó và ta đã gặp nhau. Nhưng không nhất thiết chỉ trong quan hệ cha mẹ, con cháu… trong phạm vi gia đình, và ta đã từng cứu giúp, thương yêu nó. Hay chỉ vì một lời thề nguyện nào đó nên lần này do nhân duyên hội đủ nên liền về đầu thai vào nhà để trả lại cái ơn đó cho ta. Những đứa trẻ trường hợp này lớn lên sẽ rất ngoan hiền và hiếu thảo.

Trong gia đình cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cháu… tất cả là có duyên rất lớn trong tiền kiếp nên mới tìm về để sống chung một nhà, chứ không phải là ngẫu nhiên.

Trong gia đình cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cháu… tất cả là có duyên rất lớn trong tiền kiếp nên mới tìm về để sống chung một nhà, chứ không phải là ngẫu nhiên.

Bài liên quan

Hai là, cũng như trên nhưng ở tình huống ngược lại là nó về để trả thù hay báo oán vì trước đây ta đã từng hại nó. Những đứa con này thường rất ngỗ nghịch, phá tan nhà nát cửa mà chính nó và gia đình cũng không hay biết. Nếu đã biết đạo lý này thì không nên oán trách mà phải thầm sám hối, thông cảm và dần khuyên bảo thì sự việc thường sẽ kết thúc tốt đẹp. Đức Phật dạy, oán cần phải cởi, không nên kết. Nếu lấy ân báo oán thì oán kia liền được cởi. Nếu lấy oán báo oán thì oan oan tương báo không biết kiếp nào mới xong. Không hiểu rõ đạo lý này thì thật là đáng tiếc.

Ngày nay, do không hiểu biết về đạo lý Oan gia Trái chủ này nên có nhiều người đã phá thai thì sự việc mang lại hậu quả rất lớn. Vì trong cả hai trường hợp trên, trường hợp thứ nhất là con cháu về báo ơn ta mà ta lại giết hại nó thì ân liền bị kết thành oán. Thật là thảm thương và quá oan uổng. Trường hợp thứ hai, là nó về báo thù mà ta giết hại nó một lần nữa thì oán thù thêm chồng chất. Chúng ta hãy khuyên con cháu, bạn bè mình phải hết sức thận trọng để không phạm vào điều này. Nếu không, phiền phức sẽ rất lớn, cả đời này và có thể nhiều kiếp về sau sẽ vô cùng lao đao, lận đận với quả báo này.

Ngày nay, do không hiểu biết về đạo lý Oan gia Trái chủ này nên có nhiều người đã phá thai thì sự việc mang lại hậu quả rất lớn.

Ngày nay, do không hiểu biết về đạo lý Oan gia Trái chủ này nên có nhiều người đã phá thai thì sự việc mang lại hậu quả rất lớn.

Bài liên quan

Thực tế cho thấy, đôi lúc trong gia đình đông con, ta vẫn thấy có đứa rất ngoan hiền, lại có đứa rất khó bảo, đôi khi lại còn rất ngỗ nghịch, cố tình phá hoại, gây nhiều phiền não cho ta. Trường hợp phá thai, nếu đã lỡ lầm rồi thì cũng có cách hoà giải bằng cách là đoạn ác tu thiện và tu tạo nhiều công đức để hồi hướng, nhưng hiệu quả là không cao, đòi hỏi ta phải thật sự biết ăn năn sám hối và thành tâm mà làm thì mới mong có được hiệu quả. Kinh Địa Tạng cũng có dạy những cách làm rất hay. Kể cả cách làm ngay từ khi ta biết mình mang thai em bé, sao cho biến oán thành ân, hay có thể sẽ giúp tiêu trừ nghiệp chướng cho bé. Sinh ra, đứa bé thường rất dễ nuôi, lớn lên sẽ ngoan hiền, hiếu thảo và thành người có ích. Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà-la-ni cũng nói về quả báo khốc liệt của sự phá thai và một số nguyên nhân của bệnh tật.

Hiểu được đạo lý này rồi gia đình bạn sẽ càng hiểu nhau, biết thông cảm và thương yêu nhau hơn, hoá thù thành bạn, biến oán thành ân. Gia đình sẽ hoà thuận một cách rất dễ dàng. Chúng ta hãy tin, việc hiểu biết và áp dụng Phật pháp vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày sẽ mang lại lợi ích to lớn, thiết thực không thể nghĩ bàn.

Gặp oan gia trái chủ, hãy đến Tam Bảo sám hối

Có thể kiếp trước ta đã từng ngăn cản họ tu hành nên lần này cản lại mà chính họ cũng không biết.

Có thể kiếp trước ta đã từng ngăn cản họ tu hành nên lần này cản lại mà chính họ cũng không biết.

Bài liên quan

Hiện nay, một số gia đình có tình trạng là một người phát tâm đi chùa và tu hành nhưng người khác lại ngăn cản. Nếu gặp nghịch cảnh này, ta liền nghĩ đến đó có thể là Oan Gia Trái Chủ của mình. Vì có thể kiếp trước ta đã từng ngăn cản họ tu hành nên lần này cản lại mà chính họ cũng không biết. Nhận thức được việc này rồi, ta không cần phải lo lắng nữa mà hãy đến trước Tam Bảo bộc bạch và sám hối. Đồng thời làm nhiều việc thiện lành và tu hành tinh tấn hơn để hồi hướng công đức ấy cho người mà ta muốn hoá giải. Điều tối quan trọng là phải tuyệt đối giữ bí mật với đối phương thì mới có hiệu quả.

Bên cạnh đó, phải biết lựa lời, lựa thời cơ vui vẻ, thuận lợi mà dần thuyết phục. Nên nhớ, mọi hành động ngược lại như chê bai, chỉ trích sẽ dẫn đến những kết quả tồi tệ hơn. Nhà Phật dạy: “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”. Nếu điều nguyện cầu của ta mà hợp với đạo lý, ắt sẽ linh nghiệm. Cứ thành tâm mà làm một thời gian sau ta sẽ thấy người này chuyển hoá rất nhanh và không còn ngăn cản ta đi chùa nữa, mà đôi khi sẽ quay sang ủng hộ ta.

Điều quan trọng là chúng ta phải biết nhẫn nhục, kiên trì để dìu dắt cho cả gia đình cùng đi theo một chí hướng thì mọi việc sẽ trở nên thuận duyên ở hiện tại và cho ngày vị lai của mình.

Đức Phật dạy, có hai hạng người dũng mãnh: “Một là, không bao giờ phạm lỗi. Hai là có lỗi nhưng biết ăn năn và sửa chữa”. Và Đức Phật cũng đã từng tán thán hai hạng người sau: “Một là, từ sáng vào sáng. Hai là, từ tối vào sáng”.

Đức Phật dạy, có hai hạng người dũng mãnh: “Một là, không bao giờ phạm lỗi. Hai là có lỗi nhưng biết ăn năn và sửa chữa”. Và Đức Phật cũng đã từng tán thán hai hạng người sau: “Một là, từ sáng vào sáng. Hai là, từ tối vào sáng”.

Bài liên quan

Ra đường cũng vậy! Đã khi nào ta gặp một người chưa hề quen biết trừng trợn, gây gổ hay chửi mắng vô cớ chưa? Có thể đây chính là Oan Gia Trái Chủ. Gặp trường hợp này thì ta chỉ cần âm thầm niệm“A Di Đà Phật” trong tâm là có thể hoá giải. Không cần phải hơn thua, không cần phải cau có cãi lại. Cứ như vậy mà làm thì ngay trong kiếp này ta có thể sẽ trả được rất nhiều món nợ. Hãy thường quán về Nhân Quả và thầm nghĩ: “Người khác không có lỗi, lỗi là ở chính mình”.

Hơn nữa, hiểu về đạo lý Oan Gia Trái Chủ, chúng ta sẽ biết ăn năn hối cải hơn về những việc sai lầm, tội lỗi của mình, từ đó mà phát tâm sám hối. Lục Tổ có dạy rất rõ về Sám Hối trong Kinh Pháp Bảo Đàn: “Sám là sám những lỗi về trước, từ trước có những nghiệp ác do vô minh, các tội thảy đều sám, nguyện một thời tiêu diệt và không bao giờ khởi lại những niệm ấy, tội ấy. Đó gọi là sám. Hối là hối những lỗi về sau, nay đã giác ngộ nên không bao giờ phạm lại. Người phàm phu, mê muội chỉ biết sám lỗi trước mà chẳng biết hối lỗi sau. Do vì không hối nên tội trước chẳng diệt, lỗi sau lại sinh. Như vậy thì chưa gọi là sám hối được”.

Đức Phật dạy, có hai hạng người dũng mãnh: “Một là, không bao giờ phạm lỗi. Hai là có lỗi nhưng biết ăn năn và sửa chữa”. Và Đức Phật cũng đã từng tán thán hai hạng người sau: “Một là, từ sáng vào sáng. Hai là, từ tối vào sáng”.

Và bên cạnh sám hối cho riêng mình, chúng ta cũng cần phải hướng dẫn tất cả mọi người cùng sám hối và cầu mong họ đừng gây nên tội lỗi để rồi phải gánh chịu quả báo khổ đau nữa. Đó mới là siêu đẳng của sám hối!

Khai thị và hộ niệm người lúc lâm chung

Những phút giây cuối cùng của cuộc đời mà gặp được Quý Thầy hay Thiện Trí Thức khai thị là điều thật may mắn.

Những phút giây cuối cùng của cuộc đời mà gặp được Quý Thầy hay Thiện Trí Thức khai thị là điều thật may mắn.

Bài liên quan

Oan Gia Trái Chủ còn có một khía cạnh khác nữa là do ta đã từng sát sinh, hại người. Đợi đến lúc lâm chung, thập tử nhất sinh những oan hồn chưa siêu thoát ấy mới quay về để đòi nợ. Thực tế cho thấy, cũng có người do ít Oan Gia nên ra đi nhẹ nhàng như một giấc ngủ, da thịt vẫn đỏ tươi, thân hình mềm mại. Bên cạnh đó cũng có người chết với nét mặt rất khủng khiếp, hoặc trước khi chết kêu nói như súc vật. Có người lại nằm bệnh trên giường, ăn uống như đời sống thực vật, đại tiểu tiện một chỗ, muốn sống không được mà muốn chết cũng không xong. Tình trạng này có thể kéo dài rất nhiều năm, khiến cho thân tâm chính họ và người thân rất đau đớn và khổ sở. Thường những bệnh này là do nghiệp lực nên y học rất khó chữa hết mà chỉ còn cách y theo Phật pháp để tự sám hối, giải nghiệp cho mình. Nghiệp hết thì bệnh sẽ giảm. Trong những tình huống này, nếu gặp bậc chân tu, nghiêm trì giới luật khai thị và hoà giải Oan Gia Trái Chủ thì thường một trong hai khả năng có thể sẽ xảy ra: Nếu thọ mạng còn thì bệnh hết, sẽ mau chóng khoẻ lại. Hai là, nếu thọ mạng đã hết thì sẽ ra đi rất nhanh chóng, nhẹ nhàng.

Do vậy, hiện nay có một số chùa đã xây dựng Phòng Vãng Sinh hay lập ra Ban Hộ Niệm là vì mục đích này. Những phút giây cuối cùng của cuộc đời mà gặp được Quý Thầy hay Thiện Trí Thức khai thị là điều thật may mắn. Ban Hộ Niệm sẽ đến tận nhà để Khai thị và Hộ niệm giúp. Khai thị là nói cho chúng ta biết quy luật sinh tử là vô thường và tất yếu. Chết chỉ là một sự thay đổi báo thân, chứ thực sự thì không có chết. Làm chúng ta yên tâm hơn, không còn phải sợ cái chết nữa. Vì biết ngay khi xả bỏ báo thân này, mình có chỗ tốt hơn để đi.

Khai thị là chỉ ra cho chúng ta biết Đại Nguyện cốt tuỷ thứ 18: “Mười niệm được vãng sinh” trong Kinh Vô Lượng Thọ là vô cùng thù thắng. Kinh Quán Vô Lượng Thọ cũng nói về đạo lý khai thị. Khai thị là chỉ chúng ta biết buông xuống vạn duyên để nhất tâm niệm Phật và nguyện cầu Đức Phật A Di Đà hiện ra tiếp dẫn. Phút lâm chung việc giữ được chánh niệm để niệm Phật, tâm không tán loạn là rất cần thiết. Kinh dạy, tâm không tán loạn, đầy đủ Tín Nguyện, liền thấy Đức Phật A Di Đà cùng chư Bồ-tát và Thánh chúng hiện ra tiếp dẫn vãng sinh Cực Lạc. Vì vậy, người khai thị rất quan trọng.

Việc làm này của Ban Hộ Niệm là xuất phát từ tâm chân thành. Chỉ có một điều tối quan trọng là nếu đã mời Ban Hộ Niệm đến nhà thì gia đình phải tuyệt đối tin tưởng và nghe theo lời hướng dẫn của Ban Hộ Niệm thì mới mong có hiệu quả.

Khai thị là chỉ ra cho chúng ta biết Đại Nguyện cốt tuỷ thứ 18: “Mười niệm được vãng sinh” trong Kinh Vô Lượng Thọ là vô cùng thù thắng. Kinh Quán Vô Lượng Thọ cũng nói về đạo lý khai thị. Khai thị là chỉ chúng ta biết buông xuống vạn duyên để nhất tâm niệm Phật và nguyện cầu Đức Phật A Di Đà hiện ra tiếp dẫn

Khai thị là chỉ ra cho chúng ta biết Đại Nguyện cốt tuỷ thứ 18: “Mười niệm được vãng sinh” trong Kinh Vô Lượng Thọ là vô cùng thù thắng. Kinh Quán Vô Lượng Thọ cũng nói về đạo lý khai thị. Khai thị là chỉ chúng ta biết buông xuống vạn duyên để nhất tâm niệm Phật và nguyện cầu Đức Phật A Di Đà hiện ra tiếp dẫn

Bài liên quan

Thực tế cho thấy, gần đây rất nhiều ca hộ niệm, nhất là đối với những căn bệnh nan y như ung thư rất thành công. Sau khi Ban Hộ Niệm trợ giúp gia đình để làm lễ hoà giải Oan Gia Trái Chủ, thành tâm sám hối, phóng sinh, làm các công đức hồi hướng và niệm Phật. Nếu thọ mạng hết, người bệnh sẽ ra đi thanh thản nhẹ nhàng. Thọ mạng còn thì bệnh sẽ hết và khoẻ lại. Vì nếu nhất tâm niệm Phật thì trong tâm niệm Phật đã có đầy đủ vô lượng công đức không thể nghĩ bàn. Nói “Niệm Phật là tội diệt, phước sinh” cũng là nhờ như vậy! Chỉ có điều là mọi người chịu tin và thành tâm mà làm hay không.

Tuy vậy, mười niệm không phải dễ làm trong lúc cơ thể đau đớn. Các cảnh giới thiện ác đồng thời sẽ hiện về. Do đó, đòi hỏi chúng ta phải có công phu tu tập và niệm Phật từ lúc còn khoẻ. Hơn nữa, những phút cuối cuộc đời không dễ gì tìm được Thiện Tri Thức hay Ban Hộ Niệm đến khai thị. Nếu được như vậy thì gia đình này cũng đã từng gieo trồng căn lành từ nhiều đời nhiều kiếp với Tam Bảo rồi, không phải là điều ngẫu nhiên mà có được duyên lành thù thắng ấy.

Về gia đình, cũng nên hiểu rằng, tuy người thân đã tắt thở, nhưng theo Duy Thức thì các dây thần kinh vẫn hoạt động ít nhất tám giờ sau mới thật sự chết. Do vậy, không được vội vàng đụng chạm cơ thể như thay áo quần, lo hậu sự. Vì nếu là người ít định lực, không có nguyện gì (vãng sinh hay hiến xác…) thì sẽ vô cùng đau đớn nên nổi sân, có thể đọa súc sinh. Phải giữ trong nhà thật thanh tịnh, không khóc than, nói chuyện ồn ào. Lúc này, nên tập trung niệm Phật A Di Đà cho đến ít nhất 8 giờ sau mới thay đồ và lo hậu sự. Được vãng sinh về cõi Phật thì cơ thể sẽ mềm mại, hoả thiêu thường sẽ có xá lợi.

Chết chỉ là một sự thay đổi báo thân, chứ thực sự thì không có chết. Hộ niệm trước khi lâm chung sẽ khiến thân tâm yên tâm hơn, không còn phải sợ cái chết nữa.

Chết chỉ là một sự thay đổi báo thân, chứ thực sự thì không có chết. Hộ niệm trước khi lâm chung sẽ khiến thân tâm yên tâm hơn, không còn phải sợ cái chết nữa.

Nếu chỗ nào cứng thì dùng khăn tẩm nước ấm lau qua sẽ mềm trở lại. Nếu được trợ lực hộ niệm tốt thì ít khi cơ thể bị cứng mà thường trở nên mềm mại. Nếu thấy cần, kiểm tra hơi ấm cơ thể cũng biết được nơi tái sinh của người thân. Duy Thức học nói, nếu ấm nơi đỉnh đầu, sinh về cõi Phật, Thánh. Mắt là cõi Trời, ngực là người, bụng là ngạ quỷ, dưới chân trở xuống là súc sinh và nơi bàn chân là địa ngục.

Việc kiểm tra hơi ấm cũng nên nhờ người có đức hạnh, trì chay, giữ giới kỹ và chân tu thì từ lực sẽ tốt hơn. Và giữ ít nhất cho đến tuần thất 49 ngày gia đình không được sát sinh hay cúng, đãi mặn. Vì người thân, gia đình nên phát tâm ăn chay suốt 49 ngày thì công đức rất lớn cho cả kẻ còn, người khuất.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ít ăn ngủ, sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn

Phật giáo thường thức 07:08 20/12/2024

Hôm nay nhân ngày Tự tứ, tôi gợi một số ý để chúng ta hiểu giáo pháp Phật xuyên suốt từ Nguyên thủy sang Đại thừa.

Đức tin của người Phật tử

Phật giáo thường thức 17:29 19/12/2024

Một người Phật tử có đức tin - với 6 loại đức tin kể dưới đây - không những xứng đáng là người có trí, xứng đáng là một người Phật tử mà còn tin chắc, biết chắc mình đã dần dần bỏ xa những hành vi xấu ác.

Đạo Phật với sự thờ cúng

Phật giáo thường thức 16:30 19/12/2024

Thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật nếu có trí tuệ, biết thực hành một cách thành tâm và thiện chí, đúng ý nghĩa thì sẽ đem lại cho Phật tử nhiều lợi ích cao thượng.

Phật pháp tại thế gian

Phật giáo thường thức 16:21 19/12/2024

Lục Tổ nói: “Phật pháp tại thế gian.”. Sơ Tổ Trúc Lâm nói: “Ở đời vui đạo hãy tùy duyên”. Vậy Phật pháp, đạo chân thật mà chư Tổ nói có thực sự là ở trong đời, ở thế gian hay không? Hay còn ở đâu khác?

Xem thêm