Thứ, 10/10/2022, 05:43 AM

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Đồng Chơn cho Phật giáo

Suốt cuộc đời hành đạo của mình, Hòa thượng đã cống hiến rất nhiều cho Phật giáo. Biết bao thế hệ Tăng ni, Phật tử đã nhận ân giáo dưỡng của Hòa thượng. Ánh sáng trí tuệ của Hòa thượng được tiếp nối, đạo pháp được truyền lưu, tông phong được vĩnh chấn qua sự nỗ lực không ngừng của người được thừa truyền.

Hạnh nguyện

Hòa thượng Thích Đồng Chơn là bậc thạch trụ tòng lâm của Phật giáo tỉnh Bình Định qua cuộc đời hành đạo, công phu tu tập, giáo dục Tăng tài. Đây là những việc làm cần thiết trong hộ trì và xiển dương chánh Pháp. Chánh Pháp được cửu trụ là nhờ được thuyết giảng và tu tập một cách đúng đắn…cùng là Pháp lữ nuôi chí hướng trở thành “Pháp khí Đại thừa”, lấy phương châm “Duy tuệ thị nghiệp”, hành hạnh nguyện “Tiếp dẫn hậu lại báo Phật ân đức”. Hòa thượng đã tham học, tốt nghiệp từ các trường lớp Phật học, bao huynh đệ mỗi người chọn cho mình một phương cách hành đạo. Có vị vân du các nước trên thế giới, thành lập tự viện, đạo tràng tuyên dương chánh pháp, riêng Hòa thượng sau khi tham học các nơi, hoàn thiện việc học lại trở về quê hương để hành đạo. Những vùng quê, nơi còn nhiều khó khăn về mọi mặt thì rất cần ánh sáng đạo pháp. Nhờ đó đạo tràng được hình thành, nhân tài được đào tạo, đồ chúng quy tụ. Đúng như lời Đức Phật dạy trong kinh Đại Bổn, Trường bộ:

“Này các Tỳ-kheo, hãy du hành, vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc, cho chư Thiên và loài Người. Chớ có đi hai người một chỗ. Này các Tỳ-kheo, hãy thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Hãy tuyên thuyết Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh.”

Chân dung HT.Thích Đồng Chơn (1947-2020)

Chân dung HT.Thích Đồng Chơn (1947-2020)

Là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mọi người tùy vào hạnh nguyện, năng lực của mình tham gia đóng góp để ngôi nhà chung được bền vững, phát triển. Hòa thượng Thích Đồng Chơn với hạnh nguyện và năng lực của mình đã tiếp nối Tổ ấn, cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, báo Phật ân đức.

Phương diện thừa truyền

Phật giáo các nước trên thế giới vào đầu thế kỷ XX bắt đầu có những việc làm tích cực để chấn hưng Phật giáo. Đầu thập niên 30 thế kỷ XX tại Việt Nam ở ba miền, Bắc, Trung, Nam, chư Tôn đức vận động tu sĩ, cư sĩ tham gia chấn hưng Phật giáo. Có nhiều bậc cao Tăng, cư sĩ trí thức tham gia phong trào này. Một số việc làm tiêu biểu để chấn hưng Phật giáo, như: xuất bản sách, tạp chí, báo, mở trường Phật học tại các chùa. Phật giáo Bình Định đóng góp rất nhiều vào công cuộc chấn hưng, như: thành lập trường, đào tạo nhân tài, tham gia xuất bản báo chí, v.v…

Hòa thượng Thích Đồng Chơn tham học và tốt nghiệp chương trình Trung Đẳng Chuyên khoa Phật học của Phật học đường Phước Huệ, Tổ đình Thập Tháp, Bình Định. Vào năm 1920, tại chốn Tổ này Quốc sư Phước Huệ đã từng mở lớp Phật học trong phong trào chấn hưng Phật giáo. Nơi đây đã đào tạo ra bao bậc Thiền lâm thạch trụ. Tuy là thế hệ sau này so với phong trào chấn hưng nhưng qua cống hiến cho đạo pháp có thể nói HT. Thích Đồng Chơn người thừa truyền tư tưởng chấn hưng. Truyền thống học thuật của tỉnh nhà tiếp nối qua việc tiếp tục mở các trường ở các trú xứ theo nhiều hình thức, gia giáo hay chính quy tập trung.

Hòa thượng thừa truyền kiến thức, đạo hạnh từ các bậc tôn túc và đã giữ gìn và phát huy. Phàm một phong trào để duy trì và phát triển thì cần có thế hệ kế thừa đủ tài, đức. Có những phong trào chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian rồi suy tàn vì thiếu người kế tục. Vị khởi xướng viên tịch thế hệ kế tiếp không đủ khả năng hay nhiệt tâm không thể giữ gìn phát huy công cuộc của tiền nhân. HT. Thích Đồng Chơn có được đức tính kiên trì hành đạo cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào. Từ rất sớm, sau 1975, trước khi hệ thống trường Phật học được hình thành và phát triển, Hòa thượng kiên trì mở các lớp gia giáo, dạy dỗ từng vị đệ tử, học trò với những bộ Kinh, Luật, Luận từ cơ bản đến nâng cao. Học trò trong tỉnh và ngoài tỉnh quy về thọ giáo. Nếu không có những vị phát tâm như vậy sự giáo dục sẽ bị gián đoạn, có khoảng cách giữa các thế hệ.

Góc độ Giáo dục

Phật giáo Bình Định, đặc biệt từng đã đào tạo nhiều bậc danh Tăng cho Phật giáo Việt Nam, như quý ngài: HT. Thích Mật Khế, HT. Thích Mật Hiển, HT. Thích Đôn Hậu, HT. Thích Mật Nguyện, HT. Thích Trí Thủ, HT. Thích Phúc Hộ, HT. Thích Giác Tánh, v.v…truyền thống học thuật được tiếp nối. Chính nhờ sự tinh chuyên nghiên cứu, học hỏi khi còn ngồi ghế nhà trường Hòa thượng đã định hướng cho sự nghiệp hành đạo trong tương lai. Sau khi rời ghế nhà trường Hòa thượng còn được các Hòa thượng, như: HT. Thích Bình Chánh, Hòa thượng Thích Tâm Hoàn truyền trao thêm kiến thức. Nhờ đó mà kiến thức Phật học của Hòa thượng được uyên thâm.

Rất nhiều học trò và đệ tử của Hòa thượng đang hành đạo khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt là các vị học trò, đệ tử này được đào tạo từ các lớp gia giáo tại chùa Bình An, nơi Hòa thượng trụ trì. Chính những học trò đệ tử này tiếp nối đem chân lý truyền giảng khắp nơi, trong nước và ngoài nước. Các vị còn tham gia tích cực vào nhiều ban, Viện Trung cho đến địa phương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Những vị có cơ hội xuất dương hành đạo thì kiến lập đạo tràng, tự viện, tiếp Tăng độ chúng.

Hoằng pháp và Từ thiện

Các đạo tràng niệm Phật tại tỉnh Bình Định chịu ân Hòa thượng rất nhiều. Trước đây các đạo tràng này hình thành tại nhiều nơi khác nhau trong tỉnh, thiếu người hướng dẫn, không có địa điểm thích hợp để sinh hoạt tu tập. Các vị trưởng đạo tràng đã về thưa Hòa thượng để được nương vào chùa Bình An sinh hoạt tu tập theo định kỳ hằng tháng. Hòa thượng đã nhận lời và trong các buổi sinh hoạt Hòa thượng, tuy bận nhiều công việc Phật sự, vẫn dành thời gian, hướng dẫn đạo tràng tu tập, thuyết giảng nghĩa lý Phật pháp. Ngày nay tại chùa Bình An, nơi ghi dấu cuộc đời hoằng pháp một thời của Hòa thượng, hằng tháng đều có 2 kỳ tu an lạc với hàng trăm Phật tử về tham dự. Ngoài ra Hòa thượng còn quang lâm thuyết giảng tại các chùa trong tỉnh, để cho quần chúng Phật tử có cơ hội tu học được lợi lạc.

Người tu học Phật không chỉ hướng đến lợi ích cho riêng mình mà còn giúp cho người khác có được lợi ích. Phật giáo không ngoài mục đích đem lại an lạc cho số đông và nhiều người. Hòa thương bận nhiều Phật sự nhưng vẫn tích cực hướng dẫn chư Tăng và Phật tử tham gia công tác từ thiện, thể hiện tinh thần từ bi của đạo Phật. Được sự hướng dẫn của Hòa thượng các Phật tử chùa Bình An, hằng tháng 2 kỳ,  tổ chức nấu, phát cơm gần ngàn suất tại các bệnh viện, viện dưỡng lão. Đặc biệt trong các kỳ lễ lớn của Phật giáo, hằng năm Hòa thượng hướng dẫn chư Tăng và Phật tử phát nhiều suất quà đến những người có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm đúng với hạnh nguyện lợi tha của Bồ Tát Đại thừa.

Phật sự Viên thành

Hòa thượng Thích Đồng Chơn đã hoàn thành hạnh nguyện độ sanh, đã vào cõi Niết-bàn vô tung bất diệt nhưng công hạnh đạo nghiệp, những đóng góp của Hòa thượng Phật giáo Việt Nam ghi nhận, hậu thế nhớ mãi hạnh nguyện này, đặc biệt là về giáo dục, đào tạo nhân tài, xiển dương chánh pháp. Hòa thượng là hạng Tỳ-kheo thứ tư theo kinh Tăng Nhất A-hàm, có đủ oai nghi tế hạnh, đầy đủ tư cách đạo đức, có học rộng hiểu nhiều, thường xuyên đọc tụng kinh điển, và nỗ lực thuyết pháp độ sinh làm lợi lạc cho mình cho người, cho chúng sinh và thế gian.

Kinh Tăng Nhất A-hàm, phẩm Tứ đế, kinh số 10, Đức Phật dạy có 4 hạng Tỳ-Kheo:

“Thế gian có bốn loại người cũng như mây. Thế nào là bốn loại người? Hoặc có Tỳ-kheo sấm mà không mưa. Hoặc có Tỳ-kheo mưa mà không sấm. Hoặc có Tỳ-kheo không mưa cũng không sấm. Hoặc có Tỳ-kheo vừa mưa vừa sấm.”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

HT.Thích Chơn Kim - đời khí phách, tu nghiêm mật

Tăng sĩ 09:47 19/12/2024

HT.Thích Chơn Kim thế danh Nguyễn Phúc Liên Phú, Pháp danh Tâm Phú, đời thứ 43 dòng Lâm Tế, xuất thân từ dòng họ Nguyễn ở Gia miêu ngoại trang tỉnh Thanh Hóa. Tiên tổ là ngài Nguyễn Kim bậc đại thần đã tận trung phục hưng lại nhà Hậu Lê là Lê Trung Hưng; tiếp theo là chúa Nguyễn Hoàng cùng 8 đời chúa kế sau đã trấn giữ và mở mang bờ cõi đến tận phương Nam.

Lễ giỗ Tổ sư Minh Hải Pháp Bảo tại tổ đình Chúc Thánh

Tăng sĩ 13:45 07/12/2024

Chư tôn đức Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh sáng 6/12 đã cử hành khóa lễ cung tiến Giác linh Tổ sư Minh Hải Pháp Bảo và lịch đại Tổ sư, tại tổ đình Chúc Thánh (P.Tân An, TP.Hội An, Quảng Nam).

Thà chết chứ nhất định không phá giới

Tăng sĩ 19:30 27/11/2024

“Nếu chết thì xin được chết, chứ không thể phá bỏ giới luật”.

Vài nét về tiểu sử Hòa thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Tăng sĩ 11:21 27/11/2024

Hòa thượng Giới Đức có thế danh Nguyễn Duy Kha, sinh ngày 19 tháng 7 năm 1944 tại Dạ Lê thượng, huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế. Thân sinh Hòa thượng Giới Đức là cụ ông Nguyễn Duy Hoan và mẹ là cụ bà Nguyễn Thị Sừng.

Xem thêm