Những kiến thức cần biết về xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Xá lợi là di cốt và những viên ngọc báu giống như trân châu phát sinh từ nhục thân của Đức Thích Ca Mâu Ni – bậc Giáo chủ cõi Ta Bà, Tổ sư của Phật giáo.
Sau khi chiêm ngưỡng Thánh vật xá lợi của Đức Phật, quý vị nên nhất tâm niệm danh hiệu: “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.”
Xá lợi là di cốt và những viên ngọc báu giống như trân châu phát sinh từ nhục thân của Đức Thích Ca Mâu Ni – bậc Giáo chủ cõi Ta Bà, Tổ sư của Phật giáo. Sau khi Đức Phật viên tịch cách đây hơn 2.500 năm, trong lễ trà tỳ, các đệ tử đã thu nhặt được nhiều xá lợi quý báu: Xá lợi đỉnh đầu, xương, máu, răng, ngón tay và khoảng 84.000 viên xá lợi đủ sắc màu. Những xá lợi này được tôn kính như Thánh vật, được gìn giữ và cúng dường khắp nơi trên thế giới.


Xá lợi không chỉ là biểu tượng của nhục thân Đức Phật, mà còn là kết tinh của công đức tu hành sâu dày – Giới, Định, Tuệ – cùng với đại nguyện lực của bậc Thánh. Khi Đức Phật nhập diệt, xá lợi để lại được ghi nhận là 1 thạch 6 đấu (tương đương khoảng 160 lít). Lúc ấy, tám quốc vương của tám nước đã cùng đến xin chia phần xá lợi, mang về dựng bảo tháp để dân chúng lễ bái, chiêm ngưỡng và gieo duyên lành với Tam Bảo.


Không chỉ Đức Phật, nhiều bậc cao tăng và Phật tử tại gia sau khi viên tịch cũng để lại xá lợi, như: Lục Tổ Huệ Năng, Đại sư Hoằng Nhất, Ấn Quang, Thái Hư, Chương Gia… Những vị này đều là bậc Thánh Tăng có công hạnh tu tập thâm sâu, xứng đáng là tấm gương cho hậu thế noi theo.
Danh xưng “Xá lợi” – tiếng Phạn là Śarīra, còn dịch là “Đà Đô”, “Thiết Lập La”, “Thiết Lợi La”. Người Trung Hoa dịch là Linh cốt, Thân cốt, hoặc Di cốt. Hình tướng Xá Lợi thiên biến vạn hóa: có hình tròn, bầu dục, hoa sen, hình Phật, hình Bồ Tát… với màu sắc đa dạng như trắng, vàng, xanh, đỏ, đen. Có loại trong suốt, có loại tỏa sáng rực rỡ, giống như pha lê, mã não, hoặc kim cương.
Dù cho khoa học hiện đại chưa thể giải thích hoàn toàn về nguồn gốc của xá lợi, nhưng trong giáo lý nhà Phật, xá lợi chính là thành quả tối thắng của người tu hành chân chánh, là sự kết tinh từ công đức và trí tuệ qua nhiều năm chuyên tâm hành trì Giới – Định – Tuệ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Làm thế nào để có quan hệ xã hội tốt?
Phật giáo thường thức
Hỏi: Thưa Hòa thượng, phải làm thế nào mới có quan hệ xã hội tốt?

Tâm luôn chánh niệm tỉnh giác thì tái sinh về cõi nào?
Phật giáo thường thức
Hỏi: Thưa Thầy, nếu trước khi chết tâm vẫn giữ được chánh niệm tỉnh giác thì kiếp sau tái sinh cõi nào?

Thấy người khác giới, nếu khởi tâm dục làm sao đoạn trừ?
Phật giáo thường thức
Nếu chúng ta nhìn thấy người khác giới, việc khởi tâm dục là điều thuộc về bản chất con người. Tuy nhiên, dù nó là điều tự nhiên của con người, thì nó vẫn là một mối lo lắng bất thiện.

“Thiền Tịnh song tu” có được không?
Phật giáo thường thức
Tất cả pháp của Phật dạy tuy có chia ra nhiều môn, nhiều phái song các phái đều y cứ theo những gì Phật dạy mà tu hành. Tuy phương tiện có khác nhưng cứu kính đều gặp nhau.
Xem thêm