Những lời để lại của Đức Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN
Đã có sinh thời có diệt, mọi duyên hành chuyển đều thuộc vô thường, sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt là vui. Nay tôi tuổi đời vừa tròn chín chục, tâm trí vẫn minh mẫn, nhưng theo thời gian thấy mỗi sát-na, mỗi sát-na, cái già cứ đi qua nhanh, nên tôi tạm có vài lời để lại.
Trước tiên là ơn Đảng và Chính phủ ban hành chính sách “Tự do tín ngưỡng”, tạo nhiều phương tiện giúp tôi tiến tu Đạo nghiệp, và ơn các bác sĩ, y tá, hộ lý, các lương y đã tận tình chăm sóc tôi những khi thân tứ đại bất hòa; ơn Đại hội chư Hòa thượng, Tăng, Ni toàn quốc ngày 7 tháng 11 năm 1981 đã suy tôn tôi làm Pháp chủ Giáo hội Tăng-già cả nước; ơn chư Tăng Ni, thiện tín Bắc, Trung, Nam đã có nhiều nghĩ đến tôi, đã có rất nhiều nghĩ đến tôi. Vậy xin quý ngài nhớ những lời tôi đã dặn mà giữ gìn thân ngữ ý cho thanh tịnh, lấy giới luật của Phật làm thầy, luôn luôn giữ lục hòa, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra, ủng hộ lập trường hòa bình thế giới, thân thiện đoàn kết với các tôn giáo bạn, quyết tâm tu học vượt mọi khó khăn, duy trì Phật pháp, hướng lên Tam bảo, nêu gương chính tín, bài trừ mê tín, không đồng bóng, đốt vàng mã, không xóc thẻ xin âm dương… là những thứ của đạo khác xen lẫn vào đạo Phật.
Chú ý: Khi mà tôi sắp xả báo thân này, dù sao sở kiến cũng thấy rõ phần nào, nhưng muốn được có thêm trợ duyên để chư căn duyệt dự, thể tính khinh an, vậy xin chớ hỏi han, ép thụ quế sâm, ép dùng cơm cháo; xin chớ phiền các thầy thuốc cầm tay án mạch, dùng cách nghe tim, di chuyển nơi này nơi khác mà làm tôi mất cảnh “lâm chung chính niệm, tịch diệt vi lạc”.
Đạo từ của Đức Pháp chủ: “Nếu đạo phong mà khiếm khuyết thì làm tổn thương cho giáo hội”
Sau khi tôi xả báo thân này về nơi an dưỡng, tang lễ cần đơn giản tiết kiệm, tuyệt đối không nhận tiền bạc của chư Tăng Ni, các tuần tiết và ngày giỗ hàng năm cũng vậy. Có lòng nghĩ đến tôi, chỉ nên tụng kinh niệm Phật, cầu cho quốc thái, dân an, hồi hướng các tiên Tổ và tứ ân, lục đạo tin sâu, hành đúng, nguyện thiết cầu vãng sinh Cực lạc thời sẽ được cùng tôi và các Thượng thiện nhân cùng ở một nơi.
Pháp môn tu trì có hàng 8 vạn 4 nghìn, như pháp môn “Phản văn văn tự tính” (nghe cái tính nghe của mình) v.v… Pháp môn nào cũng chỉ là tịnh trừ hiện nghiệp lưu thức mới xong. Riêng pháp môn “Tịnh độ” cũng là pháp môn Thượng thượng thừa tin thực sâu, hành thực đúng, nguyện thực thiết, cầu vãng sinh Cực lạc rất là tiệp kính, cũng là pháp môn viên dung đủ: Ngũ đình tâm, Tứ niệm xứ, Thất giác chi, Bát chính đạo, Vô ngã vị tha… Nếu không tu theo pháp môn này thời phải tu theo “Hàng-Bá” lần lượt như sau:
10 ngôi Thập tín,
10 ngôi Thập trụ,
10 ngôi Thập hành,
10 ngôi Thập hồi hướng,
10 ngôi Thập địa cho chí Đẳng giác, mới thành Diệu giác.
Nói chung, tất cả đều là phương tiện, cũng như: “Do chỉ kiến nguyệt” để minh tâm kiến tính.
Phần an táng, nên ở vườn chùa Quảng Bá, khi tiễn đưa, xin miễn có những vòng hoa. Vì rằng: nào vun trồng, nào tưới bón, nào ngắt hái, nào vận chuyển, nào uốn kết thành vòng trang sức tinh nghiêm, chưa kể vai mang tay xách, biết bao nhiêu là công sức, rồi chỉ sớm chiều, mưa thì hủ nát, nắng thì héo khô, lại làm phiền cho người thu dọn xúc đi. Tôi tu hành chưa được là bao; muốn kiệm đức, xin vô cùng cảm tạ những tấm lòng quý mến thương tiếc tôi khi tiễn biệt.
Theo cổ truyền, mai sau muốn xây tháp, thì xây ở vườn tháp chùa Hồng Phúc (Hòe Nhai) là nơi tôi hiện trụ trì.
Viết tại chùa Hồng Phúc (Hòe Nhai) Hà Nội
PL.2531, ngày Canh Thìn 15-2-Đinh Mão (1987)
Sa-môn Thích Đức Nhuận
Đức Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1897-1993) là bậc cao tăng gắn liền với sự ra đời của GHPGVN. Ngài có pháp danh là Đức Huy, pháp hiệu Thanh Thiệu, thế danh Phạm Đức Hạp, sinh năm Đinh Dậu (1897) tại Nam Định.
Ngài xuất gia năm 15 tuổi với Tổ Thích Thanh Nghĩa, dòng thiền Tào Động (chùa Đồng Đắc, Ninh Bình); 20 tuổi thọ giới Cụ túc. Sau đó là thời gian tu học nghiêm mật, tinh tấn giảng dạy Phật pháp, được thỉnh vào ngôi Giám luật cho Tăng Ni, dấn thân phụng sự trong tinh thần Bồ-tát đạo với nhiều vai trò quan trọng tại Hà Nội và các tỉnh ở miền Bắc. Năng lượng đạo phong của ngài luôn ảnh hưởng sâu sắc đến những ai có cơ duyên tiếp xúc, từ Tăng, Ni, trí thức cho đến Phật tử, ngài luôn bày tỏ đạo tình và khiêm cung.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?
Kiến thức 11:44 25/11/2024Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.
Thế nào gọi là pháp sư?
Kiến thức 09:37 25/11/2024Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Xem thêm