Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 23/10/2023, 09:21 AM

Những lợi ích thiết thực khi học qua lịch sử Đức Phật

Cõi Ta-bà chúng ta đang sống là một cõi đầy mê mờ và dục vọng. Nơi đây là sông mê, biển khổ đang làm chúng ta chìm đắm, lặn hụp mãi trong sự sanh tử luân hồi vô tận, khó tìm được bến bờ yên ổn và hạnh phúc.

Nhưng may thay, có một đấng Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi, thương xót chúng sanh vô cùng, vô hạn nên đã xuất hiện xuống cõi Ta-bà để tìm đường cứu vớt chúng sanh. Ngài hiện thân là một người bình thường, cũng ra đời bằng xương bằng thịt như chúng ta, và cũng lớn lên trong sự chăm sóc của gia đình, nhưng ở Ngài có một nội lực phi thường và lực ấy đã trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn là một vầng hào quang khổng lồ chiếu ra, bao trùm cõi Ta-bà, là một tấm gương sáng chói cho chúng sanh noi theo học tập. Ngài chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị cha lành của muôn loại.

Hôm nay, chúng ta cùng ôn lại những trang sử về cuộc đời Ngài để tìm ra lợi ích thiết thực, làm hành trang trên bước đường tu học.

cuoc-doi-duc-phat

Đối với những người con Phật, ai cũng biết rõ lịch sử cuộc đời Ngài. Đức Phật của chúng ta xuất thân là một thái tử, từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành, Ngài được sống trong gấm vóc, nhung lụa êm ấm, lầu son, gác tía rộng mênh mông. Lại có những toà lâu đài nguy nga tráng lệ thích hợp với mỗi mùa thời tiết thay đổi dành riêng cho Ngài, cung phi, mỹ nữ, kẻ hầu, người hạ luôn ở bên cạnh. Thế nhưng một khi đã giác ngộ lẽ vô thường của cuộc đời qua bốn lần đi dạo các cửa thành, nhìn thấy cảnh sanh, già, bệnh chết hiện ra trước mắt, lòng từ bi sâu thẳm trong Ngài và ngọn lửa vị tha trỗi dậy sáng bừng, Ngài quyết định từ biệt cung vàng, điện ngọc, vợ đẹp con thơ, gác lại tình riêng, cất bước ra đi lo cho tình chung là tìm đường giải thoát để cứu khổ chúng sanh.

Chúng ta bây giờ, nếu có ai giàu sang đi chăng nữa, cũng không thể so sánh với Ngài được và thử hỏi có ai dám vứt bỏ ngôi báu, cung vàng điện ngọc, để vì tất cả chúng sanh như Ngài không? Chắc chắn là không…. Qua đó, chúng ta thấy mình chỉ là hạng con dân, nếu so sánh với một vị thái tử như Đức Phật thì chúng ta có gì đáng giá? Vậy sao chúng ta không dõng mãnh vứt bỏ để đi tìm đạo, giải thoát khỏi cảnh đời ái dục này.

Lại nói đến Đức Phật khi rời vương thành Ca-tỳ-la-vệ, Ngài đã tìm đạo trong 5 năm và tu khổ hạnh 6 năm ròng rã, vượt qua biết bao sự cản trở của ngoại ma và nội ma. Sau cùng, Ngài đến ngồi thiền dưới cội Bồ-đề và phát lời nguyện phi thường: “Dù cho thịt nát xương tan, nếu không thành đạo ta chẳng đứng dậy”. Với chí nguyện kiên cường, Ngài đã thành tựu đạo quả. Sau khi thành đạo Ngài đã đi khắp nơi giáo hoá chúng sanh. Trên bước đường hành đạo, Ngài không sao tránh khỏi sự ganh ghét của ngoại đạo, nhưng nhờ trí tuệ và lòng từ bi, tâm Ngài luôn trong định và tuỳ duyên hoá độ họ.

Một lần, có một vị Bà-la-môn thấy đệ tử của mình theo Đức Phật nên sanh lòng ganh ghét và luôn theo bên Phật chửi bới, nhưng Đức Phật cứ đi và im lặng, tức giận quá ông ta hét lên: Cồ Đàm! Ông có bị điếc không?

Đức Phật trả lời: Tôi không điếc.

Ông ta lại hỏi: Không điếc sao không nghe tôi chửi?

Đức Phật thong thả trả lời: Này ông! Giả sử nhà ông có mở tiệc, ông mời họ hàng tới dự, khi họ ra về, ông đem quà ra tặng, họ không nhận, vậy quà ấy thuộc về ai?

Vị Bà-la-môn trả lời: Thì của tôi chứ của ai.

Đức Phật nhẹ nhàng nói: Cũng vậy, nếu ông chửi mà tôi không nghe thì ông tự nghe vậy.

Qua đó, chúng ta thấy, cần phải học ở Ngài một đức tánh bình thản, vị tha đối với kẻ nghịch. Hay như chuyện bị nàng Chiên-gìa vu oan, Đề-bà-đạt-đa ám hại…, Ngài vẫn cho rằng: “Do nhờ thiện tri thức Đề-bà-đạt-đa, làm cho ta đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật, Tứ vô lượng tâm - từ, bi, hỷ, xả, 32 tướng tốt, thành bậc Chánh đẳng, Chánh giác, rộng độ chúng sanh”.

Qua tấm gương về cuộc đời Ngài cho ta thấy, Ngài là một vị Phật mà còn bị ganh ghét, thoá mạ huống chi ta là hạng phàm phu sống trong cảnh tầm thường của cõi dục vọng thì làm sao tránh khỏi. Thế nhưng, chúng ta hãy học theo gương hạnh của Ngài, và nghĩ rằng: “Không có một vị vĩ nhân nào trên đời mà tránh được sự ganh ghét của thế nhân, nhờ có sự ganh ghét của thế nhân, bậc đó mới trở thành bậc vĩ nhân”. Phải nếm tất cả mùi vị cay đắng của cuộc đời, bất cứ tốt xấu, thiện ác… nhờ thế, kinh nghiệm đem lại cho ta sự khôn ngoan.

Chúng ta đã là đệ tử của Đức Phật, phải tập hạnh biết cảm kích và vô cùng biết ơn những nghịch cảnh trái ngang, đắng cay đến với mình, vì đó chính là cơ hội để ta thử sức nhẫn nhục, kham nhẫn, chịu đựng.

Chúng ta hãy học nơi Đức Phật ý chí dõng mãnh, kiên cường, vượt qua mọi chướng ngại khó khăn, không nao núng trước nghịch cảnh làm cản bước đường tu của chúng ta. Và điều quan trọng là phải diệt trừ bản ngã cái “Ta” phàm phu để tiến bước nhanh trên con đường giác ngộ giải thoát.

Ta biết rằng ta chẳng phải ta,

Chẳng ta nên chẳng trách chi người.

Vô biên vũ trụ không ngằn mé,

Vạn loại đồng chung một phẩm thôi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm