Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 06/10/2023, 09:26 AM

Niệm ân Đức Phật

Người có duyên với pháp môn niệm Phật, trì kinh hay toạ thiền thì tự mình phát huy và tinh tấn. Không nên chê bai hoặc thành kiến với những người đang thực hành pháp môn tu khác, điều quan trọng là tự kiểm lỗi mình, tự soi sáng lại mình, tự nỗ lực tu cho chính mình.

Audio

Thực hành theo lời Phật dạy 

Khi tu sĩ khoác lên mình chiếc y vàng giải thoát, được tịnh thiền trong trạng thái không sầu lo, được thoát khỏi sợi dây buộc ràng của ái tình, thanh tịnh không vướng bụi hồng trần, được vào hàng ngũ Tăng đoàn, mang họ Thích của Đức Phật, an nhiên giữa bao muộn phiền là đều nhờ ân Đức Phật. Hàng cư sĩ thực tập giáo pháp của Đức Phật có cuộc sống bình yên, trí tuệ sáng suốt không bị mê hoặc vào điều mê tín dị đoan, thuận duyên trên đường đời, là nhờ ân Đức Phật. Bởi Ngài đã dạy rất rõ cho đệ tử xuất gia lẫn tại gia làm thế nào để cuộc sống an vui. Những vị Phật tử thuần thành, ít nhiều gì cũng đạt được những gì Đức Phật đã dạy trong kinh nếu có thực hành. Những vị tu sĩ chân chánh cũng hanh thông và được an lạc nếu từng thực hành rốt ráo.

Bài liên quan

Tu hành là phải thực hành. Đức Phật đã trải qua suốt 49 ngày thiền định dưới gốc cây Bồ đề, Ngài đoạn trừ tất cả dục vọng, tam độc tham – sân – si, danh quyền sắc tài, tâm Ngài thanh tịnh, kiên định và đắc quả vị Phật. Để trở thành vị Phật trong tương lai, hành giả phải học hạnh Phật, học làm Phật, hành theo Phật và tâm như tâm Phật, trì kinh để nhớ những gì Đức Phật dạy mà hành theo. 

Trì kinh giúp chúng ta ngừng làm ác, ngưng khởi dục vọng. Để chế ngự được tâm, ngoài thời khoá trì kinh, chúng ta nên thực tập thiền định. Chiêm ngưỡng dung nhan Đức Phật và lễ Phật giúp tâm trí bình an, định tĩnh. Khi giữ được tâm chánh niệm thuần thục, Đức Phật luôn ở trong tâm thì tâm sẽ ngừng khởi điều không thiện lành. Lễ Phật và trì kinh giúp chúng ta quay về ngõ thiện, chân chánh để phước tăng nghiệp vơi, sống bình an, vui vẻ. Đức Phật không hứa sẽ giúp ai thành Phật, nhưng Ngài có dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Con đường thành Phật, Đức Phật đã chỉ ra. Con đường đưa đến an lạc, giải thoát Ngài cũng đã hướng dẫn. 

Con đường diệt khổ Đức Như Lai cũng đã chỉ bảo. Đắc quả hay không đều do tự thân mỗi hành giả quyết định lấy. Bởi Đức Phật cũng không hứa khả sẽ thanh tịnh tâm dùm ai, không đoạn ái dục thay thế cho ai và cũng không hứa sẽ ban phước hoặc trừng phạt, giáng họa, hành hạ hay đày đoạ ai cả. Đức Phật chỉ dạy thực tế theo nỗ lực của tự thân, theo luật nhân quả, ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng, phải tự thân nỗ lực tinh tấn, biết làm lành lánh dữ, tích đức tu nhân. Đức Phật đã chỉ ra con đường giải thoát, sống vui, con đường đó là thiền định, nỗ lực tu hành. Phước tự mình tu mà có, thanh tịnh tự mình đoạn dục mà được. Cũng giống như tự mình lễ Phật chứ không thể nhờ người khác lễ Phật mà ta được công đức, hay người khác ăn mà ta được no bao giờ.

Trì kinh giúp chúng ta ngừng làm ác, ngưng khởi dục vọng. Để chế ngự được tâm, ngoài thời khoá trì kinh, chúng ta nên thực tập thiền định. Chiêm ngưỡng dung nhan Đức Phật và lễ Phật giúp tâm trí bình an, định tĩnh. Khi giữ được tâm chánh niệm thuần thục, Đức Phật luôn ở trong tâm thì tâm sẽ ngừng khởi điều không thiện lành. (Ảnh: nationaltoday.com)

Trì kinh giúp chúng ta ngừng làm ác, ngưng khởi dục vọng. Để chế ngự được tâm, ngoài thời khoá trì kinh, chúng ta nên thực tập thiền định. Chiêm ngưỡng dung nhan Đức Phật và lễ Phật giúp tâm trí bình an, định tĩnh. Khi giữ được tâm chánh niệm thuần thục, Đức Phật luôn ở trong tâm thì tâm sẽ ngừng khởi điều không thiện lành. (Ảnh: nationaltoday.com)

Lễ Phật, niệm Phật chuyển hoá tâm

Lễ Phật là một pháp môn dễ tu, lễ Phật để dẹp bỏ cái tôi, quy phục cúi mình dưới bậc tôn kính để tâm cống cao ngã mạn không còn, tự thấy mình còn tầm thường để mà tinh tấn, cố gắng sửa đổi. Lễ Phật để tìm sự bình an, thêm công đức lành, được an lạc nếu hành giả có thực hành những gì Phật dạy, Ngài thường sách tấn các đệ tử tự thân tinh tấn lo tu, không nương tựa vào ai vì chẳng ai giúp được ai đắc quả.

Chúng ta không đủ phước báu sinh ra thời Đức Phật còn tại thế, nhưng kinh điển còn lưu lại đầy đủ những gì Đức Phật đã nói. Hãy thực hành để chứng nghiệm nếu còn nghi ngờ Đức Thế Tôn và hãy thực hành nếu đã đủ trí tuệ tin tưởng Đức Thế Tôn tuyệt đối. Đối với người mới sơ cơ học đạo, việc lễ Phật sám hối là một pháp môn tu được áp dụng trong đời sống tu tập hằng ngày. Chuyển hoá tâm phàm tục của mình càng gần với tâm từ bi, thanh tịnh của Đức Phật bao nhiêu thì sự an lạc được nhiều bấy nhiêu. Từ đó giác ngộ và tuệ khai trí sáng ngay trong tích tắc, con đường tu tập thuận duyên, an lành. Ân Đức Phật rộng lớn và thiêng liêng muôn trùng. Nếu không có Đức Phật tìm ra con đường giải thoát, có lẽ giờ đây nhiều người không được sống trong bình yên, thanh bần mà có thể là đầu bù tóc rối, khổ đau, lầm đường lạc lối theo cuộc sống phàm tục. Thế mới thấy nhờ ân của Đức Phật mà ta biết ngược dòng đời tìm thấy hạnh phúc ngay giữa muộn phiền.

Bài liên quan

Niệm Phật cũng là một pháp môn tu phù hợp căn cơ mọi người. Dù không biết chữ hay mắt kém cũng có thể tu dễ dàng vì không cần phải nhìn sách. Chỉ cần chí thành niệm danh hiệu Phật. Thuở xưa, khi Phật còn tại thế, Ngài thường chỉ dạy chúng Tăng nên thường xuyên quán các pháp là vô thường để không vướng mắc và khổ đau khi được mất trong phút chốc, quán thân này là bất tịnh, tiểu dãi, mũi đờm, bên ngoài là một lớp da mịn màng, bên trong là một khối nhơ nhớp, máu mủ tanh hôi để tránh tham đắm sắc mà gây ra điều tội lỗi. Biết hỷ xả và buông bỏ để tâm mình không vương nặng những ưu sầu, nghiệp chướng trả vay vay trả. Khi học Phật, hành giả phải thật sự hành theo Phật, sống như Phật, tu theo Phật thì mới tiến bước trên con đường giải thoát. Còn giữ tâm phàm phu, sống đời u mê, chìm sâu trong dục vọng mà mong thành chánh quả thì không thể được.

Thời nay, chúng sanh ở nhiều dạng và tầng lớp khác nhau, sự hiểu biết và khả năng nhận thức khác nhau, nghiệp xấu và phước báu cũng khác nhau nên cần nhiều phương tiện để hoá độ cho hợp căn cơ trình độ.

Người có duyên với pháp môn niệm Phật, trì kinh hay toạ thiền thì tự mình phát huy và tinh tấn. Không nên chê bai hoặc thành kiến với những người đang thực hành pháp môn tu khác, điều quan trọng là tự kiểm lỗi mình, tự soi sáng lại mình, tự nỗ lực tu cho chính mình. Khi đủ phước báu tự ắt ngộ ra ta đang ở bậc nào, sẽ tự biết tinh tấn.

Người có duyên với pháp môn niệm Phật, trì kinh hay toạ thiền thì tự mình phát huy và tinh tấn. Không nên chê bai hoặc thành kiến với những người đang thực hành pháp môn tu khác, điều quan trọng là tự kiểm lỗi mình, tự soi sáng lại mình, tự nỗ lực tu cho chính mình. Khi đủ phước báu tự ắt ngộ ra ta đang ở bậc nào, sẽ tự biết tinh tấn.

Người có duyên với pháp môn niệm Phật, trì kinh hay toạ thiền thì tự mình phát huy và tinh tấn. Không nên chê bai hoặc thành kiến với những người đang thực hành pháp môn tu khác, điều quan trọng là tự kiểm lỗi mình, tự soi sáng lại mình, tự nỗ lực tu cho chính mình. Khi đủ phước báu tự ắt ngộ ra ta đang ở bậc nào, sẽ tự biết tinh tấn.Niệm Phật giúp ta chánh niệm, ngăn ngừa tất cả tội lỗi nghiệp phàm, giúp ta ươm mầm giải thoát. Mỗi khi rơi vào bế tắc, con người ta thường thích được ngồi yên bên Đức Phật, cầu nguyện hoặc không cầu nguyện, bộc bạch hoặc giữ kín nỗi niềm, lạy Phật hoặc chỉ chiêm ngưỡng dung nhan Ngài. Đó cũng là duyên lành của một pháp môn tu, ngồi bên Phật sẽ ngừng khởi dục vọng, ngưng khởi tâm tà, ngưng làm việc ác, ngừng tạo tội và tất nhiên là giây phút đó không phạm lỗi lầm. Khi ấy lòng được bình yên, tâm được thanh tịnh, nhẹ nhàng không bon chen mà tâm ở trạng thái tĩnh, quay về với con người thật của mình khi bên trong đang được soi sáng.

Cũng có khi con người ta đang rất bình yên, vì sở thích hoặc vì hạnh nguyện mà luôn muốn được ngồi yên bên Đức Phật, đơn giản chỉ là để ngắm dung nhan Ngài hay để hít thở nhẹ nhàng trong chánh niệm, để cảm nhận lòng từ bi và ánh sáng thiêng liêng của Đức Phật, dù chỉ là ngồi yên bên Phật cũng là đang tu. Ân đức của Đức Phật thật vô vàn. Ngồi bên Phật được thì ngồi thiền sẽ được. Đừng nghĩ ngồi thiền là dành cho bậc tu hành, cư sĩ hay bất cứ ai cũng đều có thể ngồi thiền, nếu không quen thiền thì có thể tập ngồi yên, yên cả thân lẫn tâm để thư giãn nếu không muốn gọi là tu tập. Hãy thư giãn mỗi ngày 30 phút trước khi ngủ và sau khi thức dậy nếu vì cuộc sống phải bận rộn làm việc cả ngày, sẽ thấy tâm trí đạt được điều xứng đáng.

Người có duyên lành với Đức Phật, sẽ dễ tiếp thu và hiểu được những gì Ngài dạy, người đủ duyên lành, có phước báu sẽ gặp được chánh pháp của Phật và tin tưởng vào chánh pháp một cách rốt ráo, không mảy mảy nghi ngờ. Ngày nay, ngoài kia biết bao cạm bẫy dục vọng, nếu không biết tìm về ngõ thiện, tránh xa đường ác và giữ cuộc sống thăng bằng thì đời sẽ lầm than biết bao, chỉ có khổ đau, phiền não. May mắn cho những ai đã trở thành người con Phật, được vào ngôi nhà của Đức Như Lai, sống một cuộc sống tỉnh thức an lành, an nhiên và tĩnh tại.

Như vậy, nhờ ân Đức Phật, ta biết đâu là bến bờ giải thoát, đâu là lối về để sống đời tỉnh thức. Giữa lằn ranh thiện và ác, tà và chánh, đau khổ và an vui, tỉnh thức và u mê, tịnh thanh và ô uế, phàm phu và Phật, ta sáng suốt mà chọn cho mình một nẻo bình an.

Nguồn: Tạp chí Văn hoá Phật giáo 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Ta là bậc tôn quý ở đời”

Đức Phật 13:45 03/05/2024

Mỗi mùa Đản sanh về, hàng Phật tử đều hân hoan kính lễ Đức Từ Phụ qua hình dáng một hài nhi bước trên bảy hoa sen, bước cuối cùng dừng lại, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói rằng “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”.

Đức Phật luôn luôn hạnh phúc và an vui

Đức Phật 14:17 28/04/2024

Một lần Ngài đang nằm ngủ trên một chiếc giường lót bằng những lá cây khô từ một cây bên đường rụng xuống ở Alavī. Lúc bấy giờ một hoàng tử dòng āḷavaka tên là Hatthaka đi dạo chơi đến đó. Nhìn thấy Đức Phật, anh ta liền hỏi, “Bạch Ngài, Ngài ngủ có được an vui không?”

Đức Phật làm tròn chữ hiếu với mẹ trước khi nhập Niết bàn

Đức Phật 13:54 19/04/2024

Trước khi nhập Niết Bàn, vì báo ân công đức sinh thành, Đức Phật đã diễn nói “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện” tại pháp hội ở cung trời Đao Lợi để độ thoát cho thân mẫu Ma Da. Như vậy, Kinh Địa Tạng ra đời trước tiên là do lòng hiếu thảo của Đức Phật đối với bậc sinh thành.

Đời sống hằng ngày của Đức Phật

Đức Phật 08:37 17/04/2024

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Xem thêm