Thứ tư, 27/09/2023, 14:57 PM

Những lý giải xoay quanh kiếp luân hồi

Có kiếp luân hồi hay không? Đâu mới là điểm kết thúc của lục đạo luân hồi? Việc trôi lăn trong lục đạo luân hồi khiến chúng ta phải chịu những phiền não, mệt mỏi và cả những khổ đau.

Vậy tại sao trôi lăn trong các kiếp luân hồi lại khổ? Và làm cách nào để thoát khỏi khổ luân hồi? Mời quý vị tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây!

Luân hồi là gì?

Luân hồi (hay còn gọi là vòng luân hồi) chỉ sự lặp đi lặp lại, quanh quẩn trong 6 cõi luân hồi (lục đạo luân hồi).

Lục đạo luân hồi là gì?

Lục đạo luân hồi có 6 cảnh giới, bao gồm: cõi trời, cõi Atula (Thần), cõi người, cõi súc sinh, cõi ngạ quỷ, cõi địa ngục.

Khi chúng ta được sinh ra làm người, chúng ta sống thiện hoặc sống ác thì đến khi chết, hoặc là sẽ đọa làm súc sinh, hoặc cõi ngạ quỷ, hoặc xuống địa ngục; hết nghiệp địa ngục thì tái sinh đi lên, có trường hợp tái sinh làm người, có khi tái sinh làm ngạ quỷ. Hết kiếp ngạ quỷ lại lộn xuống làm súc sinh, hay hết kiếp súc sinh lại tái sinh lên làm người.

Và khi làm người được gặp Phật Pháp mà tu tập thì được lên làm A tu la (Thần), hoặc lên trời sung sướng một thời gian rồi lại tụt xuống. Và cứ thế, bánh xe luân hồi đi lên rồi lại đi xuống, quẩn quanh trong những cõi này.

Luân hồi có thật không?

Vòng luân hồi là hoàn toàn có thật. Với cái nhìn của đạo Phật thì biết rõ, con người sau khi chết không phải là hết, chết rồi nhưng còn tái sinh, đầu thai vào một trong 6 nẻo luân hồi.

Luân hồi là hoàn toàn có thật (ảnh minh họa nguồn internet)

Luân hồi là hoàn toàn có thật (ảnh minh họa nguồn internet)

Thực tế, trong cuộc sống có nhiều câu chuyện tâm linh nói về sự tái sinh luân hồi mà khoa học khó lý giải. 

Tại Mỹ có bác sĩ nổi tiếng rất giỏi chữa bệnh bằng phương pháp thôi miên, đó là ông Brian Leslie Weiss. Ông ấy biết thôi miên khiến người bệnh nhớ được kiếp trước. Và sau khi thôi miên xong, người bệnh tỉnh lại, tâm lý bình phục hoàn toàn.

Có những người mắc bệnh tâm lý hoang tưởng rất nặng, có những người nhìn thấy lửa là sợ, nhìn thấy máu là sợ,... nhưng lại không hiểu vì sao. Thế nhưng khi ông bác sĩ thôi miên thì mới biết người này kiếp trước từng chết trong một vụ hỏa hoạn nên bây giờ cứ nhìn thấy lửa là sợ hãi. Khi họ nhớ được kiếp trước, biết được kiếp này sợ lửa là do nguyên nhân như vậy thì tự nhiên tâm lý trở lại bình thường, không bị ám ảnh, sợ hãi như trước. Ông ấy đã chữa cho rất nhiều bệnh nhân, vì thế nên nhiều người đã bắt đầu tìm hiểu về thế giới tâm linh. Và chính ông ấy cũng khẳng định có tiền kiếp và rất nhiều bệnh tật của chúng ta trong kiếp này có liên quan đến kiếp trước.

Trong kiếp luân hồi, điểm bắt đầu và kết thúc là bao giờ?

Vòng luân hồi không có bắt đầu, không có khởi thủy. Chúng ta đã luân hồi từ vô thủy (tức là không có đầu). Không một ai có thể tìm được thời điểm ban đầu mà chúng ta đi luân hồi, kể cả Đức Phật. Chúng ta hỏi Đức Phật trăm ngàn vạn ức tỷ kiếp trước, điều gì Phật cũng biết, nhưng chúng sinh có mặt trong luân hồi bắt đầu từ kiếp nào thì Ngài không biết.

Bánh xe luân hồi có điểm kết thúc. Khi nào chúng ta đắc quả giải thoát, giác ngộ là chấm dứt kiếp luân hồi. Cũng giống như vòng tròn, tuy nó không có điểm bắt đầu nhưng nếu ta muốn “cắt nó ra” thì sẽ cắt đứt được. Còn nếu để nó liền như vậy mà tìm điểm bắt đầu ở đâu thì không tìm được. Ví như mấy con kiến bò trên miệng chén, nó cứ bò mải miết, loanh quanh, mỏi mệt, nó nghĩ là nó sẽ đi đến đích nhưng bò mãi không hết con đường, mặc dù miệng chén không to. Cho nên con đường tròn là con đường đi mãi không hết.

Cách thoát khỏi kiếp luân hồi

Chúng ta nên biết, lục đạo luân hồi là vô cùng đau khổ.

+ Ở cõi địa ngục, các chúng vong linh phải chịu sự tra tấn để trả nghiệp báo; còn cõi ngạ quỷ, các chúng vong linh chịu sự đau khổ, đói khát hành hạ, thiêu đốt…

Các chúng trong cõi địa ngục chịu sự tra tấn vô cùng khủng khiếp (ảnh minh họa nguồn internet)

Các chúng trong cõi địa ngục chịu sự tra tấn vô cùng khủng khiếp (ảnh minh họa nguồn internet)

+ Ở cõi người, súc sinh thì phải chịu cảnh động đất, tranh giành giết hại lẫn nhau, tai nạn, bệnh tật, chết chóc,...

+ Ở cõi trời, đến khi chết thì vòng hoa trên đầu của họ tự héo, họ không đi tiếp xúc với mọi chúng chư Thiên khác và các chúng chư Thiên khác cũng không tiếp xúc với họ. Khi ấy, họ rơi vào đơn độc.

Bên cạnh đó, thân thể của họ còn bị thối rữa, mồ hôi đổ ra có mùi hôi giống mùi ở cõi người. Và mùi hôi ấy khiến họ đau khổ, khó chịu vô cùng.Bởi ở cõi trời, nếu họ có phước (tức là khi còn khỏe mạnh) thì họ không hề có mồ hôi hay cảm giác đó.

Cho nên, chúng ta phải thấy sợ luân hồi, hiểu được rằng nếu còn ở trong cõi luân hồi thì sẽ phải tiếp tục chịu các cảnh khổ ở trên; để từ đó mà mong muốn thoát khỏi luân hồi.

Và việc tu học Phật Pháp, bỏ ác hành thiện, hướng thiện, hướng thượng chính là con đường giúp chúng ta thoát khỏi đau khổ trong kiếp này, kiếp sau và là nhân duyên để chúng ta ra khỏi lục đạo luân hồi.

Bởi bản chất của việc giải thoát luân hồi sinh tử chính là thoát khỏi tất cả tâm bất thiện của mình. Các nguồn tâm bất thiện đó luôn ràng buộc và sai xử khiến chúng ta bị đau khổ và trôi lăn trong 6 nẻo luân hồi, cho nên chúng ta cần phải loại trừ nó bằng cách học hiểu Phật Pháp, giác ngộ chân lý.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm