Những ngôi chùa có cổng tam quan độc đáo nhất Việt Nam
Cổng tam quan là một yếu tố kiến trúc quan trọng làm nên diện mạo của các ngôi chùa Phật giáo. Cùng khám phá những ngôi chùa có cổng tam quan độc đáo nhất Việt Nam.
Giá trị văn hóa nghệ thuật chùa Việt
Tam quan có nghĩa là ba cửa. Cổng tam quan là cổng được thiết kế ba lối đi với phần cửa chính giữa lớn và hai cửa nhỏ hai bên. Phần vách của cổng tam quan thường được làm bằng gỗ hoặc xây tường gạch, đá. Phần phía trên thường được lợp mái, phần hai bên cổng thường có tạc câu đối. Phần nối liền các vách và các trụ là phần trán cổng có ghi tên chùa, đền, lăng mộ… hoặc cũng có thể đề tên cửa.
Cổng tam quan thường được chia làm hai loại là cổng tam quan có gác và cổng tam quan tứ trụ. Cổng tam quan có gác là các cổng thiết kế nhỏ có thể là một tầng, hai tầng, ba tầng mái hoặc có gác. Đối với các cổng tam quan có gác phía trên thường dùng để treo chuông, khánh…. Cổng tam quan tứ trụ là cổng thay vì thiết kế các vách tường thì làm bốn trụ tạo thành ba lối đi. Phần phía trên nối liền bốn trụ là phần trán cổng.
Cùng khám phá những ngôi chùa có cổng tam quan độc đáo nhất Việt Nam.
Cổng tam quan chùa Đức Hạnh - tỉnh Bình Phước
Tọa lạc tại thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, chùa Đức Hạnh là ngôi chùa có cổng tam quan độc đáo bậc nhất Việt Nam.

Cổng tam quan chùa Đức Hạnh cao 5m, rộng 10m, kết cấu bằng 8 thanh đá khối được ráp vào nhau bằng mộng, giống như gỗ. Đây đều là loại đá khối tự nhiên.

Thanh đá nằm ngang trên cùng nặng gần 4 tấn. Thanh đá nằm ngang thứ 2 nặng gần 8 tấn. Hai thanh đá trụ mỗi thanh nặng trên 7 tấn. Ngoài ra còn 4 trụ đá cổng phụ, mỗi trụ nặng trên 5 tấn.

Công trình cổng tam quan bằng đá độc đáo này doo nhóm thợ 3 người thực hiện ròng rã trong 4 năm, từ 2008 - 2011. Các thanh đá nguyên khối này do ông Nguyễn Minh Hóa, chủ một hầm đá, cách chùa 2 km cúng đường.
Cổng tam quan chùa Hang (chùa Kompông Chrây) tỉnh Trà Vinh
Tọa lạc tại khóm 3, thị trấn Châu Thành, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, chùa Hang (tên chính thức là chùa Kompông Chrây) được coi là một trong những ngôi chùa Khmer Nam Bộ đẹp và độc đáo nhất Việt Nam.
Chùa Việt Nam – Những kỷ lục về di sản văn hóa

Do cổng phụ của ngôi chùa được thiết kế như một cái hang nên người dân trong vùng quen gọi đây là chùa Hang. Lâu dần, khách thập phương chỉ còn biết đến ngôi chùa qua tên gọi chùa Hang Trà Vinh.

Cổng tam quan chùa Hang nằm ven tỉnh lộ 36, xây dựng vòm cuốn, tường rất dày, dài 12 mét, gồm một lối đi chính và hai lối đi phụ ở hai bên, thông với nhau bằng nhiều cổng vòm gợi liên tưởng đến một cái hang.

Đây là kiểu thiết kế cổng chùa độc nhất vô nhị, có lẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các ngôi chùa Phật giáo trên thế giới.
Chùa Hoằng Phúc - tỉnh Quảng Bình
Có lịch sử hơn 700 năm, chùa Hoằng Phúc (xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung. Dấu tích kiến trúc xa xưa nhất còn được lưu giữ của chùa là một cánh cổng nằm ở sân trước.
Chùa Bút Tháp với những nét kiến trúc độc đáo

Cánh cổng này có tuổi đời hàng trăm năm, gây ấn tượng đặc biệt với một cây si lớn mọc trùm lên trên. Theo lời người cao tuổi ở địa phương, cây si đã tồn tại trong nhiều thập niên, khi chùa Hoằng Phúc rơi vào tình trạng đổ nát do chiến tranh và thiên tai.

Theo thời gian, rễ cây bám chặt và len lỏi vào mọi ngóc ngách của cánh cổng. Qua những khe hở của rễ cây vẫn có thể nhận ra những đường nét kiến trúc cổ xưa của công trình.

Xung quanh cổng chùa có một số di vật của ngôi chùa cổ như tấm bia đá hay các phiến đá được dùng để lát lối đi của chùa hoặc kê các chân cột.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ngôi chùa cổ đẹp nao lòng bên bờ sông Hậu
Chùa Việt
Chùa Nam Nhã nằm bên bờ sông Hậu, có kiến trúc Đông Dương độc đáo, trở thành nơi hành hương và thu hút đông đảo khách du lịch.

Phát hiện chiếc chuông cổ ở chùa Hồng Phúc
Chùa Việt
Ngày 19/2/2025, nhằm ngày 22 tháng Giêng, ông Nguyễn Dị Cổ và ông Võ Thái (công chức Văn hóa - xã hội UBND xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn) khi điền dã di tích lịch sử - văn hóa của địa phương đã thấy một chiếc chuông cổ, có thể được đúc vào khoảng năm 1743 ở chùa Hồng Phúc (đường số 1, thôn Hạ Nông Đông).

Khám phá ngôi chùa đẹp, thanh tịnh có nhiều cổ vật ở ngoại thành Hà Nội
Chùa Việt
Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 25km, chùa Trung Hậu (hay còn gọi là Tổ đình Trung Hậu, nằm ở thôn Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hút khách tới tham quan, chiêm bái.

Chùa Lâm Dương - đạo quán cổ trên đất làng rèn
Chùa Việt
Chùa Lâm Dương nằm bên bờ con sông Nhuệ, thuộc vùng cửa ngõ phía Tây Nam của nội thành Hà Nội. Hệ thống tượng thờ phản ánh đậm nét những tư tưởng của Đạo giáo chính thống, đồng thời cũng thể hiện xu hướng bản địa hóa của Đạo giáo, sự kết hợp với Phật giáo, tín ngưỡng dân gian để đan xen phát triển trong các thời kỳ lịch sử.
Xem thêm