Chùa Việt Nam: Nơi cố kết cộng đồng người Việt tại Lào
Tham dự các lễ hội Phật giáo, các nghi lễ vòng đời, đến chùa tụng, niệm Phật… là dịp để người Việt ở Lào cố kết cộng đồng. Tại cơ sở thờ tự, sự cố kết được thiêng hóa với sức mạnh tâm linh.
Không ở đâu phương châm “bán anh em xa mua láng giềng gần” như người xa xứ trong đó có người Việt ở Lào. Bị “bứng” ra khỏi gia đình, khỏi dòng họ, xóm làng… sống xem cư với người Lào, người Việt luôn khao khát có một cộng đồng để chia sẻ, để trợ giúp nhau khi khó khăn, hoạn nạn, khi có “công lên, việc xuống”. Nếu như mỗi cá nhân ngôi chùa, chư tăng, ni là điểm tựa tinh thần thì với cộng đồng người Việt ở Lào ngôi chùa là nơi quy tâm, liên kết, cố kết cộng đồng. Vai trò của chùa trong cố kết cộng đồng diễn ra đa dạng.
Trước hết là sự tham dự vào những nghi lễ liên quan đến vòng đời người. Trừ nghi lễ thôi nôi hoặc bán khoán trẻ cho chùa, các nghi lễ như: Hằng thuận, mừng thọ, tang lễ đều có sự tham gia của cộng đồng. Cư trú xa cách nhau, lo bươn trải mưu sinh chỉ có dịp tham dự vào các nghi lễ trên, người Việt ở Lào mới có cơ hội gặp nhau, giao lưu, liên kết. Đặc biệt trong tang lễ, một trong công việc quan trọng của người Việt. Trong môi trường đất khách, quê người, cộng đồng người Việt quy tụ nhau, cùng chia sẻ với tang quyến tụng kinh cho người qua đời, giúp tang quyến lo mồ yên, mả đẹp cho người qua đời.
Mỗi mùa an cư kiết hạ, Phật tử đến chùa thụ Bát quan trai giới, tu một ngày an lạc ngoài việc tu tập theo giới luật các Phật tử có dịp thân quen, giao lưu, chia sẻ.Khảo sát các ngôi chùa Phật giáo Việt Nam tại Lào cho thấy các chùa đều có bảng ghi rõ các ngày lễ hội. Đó là các ngày lễ như: Lễ cầu an đầu năm; Lễ Phật đản sinh; Lễ hội Vu lan - Báo hiếu; Lễ Rằm tháng Mười. Ngoài ra từng chùa có thể có thêm một vài lễ chẳng hạn như lễ giỗ các tăng, ni trụ trì, hay tổ chức đón giao thừa đặc biệt là lễ tết Trung thu cho thiếu nhi.Vào những ngày lễ trên người Việt ở Lào thường thu xếp công việc dể tham dự.
Chùa Việt tại Lào thông qua những lễ hội trên trở nên điểm quy tâm, nơi liên kết và cố kết cộng đồng người Việt. Cũng như ở trong nước, lễ hội Phật giáo tại các ngôi chùa ở Lào là dịp để người Việt sống đời sống tâm linh, cộng cảm đời sống tinh thần, trao truyền cho nhau những nét đẹp văn hóa cội nguồn Việt tộc và bồi đắp duy trì đoàn kết cộng đồng. Sự đoàn kết cộng đồng đôi khi vượt ra ngoài khuôn khổ của sự khác biệt về niềm tin tôn giáo. Tại chùa Pháp Hoa ở Savanna khét khi chùa tổ chức lễ, người Việt là tín đồ Công giáo cùng đến tham dự.
Do tính đặc thù, các chùa Việt ở Lào tổ chức lễ cầu an vào ngày Rằm tháng Giêng. Ấy là theo quan niệm “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Ngày này người Việt tề tựu về chùa xin sớ cầu an, dâng sao giải hạn cũng là ngày mọi người họp mặt chúc nhau đầu năm sức khỏe, công việc làm ăn suôn sẻ, phát đạt. Bởi ngày tết người Việt ở Lào người về Việt Nam ăn tết, người đi du lịch,… Lễ Rằm tháng Giêng với người Việt ở Lào như một lễ hội. Tuy không có cuộc lễ đi kiệu với cờ phướn, tấu nhạc nhưng không vì vậy mà kém phần vui bởi phần hội. Gặp nhau đầu năm, tay bắt mặt mừng, trao cho nhau những lời chúc tụng, cùng dự bữa cơm chay đầu xuân tại chùa tạo nên sự cộng cảm, cộng sinh, sự thân mật tộc Việt con Lạc cháu Hồng, con Rồng cháu Tiên.
Lễ Phật đản là lễ hội Phật giáo tiếp theo có vai trò cố kết cộng đồng. Trước ngày lễ, cộng đồng đã có mặt ở chùa để dựng đàn lễ, quét dọn, trang hoàng chùa cảnh. Ở những chùa có tổ chức văn nghệ như chùa Trang Nghiêm ở Champasak, chùa Bảo Quang Savanna khét trước đó các thành viên của Ban Văn nghệ lo tập luyện văn nghệ, tập múa hay các hoạt cảnh. Sau nghi lễ người dân xếp hàng lần lượt múc nước tắm Phật. Về đêm là liên hoan văn nghệ mừng Đức Phật đản sinh với các tiết mục “tự biên, tự diễn”, “cây nhà, lá vườn” nhưng là sáng tạo, là công sức của cộng đồng.
Đã có những nam thanh, nữ tú qua mỗi kỳ văn nghệ mừng Phật đản sinh có dịp gặp gỡ, tìm hiểu để nên vợ nên chồng. Không rầm rộ, náo nhiệt như lễ Rằm tháng Giêng cũng như lễ Phật đản sinh, lễ Vu lan – Báo hiếu nhìn từ góc độ cố kết cộng đồng tại các ngôi chùa Việt ở Lào lại các sắc thái riêng. Nghi thức cài hoa hồng trên áo ở trong nước được đưa sang thực hiện. Qua nghi lễ con cháu được dịp tri ân cha mẹ, ông bà thắt chặt tình cảm gia đình. Trong tháng Bảy người Việt ở Lào thường đến chùa tụng kinh, niệm Phật, phóng sinh, bố thí, ăn chay… để báo hiếu cho cha, mẹ… Đặc biệt Rằm tháng Bảy là ngày kết thúc ba tháng an cư kiết hạ. Tăng, ni qua đó thêm một tuổi hạ.
Trong ngày kễ khánh tuế của chư tăng, ni, cộng đồng cùng tụ họp dâng y cúng dường chư tăng, ni. Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền còn có lễ Rằm tháng Mười tại chùa. Song, vì các lý do khác nhau, lễ này không được người Việt ở Lào tổ chức.Trong điều kiện sống xen kẽ với người Lào, ít có dịp giao lưu, không có địa điểm để gặp gỡ, chùa Việt ở Lào vì vậy trở thành trung tâm điểm của người Việt. Tham dự các lễ hội Phật giáo, các nghi lễ vòng đời, đến chùa tụng, niệm Phật… là dịp để người Việt ở Lào cố kết cộng đồng. Tại cơ sở thờ tự, sự cố kết được thiêng hóa với sức mạnh tâm linh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi
Chùa Việt 10:58 31/10/2024Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi.
Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng
Chùa Việt 20:32 30/10/2024Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận
Chùa Việt 12:30 30/10/2024Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…
Xem thêm