Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/02/2021, 09:41 AM

Những ngôi chùa ở Hà Nội nên đến vào ngày mồng 2, 3 Tết Tân Sửu

Tết đến xuân về là dịp để các Phật tử tìm đến nơi cửa thiền, thành kính dâng lên những nén tâm hướng về Tam Bảo, nguyện cầu cho bản thân, gia đình và tất cả chúng sinh được an lạc. Xin được giới thiệu tới độc giả những ngôi chùa ở Hà Nội nên đến vào ngày mồng 2, 3 Tết Tân Sửu.

Năm mới là dịp để tất cả chúng ta buông bỏ hết phiền não và giữ lại những điều thiện lành của năm cũ, cùng nhau quây quần bên gia đình, người thân chào đón những điều tốt lành ở năm mới. Đặc biệt đây là dịp để mọi người cùng nhau tới chùa vãn cảnh và thành tâm thắp nén hương...Ở Hà Nội có rất nhiều ngôi chùa từ lớn tới nhỏ, tại đây Phatgiao.org.vn xin giới thiệu một số ngôi chùa quý Phật tử nên tới trong dịp đầu năm mới: 

Những ngôi chùa ở Hà Nội nên vãn cảnh đầu xuân mới

1. Chùa Quán Sứ

Du xuân lễ Phật chùa Quán Sứ - ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội

Du xuân lễ Phật chùa Quán Sứ - ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội

Từ lâu, chùa Quán Sứ đã trở thành một phần không thể thiếu của hồn thiêng Hà Nội. Chùa tọa lạc tại số 73, phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15 vào thời vua Lê Thế Tông, nguyên xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa nên nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Được biết sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ.

Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không, một vị thiền sư nổi tiếng thời Lý. Trong các tượng ở chùa, có một pho rất đáng chú ý là tượng Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927-2011) trong dáng ngồi niệm Phật có kích cỡ và hình dáng như người thật.

Tam quan của chùa có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Qua tam quan là một sân rộng lát gạch, lên 11 bậc là tới chánh điện cao, hình vuông, xung quanh có hành lang. Điện Phật gồm các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy được bày trí trang nghiêm. Ở phía trong cùng, ba vị Tam thế Phật được thờ trên bậc cao nhất. Gian bên phải chánh điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. Phía Đại Hùng Bảo Điện là nhà thờ Tổ, nơi thờ Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam.

Vào sâu bên trong sân chùa là các dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng. Điều đặc biệt, tên chùa cũng như nhiều câu đối trong chùa hầu hết đều được viết bằng chữ quốc ngữ phải chăng do vào khoảng giữa thế kỷ 20 chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phân viện Nghiên cứu Phật học và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình cũng đặt ở đây.

Tượng Phật từ đá quý nguyên khối trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội

2. Chùa Trấn Quốc 

Chùa Trấn Quốc lọt vào top 10 chùa đẹp nhất thế giới

Chùa Trấn Quốc lọt vào top 10 chùa đẹp nhất thế giới

Tồn tại qua hơn một thiên niên kỉ rưỡi, chùa Trấn Quốc là ngôi chùa có tuổi đời lớn nhất tại Hà Nội. Ngôi chùa ra đời cũng là lúc khai sinh nhà nước Vạn Xuân của vua Lý Nam Đế, bởi vậy ban đầu chùa có tên Khai Quốc. Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một bán đảo nhỏ phía đông bắc Hồ Tây, được xem là chốn cửa Phật nên đến viếng thăm dịp đầu năm. Nhờ địa thế đẹp nên đến đây, các quý Phật tử, người dân ngoài việc thành tâm lễ Phật thì còn được tận hưởng chút cảm giác ngao du nước non với cảnh sắc của một di tích lịch sử - văn hóa quốc gia giữa phố phường hiện đại. Chùa có vườn tháp cổ u tịch, có nhiều tượng Phật giá trị, đặc biệt là tượng Thích Ca nhập Niết Bàn.

Trải qua hơn 1500 năm với nhiều lần trùng tu, di dời, ngôi chùa giờ đây không chỉ nổi tiếng bởi sự lâu đời, mà còn bởi kiến trúc được sắp xếp trình tự và tuần thủ những yêu cầu nghiêm ngặt của kiến trúc Phật giáo. Kết hợp với cảnh quan thanh nhã, hài hòa của hồ Tây thơ mộng, trang web du lịch Wanderlust của Anh mới đây đã bầu chọn chùa cổ Trấn Quốc ở Hà Nội là một trong 10 ngôi chùa đẹp trên thế giới. 

3. Chùa Liên Phái

Cổng chùa Liên Phái. Ảnh tư liệu.

Cổng chùa Liên Phái. Ảnh tư liệu.

Chùa Liên Phái có địa chỉ tại phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Chùa do Lân Giác Thượng sĩ thuộc Thiền phái Lâm Tế lập vào năm 1726, đời Vua Lê Dụ Tông. Thời vua Lê Dụ Tông (1705 – 1729) chùa có tên là Liên Hoa, đến năm 1733, chùa đổi tên là Liên Tông. Năm 1841, vì phải kiêng tên Nguyễn Phúc Miên Tông của vua Thiệu Trị nên chùa đổi tên là Liên Phái. Trên cổng ngõ ở bên tay phải số nhà 182, phố Bạch Mai có đề tên chùa bằng cả chữ Hán lẫn Quốc ngữ.

Chùa Liên Phái là một ngôi chùa có kiến trúc cổ với giá trị lịch sử đặc biệt của kinh thành Thăng Long xưa. Đáng chú ý nhất là toà Cửu phẩm ở hàng trước, được coi như quý hiếm vào bậc nhất trong các ngôi chùa cổ ở Hà Nội. Năm 1962, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Đặc sắc kiến trúc cổ chùa Liên Phái và những chuyện đặc biệt

Không chỉ đặc sắc về kiến trúc, chùa Liên Phái còn là chốn tổ của phái Liên Tông - một trong những phái thiền của Phật giáo bản địa Việt Nam.

Không chỉ đặc sắc về kiến trúc, chùa Liên Phái còn là chốn tổ của phái Liên Tông - một trong những phái thiền của Phật giáo bản địa Việt Nam.

Hiện nay, chùa do Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban Thông tin Truyền thông T.Ư GHPGVN trụ trì. 

Chùa Liên Phái mà một trong những ngôi chùa quý Phật tử, du khách nên đến viếng thăm vào dịp đầu năm mới.

4. Chùa Hương

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị hủy hoại trong kháng chiến chống pháp năm 1947, sau đó được phục dựng lại năm 1988 do Thượng yoạ Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích thanh Chân.

Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội)

Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội)

Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù. Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông. Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739-1782). Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.

Dù người đi đến tham quan chùa Hương vào bất cứ thời điểm nào cũng mang trong mình một cảm xúc an yên khó tả khi hành hương về cõi Phật. Ngoài việc thành tâm lễ Phật, du khách sẽ được thả mình vào cảnh trời mây non nước qua dòng suối Yến thơ mộng. 

5. Chùa Một Cột 
Chùa Một Cột

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột hay còn gọi là chùa Diên Hựu, tọa lạc tại quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội. Chùa được xây dựng năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Tương truyền, khi đang lo lắng vì đã cao tuổi mà vẫn chưa có hoàng tử thì một đêm, vua nằm mơ thấy Phật Bà hiện trên đài sen trong hồ nước, tay bế một đứa con trai trao vua.

Thời gian sau, hoàng hậu hạ sinh một hoàng tử khôi ngô tuấn tú. Để ghi ân điều này, vua đã cho xây một ngôi chùa có dáng dấp hoa sen trong hồ nước và đặt tên là Diên Hựu. Chùa chỉ có một gian được đặt trên một trụ giữa hồ sen. Điểm nhấn của ngôi chùa nằm ở họa tiết và kiến trúc độc đáo trông như một bông sen trên mặt nước, dân gian quen gọi là chùa Một Cột.

Hiện chùa nằm trong cụm tham quan lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh – ao cá, nhà sàn Bác Hồ - chùa Một Cột và bảo tàng Hồ Chí Minh.

Video chi tiết Những ngôi chùa ở Hà Nội nên đến vào ngày mồng 2,3 Tết Tân Sửu:

Tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến dịch bệnh hiện nay và trong dịp Tết nguyên đán

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đang lây nhiễm trong cộng đồng tại tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương. Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 05/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước thực hiện nghiêm các nội dung sau:

1. Thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước thực hiện nghiêm các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong dịp Tết nguyên đán Xuân Tân Sửu.

2. Tất cả mọi người dân khi đến chùa phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn.

3. Theo sát diễn biến tình hình dịch bệnh, theo chỉ đạo của Chính phủ, của Ủy ban nhân dân các tỉnh trong việc thực hiện các hoạt động Phật sự tại chùa, cơ sở tự viện tại các địa phương.

4. Thực hiện khai báo y tế, tự cách ly và theo dõi sức khỏe nếu đi qua vùng dịch. Nâng cao nhận thức về nguy cơ lây nhiễm, bùng phát của dịch bệnh Covid-19 cho cộng đồng Phật tử và nhân dân. Kêu gọi người dân phát giác các trường hợp nhập cảnh trái phép để phòng, chống nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Công văn cũng đề nghị các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố, các cơ sở tự viện và Tăng Ni, Phật tử thực hiện nghiêm các nội dung trên.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Media 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Media 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Chùa Trấn Quốc, ngôi cổ tự hơn 1500 tuổi bên hồ Tây

Media 12:40 10/11/2024

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía nam của hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên.

Tìm về những cổng chùa Khmer độc đáo ở Tri Tôn (An Giang)

Media 08:30 08/11/2024

Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, sở hữu nhiều ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo. Theo đó, mỗi cổng chùa như cánh cửa đưa du khách vào không gian cổ kính, thanh bình.

Xem thêm