Những thành tựu Phật sự Phật giáo tỉnh Long An Nhiệm kỳ X (2017 – 2022)
Trải qua 5 năm hoạt động, Ban Tri sự GHPGVN tỉnh Long An thành tựu được nhiều Phật sự quan trọng, thể hiện rõ tinh thần đạo pháp đồng hành cùng dân tộc, làm vẻ vang Phật giáo Việt Nam.
Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Long An lần thứ IX, nhiệm kỳ 2017-2022 được tổ chức vào ngày 27, 28 tháng 9 năm 2017 tại văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An, chùa Thiên Châu, Thành phố Tân An và được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN chuẩn y thành phần nhân sự vào ngày 18 tháng 10 năm 2017, gồm 03 thành viên Ban Chứng minh; 01 thành viên Chứng minh Phân ban Ni giới; 57 thành viên Ban Trị sự, trong đó 21 Ủy viên Thường trực, 36 Ủy viên Ban Trị sự do Hòa thượng Thích Minh Thiện làm Trưởng Ban Trị sự.
Trải qua 5 năm hoạt động, Ban Tri sự GHPGVN tỉnh Long An thành tựu được nhiều Phật sự quan trọng:
Về mặt thuận lợi, ưu điểm:
1. Tinh thần đoàn kết, hòa hợp chung lo Phật sự
Kinh Đại bát Niết bàn thuộc Trường bộ kinh, Đức Phật dạy:
“Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm”.
Từ khi thành lập cho đến nay, Phật giáo Long An dưới sự lãnh đạo của cố Hòa thượng Thích Từ Tâm (nhiệm kỳ I, II), cố Hòa thượng Thích Đạt Pháp (nhiệm kỳ III, IV, V), cố Hòa thượng Thích Thiện Thanh (nhiệm kỳ VI, VII) và tôi (nhiệm kỳ VIII, IX) từng bước ổn định, phát triển, thành tựu nhiều Phật sự. Yếu tố quan trọng nhất cho sự thành tựu là tinh thần đoàn kết, hòa hợp chung lo Phật sự.
Trong nhiệm kỳ IX, dù gần nữa nhiệm kỳ bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhiều hoạt động Phật sự bị tạm dừng nhưng Chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử phát huy tinh thần đoàn kết thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Long An nhiệm kỳ 2017-2022, theo phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội”.
2. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An tổ chức họp lệ hằng tháng để tổng kết Phật sự, triển khai những Phật sự của Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự tỉnh và nắm bắt tình hình Phật sự tại các Ban Trực thuộc Ban Trị sự tỉnh, các Ban Trị sự GHPGVN huyện thị xã, thành phố.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động Phật sự, như trực tiếp các lễ hội quan trọng của Phật giáo; thuyết giảng online; triển khai các chỉ đạo của TƯGH, Ban Trị sự tỉnh, lãnh đạo tỉnh Long An…qua các nền tảng mạng xã hội như zalo, facebook, youtube đến Tăng Ni, Phật tử kịp thời, nhanh nhất.
4. Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An luôn gắn kết mật thiết với Trung ương Giáo hội, nhất nhất tuân thủ theo sự lãnh đạo, điều hành của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN trong các hoạt động Phật sự và sự nhiệt tình giúp đỡ của lãnh đạo chính quyền tỉnh Long An, các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành đoàn thể các cấp nên hầu hết các Phật sự đều được thành tựu viên mãn.
5. Đặc biệt, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An đã khéo léo đưa ra nhiều quyết sách lãnh đạo, điều hành Phật sự hợp lý, hiệu quả cao. Tăng Ni thành viên các ban trực thuộc Ban Trị sự tỉnh và các Ban Trị sự GHPGVN luôn nhiệt tình, năng động sáng tạo trong mọi công việc, hết lòng phụng sự “Đạo pháp và Dân tộc”.
6. Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An và Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN các huyên thị, thành phố trực thuộc tỉnh đã liên kết với UB.MTTQVN, Bộ chỉ huy Quân sự, Công An, Hội Liên hiệp Phụ nữ LA và các ngành hữu quan các cấp trong công tác an sinh xã hội, trật tự trị an rất tốt.
7. Chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử ngoài tỉnh luôn hưởng ứng tích cực theo lời kêu gọi của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An trong các hoạt động Phật sự, nhất là công tác từ thiện xã hội, như Hòa thượng Thích Phước Toàn, viện chủ Chùa Vạn Đức, quận Bình Tân, Tp HCM, Hòa thượng Thích Chơn Tịnh, Phó Trưởng ban TTXH Báo Giác Ngộ, Trụ trì chùa Thường Quang, Tp HCM, Thượng tọa Thích Thanh Phong, Trưởng ban Kinh tế Tài chánh TƯ GHPGVN, nhóm Từ thiện “Chia sẻ-Sharing” của Bà Mai Thị Hạnh, Phu nhân Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, gia đình thân hữu của Phật tử Nguyên Tùng, Nguyên Oanh, gia đình phật tử Nguyên Đạt-Huệ Ngọc, gia đình Bác sĩ Nên và nhiều doanh nghiệp, mạnh thường quân khác.
Về tồn đọng, hạn chế, khó khăn, khuyết điểm:
Dù thành tựu nhiều Phật sự quan trọng nhưng trong nhiệm kỳ qua, chúng tôi xét thấy còn một số vấn đề tồn đọng, hạn chế, khó khăn như sau:
1. Gần suốt nhiệm kỳ qua, hai vấn đề ảnh hưởng lớn đến Phật giáo tỉnh nhà, việc hình thức giả sư “Tịnh thất Bồng Lai” (công an tỉnh Long An đã tiến hành khởi tố) và việc ông Nguyễn Công Nhân giành chùa Tân Diệu. Về vấn đề chùa Tân Diệu, Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh mong phối hợp với quý cơ quan chức năng có giải pháp xử lý thỏa đáng trong thời gian tới.
2. Thời gian gần đây có vài nơi lợi dụng danh nghĩa tổ chức UNESCO xây dựng và hoạt động trái phép, không phù hợp với tín ngưỡng Phật giáo trên địa bàn tỉnh Long An đề nghị chính quyền địa phương sớm có chấn chỉnh theo luật.
3. Số lượng Tăng Ni và tự viện phân bố trên Bảy huyện đầu nguồn, vùng sâu vùng xa của tỉnh Long An (Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Đức Huệ và thị xã Kiến Tường) còn quá ít, chỉ có tổng số 21 cơ sở tự viện, một điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung và gần 50 Tăng Ni. Hai huyện Tân Hưng, Mộc Hóa chưa có cơ sở nào. Điều này chưa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và phục vụ an sinh XH cho đông bào Phật giáo tại các huyện vùng sâu, vùng xa.
4. Tăng Ni ở địa phương khác đến các huyện tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh mua đất cất am, thất tự phát chưa phù hợp trình tự thủ tục về tổ chức GHPGVN và luật pháp nhà nước qui định gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành của Phật giáo hội địa phương.
5. Một số Ban chuyên trách trực thuộc Ban Trị sự tỉnh chưa tìm ra sáng kiến và giải pháp cho Ban nên hoạt động chưa hiệu quả cao. Một số tự viện chưa thật sự gắn kết với Giáo hội địa phương trong các hoạt động Phật sự và chưa hiến đất để quý cơ quan chức năng cấp quyền sử dụng đất theo quy định của Pháp luật.
6. Một số thành viên Ban Trị sự tỉnh, Ban Trị sự các huyện, thị xã, thành phố và trụ trì các cơ sở tự viện chưa am hiểu nhiều kiến thức về hành chánh Giáo hội, pháp luật Nhà nước; chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động Phật sự nên một số hoạt động Phật sự hiệu quả chưa đạt tầm mong đợi.
7. Một số người mang hình thức tu sĩ Phật giáo hành nghề thầy cúng, liên hệ với các trại hòm thực hiện nghi lễ Phật giáo, họ không có oai nghi, thiếu tu tập như người xuất gia PG. Những vị này gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh trang nghiêm của tu sĩ, niềm tin của phật tử nhưng Giáo hội chưa có biện pháp chế tài.
8. Năng lực tài chánh còn hạn chế, chưa có nguồn tài chánh ổn định để làm nền tảng cho mọi hoạt động Phật sự, việc an sinh xã hội ngày càng nhiều nhu cầu, chính quyền và các cơ quan hữu quan thường kêu gọi giới PG tích cực vân động hỗ trợ…Do đó, ảnh hưởng không nhỏ trong lãnh đạo điều hành tổ chức GHPGVN tỉnh nhà.
Qua nhận định, đánh giá như trên Ban Thường trực Ban trị GHPGVN tỉnh Long An sẽ tiếp tục nghiên cứu tìm ra những yếu tố chủ quan, khách quan làm nên kết quả Ưu điểm, Khuyết điểm rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện hơn cho công tác lãnh đạo điều hành Phật sự nhiệm kỳ X(2022 – 2027).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Lễ huý nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ
Tin Phật sự 08:30 03/12/2024Sáng ngày 02/12/2024 (nhằm ngày mùng 2 tháng 11 năm Giáp Thìn ), tại Tổ đình Nho Lâm (huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) đã trang nghiêm tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Tin Phật sự 06:45 03/12/2024Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Chùa Bửu Liên Quang trao 400 phần quà đến bà con nghèo H.Đức Trọng
Tin Phật sự 14:14 02/12/2024Sáng 1-12, đạo tràng Pháp Lâm do Đại đức Thích An Đạt, trụ trì chùa Bửu Liên Quang, H.Bến Lức (Long An), làm trưởng đoàn đã hướng dẫn Phật tử đến chùa Hội Phước (H.Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) tặng quà đến những hộ nghèo tại đây.
Chùa Tích Sơn trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ
Tin Phật sự 17:18 01/12/2024Sáng ngày 30/11/2024 (nhằm ngày 30/10 Giáp Thìn ), tại chùa Tích Sơn (TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã long trọng tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN.
Xem thêm