Những trường hợp luân hồi đã được các nhà nghiên cứu xác thực ở Thái Lan
Sau khi báo chí đưa tin về việc một thiếu nữ người Thái là ca sĩ Đặng Lệ Quân chuyển thế, những câu chuyện luân hồi càng được nhiều người quan tâm hơn.
Sau khi báo chí đưa tin về việc một thiếu nữ người Thái là ca sĩ Đặng Lệ Quân chuyển thế, những câu chuyện luân hồi càng được nhiều người quan tâm hơn. Tại một đất nước tín ngưỡng Phật giáo như Thái Lan, “luân hồi” không còn là chủ đề xa lạ. Trong rất nhiều câu chuyện đang được người dân Thái Lan lưu truyền, dưới đây là một số trường hợp đã được các nhà nghiên cứu điều tra và xác thực.
Trong các tài liệu nghiên cứu của Tiến sĩ Jim Tucker từ Đại học Virginia (Mỹ), có một câu chuyện về vết bớt của cậu bé Thái Lan. Theo lời nhân chứng kể lại, một người phụ nữ sống tại tỉnh Mukdahan (Thái Lan) từng kể với con dâu mình rằng nguyện vọng của bà là được chuyển sinh thành bé trai. Bà mắc bệnh tiểu đường và qua đời vào 11/1989 khi mới 45 tuổi. Con dâu bà dùng một loại nước bột nhão màu trắng đánh dấu lên phía sau gáy của bà, như vậy, cô có thể nhận ra bà sau khi chuyển sinh.
Không lâu sau, khi mang thai được 3 tháng, con gái bà mơ thấy mẹ mình báo mộng rằng bà sẽ chuyển sinh làm con trai cô. Đứa trẻ ra đời vào 10/1990 và có chiếc bớt màu trắng trên gáy giống hệt với vết bột nói trên. Khi đứa trẻ biết nói, cậu bé thường tự nhận những vật dụng của bà ngoại là của mình. Đặc biệt, cậu bé cũng có nhiều hành vi giống với một bé gái, như thích mặc váy, thích tô son và đeo đồ trang sức, và thường từ chối tham gia các hoạt động mà các bé trai cùng trang lứa hay làm.
Trong các tài liệu nghiên cứu của Tiến sĩ Ian Stevenson – một chuyên gia nghiên cứu về luân hồi – có nhắc đến trường hợp của Bongkuch Promsin. Promsin sinh năm 1962 tại làng Don Kha, Thái Lan. Khi còn nhỏ, Promsin thường kể về kiếp trước của mình là một người Lào tên là Chamrat. Cậu bé cũng mô tả chính xác về cha mẹ và gia đình nơi cậu từng sống, kể về những vật dụng cá nhân của Chamrat, và thậm chí là về việc hai kẻ sát nhân đã giết hại cậu như thế nào. Promsin kể rằng, sau khi chết, linh hồn cậu sống vất vưởng 7 năm trên một cây tre, gần nơi hai kẻ giết người đã giấu xác cậu. Một ngày, cậu cố gắng tìm về nhà của Chamrat, nhưng rồi bị lạc. Thay vào đó, Promsin thấy người đàn ông mà sau này trở thành cha cậu, đang trên đường về. Promsin đã đi theo người đàn ông đó lên xe buýt và trở về nhà. Khi ấy, vợ của người đàn ông lạ đang mang thai, sau này sinh ra Promsin của hiện tại.
Để xác thực câu chuyện này, Tiến sĩ Stevenson phải thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với những nhân vật có liên quan, trong đó có cả các cảnh sát từng biết về cái chết của Chamrat. Tất cả đều trùng khớp tới từng chi tiết. Gia đình của Promsin cũng cho biết cậu bé có rất nhiều biểu hiện và thói quen của người Lào, và đôi khi còn nói một số từ tiếng Lào, mặc dù Promsin chưa từng tiếp xúc với người ngoại quốc trước đó.
Một trường hợp khác được nhắc đến trong cuốn “Where Reincarnation and Biology Intersect” của Ian Stevenson là Anurak Sithipan. Cậu bé Anurak Sithipan sinh ngày 14/12/1969 tại Bangkok, Thái Lan với một vết bớt gần khuỷu tay phải. Người ta tin rằng Sithipan chính là chuyển sinh của anh trai cậu tên là Chatchewan, người đã bị chết đuối 3 năm trước khi cậu ra đời. Bởi trước khi chôn cất Chatchewan, một thành viên trong gia đình đã dùng than đánh dấu lên khuỷu tay phải của cậu bé. Khi Anurak biết nói, cậu bé vẫn thỉnh thoảng nhắc đến cuộc sống trước kia của anh trai Chatchewan.
Một bằng chứng về luân hồi tại Thái Lan từng gây ấn tượng cho các nhà nghiên cứu là Chanai Choomalaiwong. Tiến sĩ Ian Stevenson từng có cuộc điều tra để xác thực trường hợp này, sau đó, câu chuyện đã được học giả Jim Tucker nhắc lại trong cuốn sách của ông mang tên “Life Before Life: A Scientific Investigation of Children’s Memories of Previous Lives”.
Chanai Choomalaiwong sinh năm 1967 tại Thái Lan. Ngay từ khi sinh ra, cậu đã mang hai vết bớt, một ở phía sau đầu, và một ở trên mắt trái. Lúc đầu, mọi người trong gia đình không để ý đến những dấu hiệu này. Nhưng khi Choomalaiwong được 3 tuổi, cậu bé bắt đầu kể về kiếp sống trước đây của mình. Đó là một giáo viên tên là Bua Kai, người từng bị bắn giết trên đường tới trường (chiếc bớt của cậu bé là vết súng từ tai nạn đó). Choomalaiwong có thể nói chính xác tên của cha mẹ, vợ, và hai người con gái trong kiếp sống trước. Sau đó, cậu bé nhất quyết đòi bà đưa cậu trở về thăm gia đình cũ ở Khao Phra.
Chiều theo ý cháu, bà của Choomalaiwong đưa cậu đến một thị trấn gần Khao Phra. Khi cả hai vừa xuống xe buýt, Choomalaiwong đã dẫn đường về nhà, nơi cha mẹ tiền kiếp của cậu vẫn đang sống. Giữa đông đảo họ hàng có mặt trong nhà, Choomalaiwong có thể nhận ra chính xác cha mẹ mình. Cậu bé cũng nhận ra nhiều vật dụng cá nhân của Bua Kai và gọi hai con gái của Bua Kai bằng tên riêng. Mặc dù ít hơn nhiều tuổi, nhưng Choomalaiwong bắt hai cô bé gọi cậu là “cha”, nếu không, cậu sẽ từ chối nói chuyện với họ. Cả gia đình đều công nhận Choomalaiwong chính là Bua Kai chuyển sinh và họ luôn chào đón cậu bé mỗi lần trở lại thăm nhà.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm