Những tỷ phú làm từ thiện nhiều nhất năm 2020
Trong một năm 2020 đầy biến động vừa qua, không ít tỷ phú đã sẵn sàng cho đi một phần tài sản của mình để giúp đỡ cộng đồng.
Bill Gates
Bill Gates là một trong tỷ phú quyên góp nhiều tiền nhất cho các hoạt động từ thiện. Năm 2000, ông và vợ, bà Melinda Gates, đã đồng sáng lập quỹ Bill & Melinda Gates và hiện ông tập trung toàn thời gian cho hoạt động từ thiện của quỹ này.
Bill Gates và bà Melinda Gates cùng tỷ phú Warren Buffett, đã đề xuất chiến dịch "Cam kết cho đi" nhằm khuyến khích những người giàu có cống hiến ít nhất một nửa tài sản cho các hoạt động từ thiện.
Cải thiện chất lượng y tế ở các nước đang phát triển là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động từ thiện của Bill Gates. Quỹ Bill & Melinda Gates đã tài trợ hàng tỷ USD để đảm bảo tiến trình phát triển các loại thuốc chống lại HIV, sốt rét, bại liệt và các bệnh khác. Ngày 15/4/2020 công bố một loạt biện pháp mới, trong đó có khoản tài trợ bổ sung trị giá 150 triệu USD cho nỗ lực quốc tế ứng phó dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Số tiền 150 triệu USD này sẽ tài trợ việc phát triển các phương thức chẩn đoán, liệu pháp điều trị và bào chế vắcxin ngừa COVID-19, cũng như góp phần hỗ trợ các đối tác ở châu Phi và Nam Á trong nỗ lực phát hiện, cách ly và điều trị các trường hợp mắc bệnh.
Quỹ trên cũng kêu gọi lãnh đạo các nước trên thế giới đoàn kết trong việc đưa ra những biện pháp ứng phó dịch COVID-19 mang tính toàn cầu nhằm đảm bảo sự tiếp cận công bằng với việc chẩn đoán, điều trị và phân phối vắcxin ngừa bệnh trong tương lai.
Tỷ phú Elon Musk hỏi xin lời khuyên về các ý tưởng làm từ thiện
Quỹ này cũng xác định 4 lĩnh vực ưu tiên để đầu tư, bao gồm đẩy nhanh việc phát hiện virus corona chủng mới, bảo vệ những người yếu thế dễ bị tổn thương nhất, giảm tối thiểu tác động kinh tế lẫn xã hội và hợp tác với chính phủ các nước cũng như các tổ chức quốc tế như WHO và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc.
Bà Melinda Gates, vợ tỷ phú Bill Gates và là đồng Chủ tịch Quỹ Bill & Melinda Gates, nêu rõ: "Chúng ta có trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu này với tinh thần đoàn kết quốc tế".
Bà cho biết khoản tài trợ bổ sung trên sẽ giúp đẩy nhanh việc nghiên cứu các phương pháp điều trị, bào chế vắcxin và các biện pháp y tế công cộng để đối với với sự bùng pháp của đại dịch COVID-19, đồng thời nhấn mạnh "Chúng ta cần một phản ứng phối hợp toàn cầu".
Về phần mình, tỷ phú Bill Gates cho rằng cộng đồng quốc tế phải hiểu rằng chừng nào dịch COVID-19 vẫn đang tồn tại ở một vài nơi nào đó, "chúng ta cần hành động như thể nó ở khắp mọi nơi". Ông nhấn mạnh việc đẩy lùi đại dịch này sẽ đòi hỏi "sự hợp tác và tài trợ quốc tế ở cấp độ chưa từng có tiền lệ".
Khoản tài trợ 150 triệu USD trên bổ sung vào 100 triệu USD ban đầu được Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ để khởi động các dự án khoa học và y tế công.
Quỹ này đang hỗ trợ tám dự án tìm kiếm các giải pháp tiềm năng để phát triển vắcxin ngừa COVID-19 và đồng tài trợ để tăng cường năng lực phát hiện virus ở châu Phi cũng như góp phần trong nỗ lực chống dịch ở Trung Quốc.
Elon Musk
Mục tiêu của Musk là cải thiện môi trường và giúp đỡ nhân loại. Musk đã quyên góp rất nhiều tiền để làm từ thiện, quỹ của Musk ưu tiên tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, giáo dục khoa học và kỹ thuật cũng như sức khỏe trẻ em.
Thông qua quỹ này, Musk đã quyên góp tiền bảo tồn địa điểm phòng thí nghiệm của Nikola Tesla bằng cách tu sửa nó thành Bảo tàng và Trung tâm Khoa học Tesla. Vị tỷ phú giàu thứ hai thế giới cũng đang tham gia vào một loạt dự án quyên tặng hệ thống năng lượng mặt trời cho những khu vực chưa có điện lưới thông qua công ty năng lượng mặt trời của mình, Solar City.
Các khoản đóng góp của Musk trong năm nay cho các hoạt động từ thiện liên quan tới Covid-19 hầu như không đáng kể. CEO của Tesla thậm chí thường xuyên xem nhẹ rủi ro của Covid-19, nghi ngờ những số liệu về sự lây lan và tỷ lệ tử vong của bệnh này, cũng như đưa ra dự báo rất lạc quan về tiến trình của bệnh dịch.
Dù đã ký tham gia cam kết Giving Pledge, tỷ phú Elon Musk ít khi công khai các hoạt động từ thiện của mình. Theo Quartz, tỷ phú Elon Musk đã quyên góp hơn 257 triệu USD cho tổ chức Musk Foundation - tương đương 0,001% tài sản hiện tại. Theo đó, trong khoảng thời gian từ 2016-2018, tổ chức này đã trao 65 triệu USD cho khoảng 200 tổ chức phi lợi nhuận. Tỷ phú Elon Musk từng tiết lộ rằng lý do ông tích lũy tài sản là để cho đi.
Sau khi trở thành người giàu nhất thế giới của tỷ phú Elon Musk là hỏi xin lời khuyên về các ý tưởng về cách cho đi khi có 200 tỷ USD. Trên Twitter hôm 8/1, tỷ phú Elon Musk viết: "Tôi luôn đánh giá cao những phản hồi mang tính phản biện, và cả cách cho đi tài sản theo cách thực sự có thể tạo ra sự khác biệt". Theo Business Insider, không chỉ vượt Jeff Bezos trở thành người giàu nhất thế giới, tỷ phú Elon Musk còn ghi nhận tài sản đạt mức kỷ lục 208 tỷ USD trong ngày 8/1.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập giải thưởng khoa học toàn cầu lên đến 4,5 triệu USD
Jack Dorsey
Tỷ phú 43 tuổi này chia sẻ rằng, ông đang làm mọi thứ để giúp đỡ mọi người thông qua công việc của các công ty mà Dorsey sở hữu cũng như qua các khoản đóng góp cá nhân. Ông muốn được chứng kiến tận mắt những thay đổi khi còn sống.
Dorsey đã gửi hơn 85 triệu đô la cho các tổ chức khác nhau. Ông công khai báo cáo chuyển khoản thông qua một tài liệu Google. Doanh nhân không lập quỹ từ thiện để tránh các chi phí liên quan đến việc quản lý quỹ.
Trước đó, Dorsey đã quyên góp một tỷ đô la để chiến đấu chống lại virus corona. Ông trở thành nhà tài trợ hào phóng nhất cả về số lượng tuyệt đối và tỷ lệ thuận với tài sản của ông (khoảng 28%).
Dorsey hứa rằng ông sẽ tiếp tục công việc từ thiện của mình sau đại dịch, nhưng sẽ chuyển trọng tâm sang chủ đề sức khỏe phụ nữ, giáo dục và thu nhập cơ bản vô điều kiện. Theo tạp chí Forbes, tổng tài sản của CEO Twitter là 4,9 tỷ USD.
Sau khi tổ chức IPO thành công cho công ty Square, Dorsey đã cam kết sẽ tặng 20% cổ phần của mình cho "Start Small Foundation", một tổ chức từ thiện mà ông thành lập để phục vụ các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn. Trong năm qua, Dorsey cũng đã trao 3 triệu USD cho tổ chức "Know Your Rights Camp" nhằm mục đích nâng cao chất lượng sống của các cộng đồng người da màu thông qua giáo dục.
Tháng 4 năm 2020, Dorsey đã cam kết chi 1 tỷ USD, hơn 25% tổng giá trị tài sản hiện có, cho các nỗ lực cứu trợ Covid-19. Phần lớn số tiền này đã được chuyển tới các tổ chức, như ngân hàng thực phẩm, trường học nhằm cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho những nhóm dân cư bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Những vị tỷ phú 'hạnh phúc khi cho đi', không tiếc tiền làm từ thiện
Jack Ma
Tỷ phú Jack Ma, nhà đồng sáng lập Alibaba, thành lập quỹ từ thiện mang tên ông từ năm 2014. Sau lần phát hành cổ phiếu của Alibaba trên sàn giao dịch chứng khoán New York, Jack Ma đã cam kết dành 35 triệu cổ phiếu cho quỹ từ thiện của mình. Hiện Quỹ Jack Ma có 23 triệu cổ phiếu của Alibaba, trị giá khoảng 4,6 tỉ USD.
Kể từ khi thành lập, Quỹ Jack Ma đã đóng góp ít nhất 300 triệu USD cho các hoạt động từ thiện và chiến dịch bảo vệ môi trường khác nhau tại Trung Quốc. Năm 2019, quỹ đã chi 14 triệu USD để bảo vệ và tái tạo vùng đất ngập nước ở Hàng Châu.
Đầu năm 2020, quỹ Jack Ma đã công bố khoản quyên góp 14,4 triệu USD để giúp các nhà khoa học phát triển vaccine ngừa Covid-19. Theo đó, 40% khoản đóng góp của Jack Ma sẽ được chia đều cho Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Học viện Kỹ thuật Trung Quốc nhằm phát triển vaccine ngừa virus. Phần còn lại sẽ dành để hỗ trợ các cơ sở nghiên cứu tham gia vào nỗ lực kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng được đánh giá là nhà từ thiện hào phóng nhất châu Á
Jeff Bezos
Theo ước tính của tạp chí Forbes, Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập tập đoàn Amazon - tỷ phú Jeff Bezos có tổng tài sản trị giá gần 188 tỉ USD và giàu thứ hai thế giới ở thời điểm hiện tại. Tỷ phú Jeff Bezos trong năm 2020 đã thực hiện một số khoản tài trợ cực lớn. Tiêu biểu là cam kết 10 tỷ USD, tương ứng gần 10% tổng giá trị tài sản và là khoản từ thiện lớn nhất mọi thời đại tính đến nay, cho quỹ hỗ trợ mang tên ông: Quỹ Bezos Earth. Đây là quỹ chuyên hỗ trợ các hoạt động phi lợi nhuận trong cuộc khủng hoảng khí hậu và tính đến nay quỹ đã giải ngân khoảng 790 triệu USD thông qua 16 tổ chức.
Không tính tỷ phú Jeff Bezos, tổng số tiền làm từ thiện của nhóm 10 người đứng đầu trong năm 2020 dừng ở mức 2,6 tỉ USD. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2011, bất chấp tài sản của nhiều tỷ phú đã tăng mạnh trong thời kỳ đại dịch và thị trường chứng khoán lại liên tục thiết lập những kỷ lục mới.
Tháng 9/2018, tỷ phú Jeff Bezos từng quyên tặng 2 tỷ USD để giúp đỡ các gia đình vô gia cư và xây dựng hệ thống trường mầm non cho trẻ em. Tháng 9/2019, khi đối mặt với sức ép từ nhân viên, tỷ phú Jeff Bezos cũng đã cho ra mắt Cam kết khí hậu để Amazon có thể hoàn thành mục tiêu mà Hiệp định khí hậu Paris và xóa bỏ khí thải vào năm 2040.
Trong nỗ lực hỗ trợ các thành phần bị ảnh hưởng bởi Covid-19, tỷ phú Jeff Bezos đã trao 100 triệu USD cho Quỹ Phản ứng Covid-19 của Feeding America nhằm hỗ trợ 200 ngân hàng thực phẩm thành viên trên khắp đất nước. Tỷ phú Jeff Bezos cũng quyên góp 25 triệu USD để bắt đầu Quỹ cứu trợ Amazon, cung cấp các khoản tài trợ từ 400 đến 5.000 USD cho các đối tác của Amazon vượt qua giai đoạn khó khăn.
Tỷ phú Charles Chuck Feeney hạnh phúc khi hết tiền
Mark Zuckerberg
Mark Zuckerberg và Priscilla Chan là những nhà tài trợ lớn trong lĩnh vực từ thiện trên thế giới. Vào năm 2015, Mark Zuckerberg và Priscilla Chan đã cam kết cống hiến 99% tài sản cho các hoạt động vì lợi ích công cộng. Đồng thời, họ đã khởi động Sáng kiến Chan Zuckerberg (CZI), với sứ mệnh "thúc đẩy tiềm năng con người và thúc đẩy cơ hội bình đẳng".
Giáo dục là trọng tâm chính trong hoạt động tài trợ của Chan và Zuckerberg. Kể từ khi đại dịch bùng phát, CZI đã cấp hơn 9 triệu USD để hỗ trợ các nhà giáo dục và học sinh thông qua học tập từ xa, bao gồm cam kết tài trợ 5 triệu USD để giải quyết vấn đề sức khỏe tinh thần và xã hội của học sinh và gia đình. Năm 2020, Chan và Zuckerberg cam kết chi 3 tỷ USD trong thập kỷ tới cho một dự án y tế nhằm chữa trị, ngăn ngừa và kiểm soát một số bệnh gây ra tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em. Hai vợ chồng cũng đã ủng hộ 30 triệu USD cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong đại dịch COVID-19.
Bố thí và cúng dường là pháp tu phổ biến của hàng Phật tử. Tuy nhiên, để đạt được sự bố thí và cúng dường đúng như pháp là việc không phải dễ dàng đối với người thí và cả người thọ thí.
Người thí chủ thực hành bố thí và cúng dường trước hết phải xuất phát từ sự hân hoan, hoàn toàn tự giác và tự nguyện. Phát tâm bố thí và cúng dường phải đứng trên nền tảng tịnh tín. Bởi lẽ, nếu thiếu tịnh tín thì việc làm cao cả ấy sẽ lệch hướng, chỉ nuôi lớn lòng ngã mạn vì thấy rằng ta là kẻ ban ơn. Vì “của cho không bằng cách cho”, do vậy chưa hẳn nhiều tiền lắm của mà thực hành được tịnh thí. Mặt khác, tu tập bố thí và cúng dường phải thành tựu hoan hỷ, vui vẻ khi đem niềm vui đến cho người. Đây là ba yếu tố cơ bản người thí chủ cần tu tập để đạt được sự bố thí và cúng dường như pháp.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người
Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.
Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang
Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.
Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật
Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.
Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa
Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia.
Xem thêm