Niệm Phật để giải thoát vong hồn theo quấy phá
Câu chuyện dưới đây chính là câu chuyện niệm A Di Đà Phật giải thoát được vong hồn quấn quýt theo quấy phá.
Một câu Nam mô A Di Đà Phật là thuốc A Già Đà trị hết muôn bệnh. A Di Đà Phật lại là đại chú vương, xưng niệm hoan hỷ thì giải được oán kết, gặp dữ hóa lành. Câu chuyện dưới đây chính là câu chuyện niệm A Di Đà Phật giải thoát được vong hồn quấn quýt theo quấy phá.
Năm năm trước ở một khu đất phồn hoa náo nhiệt ở thành phố Đài Bắc có một thanh niên phóng xe như bay chở một cô gái đẹp, chạy như giông như gió lạng lách ẩu tả, đến nỗi cô gái chở phía sau bị té xuống chết cũng không hay, lúc đó có rất nhiều nam nữ hiếu kỳ vây lại xem, mọi người đang lúc tội nghiệp cho cô gái này, bỗng có một người đi đến kêu to: “A Tam! A Tam!”, trong những người đứng xem có người tên A Tam liền ứng thinh đáp to: “Tôi đến đây, tôi đến đây!”. Nguyên vị A Tam này là thợ hớt tóc trong tiệm hớt tóc gần đó, do vì có khách muốn hớt tóc cho nên ông chủ cho người học việc đi kêu A Tam về hớt tóc cho khách.
Tục ngữ có câu “Trời có bão táp không lường, con người có họa phúc trong sớm tối”. A Tam, anh chàng thanh niên tốt, sống có khuôn phép này bắt đầu từ tối hôm đó, sau nửa đêm ở trong cảnh giới nửa tỉnh nửa mê nhìn thấy một cô gái đẹp đến rủ anh ra ngoài chơi, liền mở cửa sau đi theo cô ta.
Đến khi trời sáng, một mình A Tam ngồi ngủ gật dưới cột điện, bị người ta phát hiện mới kêu anh ta thức dậy đi về. Liên tục một tuần lễ như thế, ban ngày làm việc, ban đêm cô gái kia đến dẫn đi chơi, sáng sớm đều nằm ngủ gật trên đất bên ngoài. A Tam tự thấy không ổn, liền bỏ việc về quê.
Quê của A Tam ở trên núi, thôn Đồng Lâm, Bắc Cấu Khanh, Vụ Phong, Đài Trung. Nhà có một mẹ già mù lòa và mấy anh em. A Tam về nhà qua ngày sau phụ giúp với ông anh cả, dùng xe tải hàng ra ngoài chở hàng cho người ta, đến tối về nhà.
Bà mẹ liền kêu A Tam đến trước mặt nói: “Con mỗi lần lúc sắp ra ngoài. Mẹ đều dặn dò bảo con ở bên ngoài không nên kết giao tùm lum với con gái, con lại cứ không nghe. Con mới về ngày hôm qua, hôm nay đã có con gái đến kiếm, cái tiếng đi mang giày cao gót, lại còn miệng kêu A Tam, A Tam không ngớt! Mẹ hỏi là ai muốn tìm A Tam cũng không trả lời”.
A Tam liền đáp với mẹ mình rằng: “Mẹ à! Con từ nào đến giờ ở bên ngoài sống có khuôn phép đàng hoàng, chưa từng kết giao với cô gái nào”.
Tức thời liền cùng với mấy anh em của anh ta đi tìm kiếm bên trong bên ngoài nhà đều tìm không ra bóng dáng cô gái nào. Nhưng tối hôm đó vào nửa đêm thì cô gái lại đến cùng A Tam mở cửa sau ra ngoài chơi, sáng sớm A Tam lại ngồi ngủ gật dưới cây, thế là lại bị người kêu tỉnh dậy.
A Tam ở Đài Bắc trong một tuần lễ, mỗi đêm đều bị chuyện như thế xảy ra, nhưng tự mình không biết là thế nào, bây giờ về ở nhà quê cũng là như thế, không biết có cách gì mới có thể giải quyết?
Lúc bấy giờ ở trên núi thôn Bắc Đồng Lâm, mọi người đều tin thờ một tượng Vương Gia Công. Mẹ của A Tam liền đi mời đồng cốt và thỉnh Vương Gia Công về hỏi bệnh của A Tam là bệnh gì?
Thì ra thần cũng có chút thần thông, thần dựa vào đồng cốt nói: “Bệnh của A Tam là do mười ngày trước đây ở chỗ nào đó của Đài Bắc nhìn thấy một cô gái té chết bên đường, người bạn trai dùng xe chở cô gái này tên là A Tam. Lúc đó có người gọi to A Tam thì vị A Tam này của chúng ta cũng to tiếng trả lời “Đến đây! Đến đây!”.
Lúc đó hồn cô gái bị té chết đang trong lúc mênh mang mù mịt không có chỗ nương, nghe được cái tên A Tam, tức thời quấn theo không buông”. Đồng cốt nói tiếp: “Cách tốt nhất là đưa u hồn của cô ta về Đài Bắc”.
Mẹ của A Tam lại nói “Phải dùng cách gì để đưa?”. Đồng cốt lại nói: “Phải dùng hình nộm (rơm)”. Tức thời dùng rơm làm thành một hình người, cao khoảng bốn thước (thước Tàu) mặc áo đỏ quần đen, chân cũng mang giầy, trên đầu buộc một chiếc khăn bông, vẽ mày, mắt, miệng, mũi, vào lúc sau nửa đêm, Vương Gia Công với đồng cốt đưa hình nộm này đến bên trạm xe, buộc vào dưới cột điện, đồng cốt liền đốt rất nhiều giấy vàng bạc ở đó kêu u hồn ngồi chuyến xe thứ nhứt đến Đài Bắc tìm người yêu của mình là A Tam.
Hình nộm người con gái buộc ở dưới cột điện, những người qua lại ở xa xa đã có thể nhìn thấy rồi. Ở dưới cột điện có một người con gái đẹp đứng ở đó bất động, đi lại gần nhìn mới rõ là hình nộm làm bằng rơm, làm sáng sớm hôm cô bị giật mình sợ đến hồn bất phụ thể, có thể nói sợ lớn bệnh lớn, sợ nhỏ bệnh nhỏ.
Cô gái bị giật mình hoảng sợ té ngã hôn mê đó là một cô nữ sinh cao đẳng năm thứ ba họ Chu tên là A Lập. Sáng sớm mỗi ngày khi trời còn chưa sáng đã phải chạy xe đạp xuống núi, từ con đường thôn Đồng Lâm đi ngang qua Bắc Cấu Khanh, rồi lại từ Vụ Phong chuyển đến thành phố Đài Trung đi học, chuẩn bị thi đại học.
Đó là một cô gái trẻ 19 tuổi tài năng và học vấn đều giỏi. Chu A Lập sáng sớm hôm đó sương mù trắng xóa mù mịt, xa xa thấy một cô gái trẻ, trong bụng nghĩ lạ quá, còn sớm như vậy đứng ở đó làm gì?
Đang lúc không biết là cái gì đó thì xe đã đến qua đó, vừa xem biết là hình nộm mặc áo, tức thì lông tóc dựng đứng, đầu cảm thấy to lên như cái đấu, sức khỏe không chịu đựng được nữa, không thể đi học được, lại quay về nhà. Bắt đầu bị bệnh luôn không dậy được, đầu đau như muốn vỡ kêu khóc ầm ĩ, muôn phần đau đớn, trong một ngày mời về mấy vị Đông, Tây y bác sĩ, đều chẩn đoán không ra bệnh.
Người dân trên núi nơi A Lập ở này đều tin thờ Thái Tử Gia. Cha của A Lập liền đi thỉnh Thái Tử Gia đến cầu xin đạp đồng lên chỉ bảo. Thái Tử Gia này có thể nói là khá thông minh, ông ta dựa vào đồng cốt nói:
“Cái đầu đau của A Lập thuốc men trị không hết được đâu, ta cũng không có cách nào trị lành được, do vì có một con quỷ nữ quấn theo quấy phá, thần không có cách đuổi đi, cần phải thỉnh bậc chân tu đến tụng kinh niệm Phật, siêu độ cho nó thoát khổ, đó mới là biện pháp rốt ráo (tốt nhất)”.
Cha của A Lập lại hỏi Thái Tử Gia rằng: “Phải đi đến nơi nào thỉnh bậc chân tu?”. Thái Tử Gia dựa vào đồng cốt nói: “Gần thì trước mắt, xa thì ngàn dặm”. Cha của Chu A Lập tức thời nghĩ đến sư phụ Phổ Độ ở trên núi đối diện (em gái của cô Chơn tức cô Phụng đã thế phát thọ giới) và cô Chơn, hai người là chân tu hành.
A Lập vẫn cứ đau đầu chịu không nổi, cha và anh của cô hai người liền đỡ cô đi gặp sư phụ Phổ Độ và cô Chơn, rồi nói rõ lại những lời của Thái Tử Gia lên đồng đã nói, xin nhờ giúp cho việc tiêu tai bạt độ.
Sư Phổ Độ và cô Chơn tức thời tụng một quyển Kinh Di Đà, 49 biến chú vãng sanh, tụng chú đại bi, Bát nhã Tâm kinh mỗi thứ 7 biến, hồi hướng bố thí cho nữ quỷ được siêu sanh thoát khổ, và cho A Lập một xâu chuỗi, dạy cô cách niệm “Nam mô A Di Đà Phật”, niệm một câu lần một hột. Lại thuyết minh tiếp: “Một câu A Di Đà Phật chính là đại chú vương, muốn tránh tà tự mình niệm mới kết quả, tự mình liền có thể tiêu tai khỏi nạn do vì tà ma quỷ quái không dám lại gần”. A Lập nghe xong thấy rất có đạo lý, vô cùng cám ơn, về nhà liền gắng sức niệm Thánh hiệu “A Di Đà Phật” mãi, niệm luôn mấy giờ, đầu nhẹ nhàng như thường lúc nào không hay.
Ngược lại, mẹ của A Lập kêu to đau đầu, liền kêu A Lập đem xâu chuỗi đến cho mẹ mượn niệm. Cũng lần từng hột niệm một câu A Di Đà Phật… niệm được mấy giờ khỏe rồi, nhưng cái đầu của A Lập lại đau trở lại, lại đòi xâu chuỗi trong tay của mẹ lại niệm. Cha của A Lập liền chạy qua cô Chơn lần nữa nói rõ sự việc và xin thỉnh xâu chuỗi nữa, cô Chơn một lần nữa dặn dò ông: “Niệm Phật, không phải tay cầm chuỗi mới có thể niệm được. Không có chuỗi và ở bất cứ chỗ nào, bất cứ lúc nào đều có thể niệm, chỉ ở trong giấc ngủ hoặc đang trong nhà xí thì không thể niệm ra tiếng, nhưng phải nhớ niệm thầm, cũng không phải đợi lúc đau mới niệm, lúc bình thường không kể là nam hay nữ, già hay trẻ đều phải niệm, càng niệm càng tiêu tai, tăng thêm phước thọ”. Về sau cả nhà A Lập bình an, đối với sư Phổ Độ và cô Chơn rất là cảm đội ơn đức và tin sâu Phật pháp vô biên, không thể nghĩ bàn.
Chúng ta nói trở lại câu truyện hình nộm mặc đồ kia, hai ngày nay đứng bất động dưới cột điện, một truyền ra mười, mười truyền ra một trăm, một trăm truyền ra một ngàn, người trên núi không có người nào dám đi qua đó, ông trưởng thôn bèn đi đến nhờ cô Chơn, nói:
“Các sư cô, cứu người thì phải cứu đến nơi đến chốn, cái hình nộm mặc đồ buộc luôn ở đó là điều lành ít dữ nhiều, trong làng không có người nào dám đụng đến nó, xin các sư cô phát tâm từ bi mở nó ra đốt bỏ đi để tránh gây ra nhiều tai ương. Xin nhờ! Xin nhờ!”.
Sư Phổ Độ và cô Chơn liền nhận lời nói: “Được rồi, sáng sớm ngày mai bắt đầu làm là được rồi”. Qua sáng sớm hôm sau, sư Phổ Độ và cô Chơn đốt ba cây nhang, hướng vào hình nộm mặc đồ nói:
“Nữ cô hồn! Ngươi ở đây tạo tội nghiệt, hại người, tội rất sâu, chúng ta thương xót cho ngươi, cho nên bây giờ tụng kinh, chú, niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật bố thí cho ngươi, siêu độ cho ngươi thoát ra ba cõi, vãng sanh Tây phương Cực Lạc thế giới, vĩnh viễn thoát khỏi cái đau khổ lớn của luân hồi sanh tử, đây mới là cứu cánh cho ngươi”.
Nói xong, liền tụng một quyển Kinh A Di Đà, Chú Vãng Sanh, Chú Đại Bi, Bát nhã Tâm kinh v.v… lúc niệm lại Thánh hiệu A Di Đà Phật, thuận tiện liền mở hình nộm xuống, tháo bung hết toàn thân, lấy lửa đốt, trong khoảnh khắc biến thành một đống tro. Cuối cùng lại hồi hướng rằng: “Nguyện công đức thù thắng của kinh chú này hồi hướng cho cô hồn được siêu thăng”.
Tiếp theo quét đống tro đó xuống khe nước lớn, nước cuốn trôi đi. Từ đó những người dân nam nữ già trẻ trong thôn Đồng Lâm này đã biết được điều hay tốt của việc niệm Nam mô A Di Đà Phật, có rất nhiều người phát tâm quy y theo Phật.
Trích cuốn sách "Những Chuyện Niệm Phật Mắt Thấy Tai Nghe"
Tác giả: Nữ cư sĩ Lâm Kháng Trị
Việt dịch: Thích Hoằng Chí
> Từ A tới Z về NIỆM PHẬT.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm