Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 15/08/2019, 09:29 AM

Giá trị của việc Niệm Phật

Niệm Phật chính là chánh niệm, lấy Phật làm đối tượng nhiếp tâm, không để tâm mình theo những vọng tưởng ở quá khứ hay tương lai. Niệm Phật là ghi nhớ, quán tưởng đến Phật, tức là nhớ tưởng đến những đức tính từ bi hỷ xả, nhẫn nhục cũng như công đức trí tuệ cảnh giới của Ngài.

Thế nào là niệm? Chữ niệm (念)  là do hai chữ kim (今) và tâm (心)  hợp thành. Kim có nghĩa là hiện tại, vậy tâm an trú trong hiện tại được gọi là chánh niệm. Đức Phật nói: 

Quá khứ không truy tìm, 

Tương lai không vọng ước, 

Quá khứ đã đoạn tận, 

Tương lai lại chưa đến, 

Chỉ có pháp hiện tại, 

Quán chính niệm là đây.

Niệm Phật chính là chánh niệm, lấy Phật làm đối tượng nhiếp tâm. Nguồn ảnh: Internet

Niệm Phật chính là chánh niệm, lấy Phật làm đối tượng nhiếp tâm. Nguồn ảnh: Internet

Vậy niệm Phật chính là chánh niệm, lấy Phật làm đối tượng nhiếp tâm, không để tâm mình theo những vọng tưởng ở quá khứ hay tương lai. Niệm Phật là ghi nhớ, quán tưởng đến Phật, tức là nhớ tưởng đến những đức tính từ bi hỷ xả, nhẫn nhục cũng như công đức trí tuệ cảnh giới của Ngài. Tưởng niệm những đức tính của Phật như vậy là để sống và làm theo Ngài. Không chỉ vậy, tưởng niệm đến Phật tâm sẽ an yên, xa rời những tà niệm.

Bài liên quan

Niệm Phật còn là niệm danh hiệu Phật. Danh hiệu Phật là đại diện cho công đức, trí tuệ chung và hạnh nguyên riêng của từng vị Phật. Niệm danh hiệu Phật hay danh hiệu Bồ Tát có thể giúp chúng ta diệt trừ tham dục, sân hận, si mê và được ở cõi an lành

Kinh Phổ Môn nói: Nếu ai nhiều tham dục, nên thường cung kính niệm: Nam mô Quán Thế Âm, sẽ lìa được lòng tham. Nếu ai nhiều sân hận, nên thường cung kính niệm: Nam mô Quán Thế Âm, sẽ lìa được lòng sân. Nếu ai nhiều ngu si, nên thường cung kính niệm: Nam mô Quán Thế Âm, sẽ lìa được lòng si.

Kinh A Di Đà nói: Nếu có thiện nam hay thiện nữ nào được nghe danh hiệu Phật A Di Đà, trì danh niệm Phật, một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, cho đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn; người đó lúc lâm chung, Phật A Di Đà và các thánh chúng hiện ra trước mắt. Người đó lúc lâm chung tâm không điên đảo, được vãng sinh về nơi Cực Lạc của Phật A Di Đà.

Niệm danh hiệu Phật hay danh hiệu Bồ Tát có thể giúp chúng ta diệt trừ tham dục, sân hận, si mê và được ở cõi an lành. Nguồn ảnh: Internet

Niệm danh hiệu Phật hay danh hiệu Bồ Tát có thể giúp chúng ta diệt trừ tham dục, sân hận, si mê và được ở cõi an lành. Nguồn ảnh: Internet

Điều quan trọng của việc niệm Phật là tâm và miệng phải đồng nhất với nhau. Tâm nương theo tiếng, tiếng nhiếp vào tâm mới có thể nhất tâm bất loạn. Chỉ có như vậy tâm ta mới đang an trú trong hiện tại, chỉ có vậy niệm Phật mới đạt hiệu quả cao.

Trong khi niệm Phật, câu niệm quen thuộc mà các phật tử sử dụng là “Nam mô A Di Đà Phật”. Nam Mô ở đây có 6 nghĩa: kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng. A: Có nghĩa là Vô, Không Di Đà: Nghĩa là lượng. Phật là Người Giác ngộ. Như vậy Nam Mô A Di Đà Phật là: Kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng hoặc cũng có nghĩa là: Con quay về nương tựa vào đấng Giác ngộ vô lượng.

Các Phật tử thường dùng câu niệm Phật này để chào nhau,như một sự nhắc nhở để thánh hóa tâm hồn mình qua Hồng danh của Đức Phật A Di Đà. Nguồn ảnh: Internet

Các Phật tử thường dùng câu niệm Phật này để chào nhau,như một sự nhắc nhở để thánh hóa tâm hồn mình qua Hồng danh của Đức Phật A Di Đà. Nguồn ảnh: Internet

Về mặt giáo lý, đây là pháp trì danh niệm Phật trong Tịnh-Ðộ tông được tín hành nhiều nhất, ngắn gọn dễ dàng tu tập nhất, thích hợp với tất cả mọi tầng lớp tín đồ không phân biệt thượng, trung hay hạ căn, trí huệ cao hay thấp, nghiệp chướng nặng hay nhẹ, chỉ cần hành giả trì danh nhất tâm tín nguyện, không thối chuyển cho đến khi mệnh chung sẽ được vãng sanh, Phật A-di-đà và thánh chúng tiếp dẫn về Tây phương Cực Lạc.

Bài liên quan

Hiện nay, các Phật tử thường dùng câu niệm Phật này để chào nhau, tuy là một câu có 6 chữ ngắn gọn, nhưng nó hàm chứa một tính lễ độ và một sự nhắc nhở cho nhau để thánh hóa tâm hồn mình, qua Hồng danh của Đức Phật A Di Đà.

Khi niệm Phật hiệu, cần thành tâm niệm, chuyên tâm niệm, không mong cầu sẽ thành Phật hay không thành Phật, cũng không mong cầu sẽ được vãng sinh hay không vãng sinh. Khi niệm Phật hiệu đã chuyên nhất, nhất tâm bất loạn rồi, một niệm thay vạn niệm, trong đầu không còn ý nghĩ gì khác, thì câu niệm Phật hiệu mới chấn động đến thế giới Tây phương Cực Lạc của Phật A Di Đà, thì mới được Ngài tiếp dẫn vãng sinh vào cõi Cực Lạc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghĩ về hạnh nguyện ngài Địa Tạng

Góc nhìn Phật tử 13:39 19/04/2024

Mỗi khi chắp tay kính lễ chư Phật và Bồ-tát, trong tôi lại sừng sững dáng Tăng của ngài U minh Giáo chủ Đại hùng, Đại lực, Đại từ, Đại bi Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ-tát.

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Xem thêm