Niệm Phật diệt trừ ngũ dục
Thế giới Ta Bà này là cả một thế giới đầy dẫy ma quỷ. Những loại ma quỷ đó không phải là loại ba đầu sáu tay, lưỡi dài, móng sắc… Ma quỷ tôi muốn nói đây chính là ma ngũ dục: tài của, danh lợi, sắc đẹp, ăn uống, ngủ nghỉ.
Năm loại ngũ dục này được ví như rắn độc, hổ dữ. Thế nhưng, rắn độc hay hổ dữ cắn chúng ta thì chúng ta chỉ có chết một đời này thôi, còn nếu bị ngũ dục dắt dẫn thì chẳng những làm chướng ngại cho việc vãng sinh, mà chúng còn khiến chúng ta mãi mãi đọa lạc trong tam đồ ác đạo.
Đây là một điểm mà mọi người cần phải đặc biệt lưu ý, không thể không cảnh giác được. Hiện tại, chúng ta tu hành là đang cùng ma quỷ giao chiến, là đang chiến đấu lại ma ngũ dục. Nếu chúng ta không anh dũng, không quyết tâm hạ thủ nó, chắc chắn nó sẽ dẫn dắt chúng ta đi vào tam đồ.
Niệm Phật giúp ta an ổn cả đời này và đời sau

Bình thường, đối với người cần phải từ bi. Song, đối với thất tình lục dục không nên tùy thuận theo nó mà bị dẫn dụ. Nhất là người học Phật tại gia, rất đáng thương, vì sống giữa trần lao, nhìn trước ngó sau đều bị ngũ dục bao vây chi phối.
Thảo nào trong kinh Ưu Bà Tắc Giới Khinh, Đức Phật có nói: “Có hai hạng Bồ Tát: Bồ Tát tại gia tu hành thì khó, Bồ Tát xuất gia tu hành thì dễ”. Bạn xem, hiện tại bạn tu tập, nhất cử nhất động đều an trụ trong câu niệm Phật, lại được nhất tâm tu hành. Nếu có phạm oai nghi tế hạnh, hay nội quy hoặc phạm giới, đều được người khác nhắc nhở. Chẳng những không tạo ác nghiệp mà còn gieo thiện duyên nữa. Ngược lại, sống giữa đời thường, một khi bạn sai lầm, có ai ở cạnh bạn để nhắc nhở đâu?
Người tại gia tu hành, thuận duyên thì ít mà ác duyên lại nhiều. Do đó, bạn là Bồ Tát tại gia phải tự mình nỗ lực tu hành. Đồng thời phải cúng dường Tam Bảo, rộng làm các phước lành.
Nếu bạn là người có gia đình thì trách nhiệm cũng lớn. Bạn phải cần tận lực hiếu thuận, lại hành từ bi, mọi việc trước sau, trên dưới cần phải chu toàn. Một khi mắc phải lỗi lầm, được người nhắc nhở nên vui vẻ đón nhận, không nên oán trách. Đối với mọi việc cần phải nhẫn nhục, chịu thương chịu khó mới có thể thành tựu được công đức.
Tôi thường nói, người xuất gia tu hành là người đại trượng phu. Thế nhưng, nếu người tại gia chân chính tu hành cũng là một người đại trượng phu, vì hằng ngày phải đối diện với ngũ dục, chướng duyên khó khăn vô cùng.
Vậy bạn phải làm gì để có thể thắng được ma ngũ dục? Không gì tốt hơn là niệm Phật. Cứ một câu A Di Đà Phật, bạn chấp trì không cho gián đoạn, không luận là tán tâm hay nhất tâm, chẳng những tiêu trừ được ngũ dục mà bạn lại còn thành tựu đạo nghiệp, được vãng sinh Tây phương nữa.
Trích từ: Bảy Ngày Khai Thị Phật Thất.
Việt dịch: Thích Tâm An
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật
Phật giáo thường thức
Hỏi: Cách nhìn giữa chúng sanh, Bồ Tát, và Thiền sư ví dụ: cùng cây gậy phàm phu cho cậy gậy là thật nên khởi tâm phân biệt tốt xấu. Nhị thừa cho cây gậy là không, vô thường sẽ mục nát hư hoại. Duyên giác gọi đó là huyễn hóa do nhân duyên sanh.

Nhân duyên gì để thành Phật?
Phật giáo thường thức
Để thấy được sự vĩ đại của Đức Phật lớn lao đến nhường nào, chúng ta không chỉ tìm hiểu trong lịch sử cuộc đời Đức Phật cách đây 2500 năm ở Ấn Độ. Mà chúng ta cần phải tìm hiểu về quá trình tu Bồ Tát Đạo hết sức lâu xa và bi tráng của các tiền thân Đức Phật.

Biểu tượng của lòng từ bi vô lượng
Phật giáo thường thức
Bồ-tát Quan Âm là biểu tượng của lòng từ bi vô lượng và sự cứu độ không ngừng đối với chúng sinh.

Hiểu về ý thức
Phật giáo thường thức
Ý thức là một phạm trù khá phức tạp của trí não con người, bao gồm nhận thức, cảm xúc, ý niệm...về bản thân và thế giới xung quanh và khả năng tự nhận biết. Nó không chỉ đơn giản là khả năng nhận biết và hiểu biết, mà còn bao gồm khả năng tự nhận thức về quan điểm, giá trị, và mục tiêu cá nhân.
Xem thêm