Niệm Phật như thế nào mới hợp với bản hoài của Phật?
Pháp môn Niệm Phật, quả thật đã ứng hợp với thời cơ, với bản hoài của Phật mà âm thầm đi sâu vào tiềm thức Phật tử Việt Nam. Nhưng xét ra, số người niệm Phật tuy nhiều mà kẻ không rõ mục đích của sự trì niệm cũng chẳng ít. Sự niệm Phật của họ không hợp với bản ý của đức Thế Tôn.
Có những vị đi chùa thấy người niệm Phật cũng bắt chước niệm theo, hoàn toàn không chủ định. Hành động này tuy cũng gieo căn lành phúc đức về sau, nhưng không hợp với bản ý của Phật.
Có những vị niệm Phật nguyện cho tiêu tai khỏi nạn, cầu gia đình khỏe mạnh bình yên, việc sinh hoạt càng ngày thêm thịnh vượng. Nguyện cầu như thế cũng tốt, nhưng không hợp với bản ý của Phật.
Có những vị đời sống gặp nhiều cảnh không vừa ý, sinh nổi u buồn phẩn chí, niệm Phật cầu cho mình hiện tại và kiếp sau không còn gặp cảnh ấy nữa, sẽ được xinh đẹp vinh hoa, mọi việc đều thuận lợi như ý. Cầu như thế cố nhiên vẫn tốt, nhưng không hợp với bản ý của Phật.
Pháp môn niệm Phật trong kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ
Có những vị cảm thấy cuộc sống trần gian không điều chi hứng thú, dù cho sang giàu quyền thế cũng còn nhiều lo lắng khổ tâm. Họ hy vọng dùng công đức niệm Phật để kiếp sau được sinh lên cõi trời, sống lâu nhàn vui tự tại. Cầu như thế cũng là điều tốt, nhưng không hợp với bản ý của Phật.
Lại có những vị, nghĩ mình tội chướng đã nhiều, trong một kiếp này dễ gì giải thoát, nên niệm Phật cầu cho kiếp sau chuyển nữ thành nam, xuất gia tu hành, làm bậc cao tăng ngộ đạo. Cầu như thế có thể gọi là xuất cách, nhưng còn thiếu trí huệ và đức tin, cũng không hợp với bản ý của Phật.
Vậy niệm Phật thế nào mới hợp với bản ý của Phật?
Đức Thế Tôn thấy rõ pháp hữu vi đều vô thường, tất cả chúng sinh vẫn sẵn đủ đức tướng trí tuệ của Như Lai, nhưng do bởi mê bản tâm nên tạo ra nghiệp hoặc, mãi chịu sống chết luân hồi. Dù cho được sinh lên cõi trời, khi hưởng hết phước rồi, cũng bị sa đọa. Vì thế, bản ý của đức Thế Tôn muốn cho chúng sinh do nơi pháp môn Niệm Phật, sớm thoát khỏi khổ sinh tử luân hồi.
Chư Phật trong nhiều a tăng kỳ kiếp đã từng huân tu phúc tuệ, nếu kẻ nào xưng niệm hồng danh của Như Lai, sẽ được vô lượng vô biên công đức. Lại, Đức A Di Đà Thế Tôn đã lập thệ: “Nếu chúng sinh nào niệm danh hiệu của Ngài cầu về Cực Lạc, kẻ ấy khi mạng chung sẽ được tiếp dẫn vãng sinh Tây Phương, chứng lên ngôi bất thoái chuyển”. Đem công đức vô lượng của sự niệm Phật, mong cầu những phúc lợi nhỏ nhen ở cõi người, cõi trời mà không cầu vãng sinh giải thoát có khác chi trẻ thơ đem hạt châu ma ni vô giá đổi lấy viên kẹo để ăn? Như thế thật là phí uổng không xứng đáng chút nào!
Phương pháp kỳ diệu nhất để tiêu nghiệp chướng là niệm Phật
Lại nguyện lực của Phật rất lớn, người nào nghiệp chướng dù nặng mà chí tâm niệm Phật ngay một đời này cũng được tiếp dẫn vãng sinh. Cầu đời sau làm cao tăng ngộ đạo, là thiếu trí huệ và đức tin, làm sao bảo đảm bằng hiện đời sinh về Tây Phương, thành bậc Bồ Tát ở ngôi bất thối chuyển? Cho nên bản ý của Đức Thế Tôn là muốn cho chúng sinh niệm Phật để thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, và sự giải thoát ấy lại có thể thực hiện ngay trong một kiếp.
Bởi ba cõi đều vô thường, các pháp hữu vi không có chi là vui. (Tam giới giai vô thường. Chư hữu vô hữu lạc - Kinh Pháp Hoa). Người niệm Phật phải cầu sinh về Tây Phương để thoát vòng sống chết luân hồi; lần lần tu chứng đến cảnh thường, lạc, ngã, tịnh của Niết Bàn, chớ không nên cầu sự phúc lạc hư giả ở thế gian. Niệm Phật như thế mới hợp với mục đích giải thoát, với tâm từ bi cứu khổ ban vui của đức Thế Tôn. Và muốn được như vậy hành giả phải thường quán sát suy tư về Bát khổ của kiếp người cho đến nỗi khổ vô tận vô biên trong sáu cõi. Nếu chẳng quán như thế, thì tâm cầu giải thoát khó sinh, ý nguyện về Tây Phương không thiết, làm sao ngày kia bước lên bờ giác, dùng con thuyền bát nhã độ khắp bến mê? Khi xưa đức Phật đã than: "Trong đời mạt pháp, các đệ tử ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít ai quan niệm đến vấn đề sinh tử!". Không tha thiết đến sự liễu thoát sinh tử là vì thiếu tri giác, do bởi không thiết thật quán xét nỗi khổ trong kiếp luân hồi. Những người này chẳng những phụ ơn Phật, mà cũng phụ cả chính mình, thật đáng tiếc thương đau xót!
> Mời quý Phật tử xem thêm video Hoa sen và thuyết luân hồi trong Phật giáo:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm