Niệm Phật trong tinh thần Giới - Định -Tuệ.
“Niệm Phật A Di Đà” liên hệ đến Giới - Định - Tuệ như thế nào ?
Có người hỏi tôi:
“Niệm Phật A Di Đà” liên hệ đến Giới - Định - Tuệ như thế nào ?
Tôi nói:
Liên hệ rất chặt chẽ. Chuyên tâm niệm danh hiệu Phật A Di Đà, khiến ý không còn nghĩ đến điều ác, ấy là giới. Ý không nghĩ đến điều ác, nên miệng không nói lời ác, ấy là giới. Ý không nghĩ điều ác, nên thân không làm điều ác, ấy là giới và là tâm giới.
Giới là ngăn ngừa điều ác của thân và tâm, khi niệm Phật khiến ý không còn nghĩ đến điều ác, miệng không còn điều kiện để nói lời xấu ác và thân không còn điều kiện để làm các điều xấu ác. Do đó, niệm Phật A Di Đà là giới và trì giới.
Chuyên tâm niệm danh hiệu Phật A Di Đà, khiến tâm an trú vào một điểm, phiền não lắng xuống và tâm bất loạn, ấy là định. Định ấy có khả năng sanh giới mà thuật ngữ Luận tạng gọi là Tịnh lự sanh luật nghi hay Định sanh luật nghi. Nghĩa là giới hay luật nghi sanh khởi từ Thiền định, để phòng hộ điều ác xảy ra từ nơi tâm ý và nơi hành động của thân, ngữ.
Nên, trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà đến nhất tâm, không những sanh ra giới (śīla) mà còn sinh ra định (samādhi) và không những sinh ra định mà còn sinh ra giới. Không những sinh ra giới, định mà còn sinh ra tuệ (Prajñā). Từ định mà sinh tuệ, thuật ngữ Luận tạng gọi là Đạo sinh luật nghi.
Nghĩa là do tâm ở vào trạng thái thiền định thuần nhất, các phiền nào bị nhiếp phục và đoạn tận, khiến con đường đi vàogiải thoát phát sinh và có năng lực phòng hộ các ác pháp,khiến chúng bị chuyển hóa và không thể khởi lên nơi tâm, ấy gọi là Đạo sinh luật nghi.
Nên, niệm Phật càng chuyên nhất, tâm càng đi sâu vào định và định đến chỗ tột cùng thì tuệ phát sinh và nhập vào Thánh đạo vô lậu hay Phật đạo. Tuệ phát sinh, thì thấy rõ tự tánh thanh tịnh nơi tâm mình và tự tánh thanh tịnh nơi tâm Phật A Di Đà không hai, không khác. Thấy rõ tha phương Tịnh độ với tự tâmTịnh độ là tương tức, tương nhập.
Không chứng nhập được tự tâm Tịnh độ, thì không thể chứng nhập được tha phương Tịnh độ. Và không tin vào tha phương Tịnh độ, thì không có điều kiện để chứng nhập tự tâm Tịnh độ. Trong tha phương Tịnh độ có tự tâm Tịnh độ và trong tự tâm Tịnh độ có tha phương Tịnh độ. Nên, tự tâm Tịnh độ và tha phương Tịnh độ, tuy hai mà không phải hai, tuy một mà không phải một.
Và do có tuệ, nên thấy Tịnh độ Phật A Di Đà và Tịnh độ của chư Phật mười phương đều cùng một bản thể thanh tịnh, dung thông vô ngại, có khác chăng là do từ nơi bản nguyện hay phương tiện thiết lập Tịnh độ của các ngài.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học cách Phật dạy con
Kiến thức 13:52 01/11/2024Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.
Hạnh phúc của sự buông bỏ
Kiến thức 11:00 01/11/2024Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.
Nói về mười điều thiện
Kiến thức 10:15 01/11/2024Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.
Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát
Kiến thức 08:30 01/11/2024Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.
Xem thêm