Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/08/2020, 09:05 AM

Niệm Phật và những điều cần biết

Niệm Phật là phương pháp tu rất dễ, chỉ cần niệm hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật. Nhưng nếu chúng ta thực hành và đi sâu vào pháp môn này thì sẽ nhận ra trong cái dễ có cái khó.

Làm sao để tâm được thanh tịnh khi niệm Phật?

Niệm Phật đúng cách cần lưu ý những gì?

Để niệm Phật đúng cách, Phật tử cần chú ý phải dồn hết tâm trí, thành tâm hướng về Đức Phật A Di Đà và niệm danh hiệu của Ngài: Nam mô A Di Đà Phật hay A Di Đà Phật.

Tại sao chúng ta niệm Phật?

Chúng ta đừng nên nghĩ rằng niệm A Di Đà là vì Đức Phật đó có công năng lớn hơn những vị Phật khác. Bởi khi đã thành tựu quả vị Phật, các Ngài đều có mười danh hiệu như nhau, có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Nhưng vì sao chúng ta không chọn niệm một vị Phật nào khác ngoài Đức Phật A Di Đà?

– Vì Phật A Di Đà được chúng ta biết đến qua lời giới thiệu của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng ta niệm Phật là tôn trọng và nghe theo lời giáo huấn của vị Bổn sư của mình.

– Căn cứ trong 48 lời nguyện của Phật A Di Đà đều muốn tiếp dẫn chúng sanh về cõi Tây Phương an lạc. Trong đó có lời nguyện rằng:“ Tất cả chúng sanh 10 phương có lòng tin yêu về cõi ta nếu niệm từ một đến mười niệm mà ta không tiếp dẫn thì ta không thành Chánh giác, trừ ngũ nghịch. 

– Căn cứ vào kinh A Di Đà nói rằng: Khi niệm Phật  từ 1 ngày đến 7 ngày nhất tâm bất loạn sẽ được vãng sanh về Tây Phương.

– Căn cứ vào câu chuyện của hoàng hậu Vi Đề Hi, khi bà ngán ngẫm cảnh trần thế nhiều tranh đưa, con giết cha đoạt ngôi, bà đã hỏi Đức Phật cảnh giới thanh tịnh để tu hành hướng đến. Khi ấy Đức Phật đã hiện cảnh 10 phương chư Phật và bà đã chọn cảnh giới Tây Phương Cực Lạc để tu tập hướng đến. Lúc đó Đức Phật đã khuyên bà nên nhất danh chấp trì danh hiệu Đức Phật A Di Đà.

Căn bản nhất niệm Phật Di Đà cầu vãng sanh là phải đủ 3 điều kiện căn bản gồm: Tín, Hạnh, Nguyện.

Căn bản nhất niệm Phật Di Đà cầu vãng sanh là phải đủ 3 điều kiện căn bản gồm: Tín, Hạnh, Nguyện.

Điều thiết yếu khi niệm Phật

Vì thế, vào thời Đức Phật, danh hiệu Phật A Di Đà đã có mặt và có căn cứ rõ ràng trong sử sách.

– Dựa vào bài kinh cho rằng: Vào thời mạt pháp căn cơ chúng sanh cạn mỏng, vạn ức người tu ít người đắc độ, nương theo pháp môn Tịnh độ sẽ được giải thoát.

– Các tổ và thiền sư cũng khuyên chúng ta nên niệm Phật. Chẳng hạn như Thiên Như thiền sư dạy rằng: Vào thời mạt pháp, kinh sách diệt hết chỉ  còn lưu lại câu A Di Đà Phật, nếu ai không tin đọa vào địa ngục.

Như thế, có rất nhiều lý do để chúng ta chọn pháp môn Niệm Phật và tin đây là một pháp môn mang đến sự an vui và sự vi diệu cho người tu tập.

Một câu niệm Phật lọt vào tai

Dứt nghiệp oan khiêng, dứt đọa đày

Đức phật Di Đà đài sen ngự

Tiếp người mê lộ thoát trần ai

Những điều cần biết khi niệm Phật

Điều 1: Cách niệm Phật

Niệm Phật gồm có: trì danh niệm Phật , quán tướng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, thật tướng niệm Phật. Nhưng trì danh niệm Phật là phương pháp quan trọng nhất, dễ hành trì và dễ thành tựu. Khi trì danh niệm Phật có hai loại:  Niệm gấp và niệm quởn

Niệm gấp là niệm nhặt, liên tục nối tiếp nhau không dứt. Đây là cách dành cho những người niệm Phật nhưng bị tâm vọng tưởng chi phối, cần niệm nhanh để nương tựa hồng danh chư Phật ngăn vọng tượng phát khởi. Chúng ta có thể niệm là Nam Mô A Di Đà Phật hoặc nếu vọng tưởng vẫn còn nhiều thì sẽ lượt luôn hai từ Nam Mô.

Cần niệm cho đến khi thành thói quen, câu niệm Phật tự vang động trong lòng và vọng niệm bớt đi thì chúng ta chuyển sang niệm quởn.

Niệm Phật gồm có: trì danh niệm Phật , quán tướng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, thật tướng niệm Phật.

Niệm Phật gồm có: trì danh niệm Phật , quán tướng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, thật tướng niệm Phật.

Ăn chay, niệm Phật, thương người, thương vật

Niệm quởn là niệm nhẹ nhàng, khoang thai, có ngữ điệu trong tâm. Cách này áp dụng khi ngồi thiền, khi tâm hồn đã lặng rồi. Tuy nhiên cách niệm quởn sẽ dễ bị hôn trầm (buồn ngủ). Cách đối trị tình trạng này như thế nào? Có những người kêu đứng dậy đi hay là sám hối v.v… Nhưng mà thời khóa người ta 2 tiếng đồng hồ người ta mới mãn. Thì khi ấy chúng ta nên niệm nhiếp miệng, có thể thành tiếng nhỏ hoặc tiếng to nếu không vượt qua cơn hôn trầm đó.

Điều 2: Niệm Phật vọng niệm có tội không?

Chúng ta nên nhớ rằng: Vọng tưởng là bản chất của con người, khi niệm Phật chúng ta mới biết mình có vọng tưởng. Bình thường chúng ta vọng tưởng mà chúng ta không có biết, cho nên nhờ niệm Phật mới biết mình có vọng tưởng.  

Vì thế, nếu ai cho rằng: Niệm Phật mà vọng tưởng là tội thì đó là một định kiến quá khắc khe cho người tu tập.

Bởi vì con người chúng ta muốn được thanh tịnh thì phải từ cái chỗ vọng tưởng này lần lần điều phục mà nên. Mà nếu chúng ta niệm Phật vọng tưởng có tội thì thôi chúng ta đừng niệm Phật nữa để tưởng các chuyện khác đi, tưởng về tiền tài sắc dục danh vị, tất cả mọi thứ khác tưởng đi.

– Cho nên vọng tưởng không có tội, quá chăng là niệm Phật mà vọng tưởng công đức nó sẽ giảm hơn ít hơn cái người niệm Phật thành tâm và thanh tịnh.

– Và từ một vọng tưởng nhiều trong quá trình kiên nhẫn tu tập của chúng ta từng ngày chúng ta trở nên vọng tưởng ít. Vọng tưởng nhiều lâu ngày vọng tưởng ít, lần lần mới chúng ta mới thâm nhập được niệm Phật được nhất tâm.

Cho nên đừng bao giờ chúng ta nghĩ một cách lệch lạc như vậy rồi chúng ta khuyên khích người tu người ta không dám. Bởi vì ai niệm Phật cũng vọng tưởng hết.  

Vọng tưởng là bản chất của con người, khi niệm Phật chúng ta mới biết mình có vọng tưởng. Bình thường chúng ta vọng tưởng mà chúng ta không có biết, cho nên nhờ niệm Phật mới biết mình có vọng tưởng.

Vọng tưởng là bản chất của con người, khi niệm Phật chúng ta mới biết mình có vọng tưởng. Bình thường chúng ta vọng tưởng mà chúng ta không có biết, cho nên nhờ niệm Phật mới biết mình có vọng tưởng.

Các trợ hạnh quan trọng người niệm Phật cần nên hành

Điều 3: Người tạo nhiều tội quá khi niệm Phật có được vãng sanh không?

Chúng ta nên nhớ rằng tổ Huệ Năng là người giác ngộ tu thiền. Mà tổ đã nói trong Phát Ngũ Đạt kinh “Niệm trước mê là chúng sinh, niệm sau giác ngộ là Phật”. Và các tổ của chúng ta thường nói Tứ là hồi đầu thị ngạn – quay đầu là bờ.  Hay là trước kia các vị thiền sư nói là: Buông đồ đao lập địa thành Phật.

Vì thế, cho dù chúng ta mắc các tội như lỡ phạm những điều tội ác trên cuộc đời như sát sanh, trộn cắp, tà dâm, hại vật, v.v… mà chúng ta chưa biết về nhân quả thì khi bây giờ chúng ta nhận thức được chúng ta cải hóa tu hành. Chúng ta có khả năng vãng sanh là điều tất yếu. Chỉ trừ phạm tội ngũ nghịch: giết cha, giết mẹ, giết A la hán, giết hòa thượng, giết A sờ lê và làm thân Phật ra máu thì khó mà vãng sanh.

Chúng ta phải biết rằng: tu tịnh độ là tu theo nhân quả, về tịnh độ chưa phải là thành Phật. Cho nên con người nguyện về đó là hoàn toàn có khả năng để vãng sanh về đó là chuyện tất yếu. Khi vãng sanh còn mang nghiệp là chuyện bình thường.

Cho nên nếu chúng ta đã lỡ tạo tội và khi chưa biết mình sai lầm khi chưa nhận thức được lời Phật dạy, khi chưa nhận biết được tội lỗi nhân quả phước báu thì các vị khi tu tập và  hồi đầu trở lại sám hối ăn năn và thực tập vẫn đạt kết quả như thường. Đừng nên mặc cảm tội lỗi quá khứ của mình rồi để bận trong việc tu hành, để bận tâm. Hình ảnh cho chúng noi theo đó là 18 tướng vị A La Hán trên chùa Thờ từ 18 vị ăn cướp mà thành.

Phương pháp niệm Phật là có căn cứ rõ ràng và thành tựu đã được minh chứng bởi các vị tổ sư, những bậc chân tu và ngay cả cư sĩ.

Phương pháp niệm Phật là có căn cứ rõ ràng và thành tựu đã được minh chứng bởi các vị tổ sư, những bậc chân tu và ngay cả cư sĩ.

Hương thơm niệm Phật

Điều 4: Chỉ niệm Phật mới vãng sanh được hay sao?

Căn bản nhất niệm Phật Di Đà cầu vãng sanh là phải đủ 3 điều kiện căn bản gồm: Tín, Hạnh, Nguyện. Chẳng hạn như Vĩnh Minh Viên Thọ thiền sư hay Thiên Như thiền sư cả đời tu về thiền giác ngộ rồi mới chuyển sang tịnh. Điều đó cho thấy rằng:  Tất cả mọi hành động, việc làm của chúng ta dầu không phải niệm Phật nhưng chúng ta đem tâm hồi hướng: Con nguyện đem công đức này trang nghiêm cảnh tịnh độ Tây phương. Tất cả cái đó đều chuyển thành nhân tịnh độ cả.

i xưa có một người hỏi Thiện Đạo đại sư – Đệ nhị tổ của tông Tịnh độ rằng: Niệm Phật có

chắc được vãng sanh không?

Thì Ngài đã nói là nếu ông niệm thành tâm và chuyên nhất thì chắc chắn ông sẽ được vãng sanh.

Và lúc đó Ngài chấp tay niệm Nam Mô A Di Đà Phật thì một hào quang sáng trong miệng ông phát ra, niệm 10 tiếng thì 10 hào quang phát ra.

Nhưng mà đó là chuyện của các Tổ thời xưa, con thời nay thì sao?

Thời nay, chúng ta nhìn lại thượng tọa Thích Chân Thành, một vị giảng sư và tu theo Tịnh Độ Tông. Khi Ngài mất và hỏa táng có để lại một chiếc lưỡi và bảy viên xá lợi. Đó là minh chứng của công năng niệm Phật rốt ráo của một bậc chân tu để làm gương cho đời.

Còn với người tại gia, hình ảnh vãng sanh của mẹ hòa thượng Thích Thiện Hoa là một minh chứng. Khi bà sắp lâm chung, rất mệt và được chư tăng, con cháu trợ niệm, một lúc sau ba cười. Cháu bà hỏi rằng: Sao bà cười? Bà nói rằng: Bà thấy Phật Di Đà đến rước mình bà. Nói thế rồi bà bắt đầu vài lần mỉm cười như thế rồi tắt thở. Điều này đã được các vị tôn túc tu ở tổ đình Phước Hậu chứng minh và trong sách viết lại của hòa thượng Thích Thanh Từ cũng kể lại cho các Phật tử nghe.

Vọng tưởng không có tội, quá chăng là niệm Phật mà vọng tưởng công đức nó sẽ giảm hơn ít hơn cái người niệm Phật thành tâm và thanh tịnh.

Vọng tưởng không có tội, quá chăng là niệm Phật mà vọng tưởng công đức nó sẽ giảm hơn ít hơn cái người niệm Phật thành tâm và thanh tịnh.

Ý nghĩa hành kinh niệm Phật

Điều 5: Phải “Liệu cơm gấp mắm”

Sự nhiệm màu của pháp môn Niệm Phật là có thật, nhưng phải trải qua một thời gian dài và kiên trì. Tùy theo điều kiện sức khỏe, hoàn cảnh cũng như căn cơ mà chúng ta có cách tu tập khác nhau, nhưng phải luôn tinh tấn. Không nên vì muốn nhanh chóng đạt được thành tựu mà tu vội tu vàng, tu không đúng phương pháp sẽ khiến việc tu hành trở nên mệt mỏi và gánh nặng. Hoặc nếu chúng ta không có căn cơ để tu Tịnh thì vẫn tu Thiền, phương pháp nào cũng Phật dạy, cũng màu nhiệm cả.

Như hòa thượng Thiền Tâm đã dạy trong kinh niệm Phật thập yếu: Thuốc không nam bắc, hết bệnh là thuốc hay. Pháp không thấp cao, hà cơ là pháp diệu.  Bởi vì giữa một người sức lực không giống nhau, căn cơ trình độ không giống nhau nên chúng ta phải nắm rõ chỗ này.

Tóm lại, phương pháp niệm Phật là có căn cứ rõ ràng và thành tựu đã được minh chứng bởi các vị tổ sư, những bậc chân tu và ngay cả cư sĩ. Chúng ta không còn nghi ngờ gì phương pháp này cả, nhung cần phải hiểu rốt ráo về pháp môn Tịnh Độ để tránh vướng phải hững trở ngại khi thực hành bằng những quan điểm tiêu cực đã được nêu trong 5 điều của bài chia sẻ Niệm Phật những điều cần biết! 

 Xem thêm video "Tam tự tánh trong Phật giáo":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Các bài Phục nguyện sau khi tụng kinh

Kiến thức 19:30 31/10/2024

Dưới đây là mẫu bài phục nguyện cho những người sơ khai, mới tu theo Phật. Còn những vị tu lâu, với đức độ sâu dày, chỉ cần nguyện một câu, cũng hơn ngàn lời của những người thường.

Tứ như ý túc: Bốn pháp đầy đủ như ý

Kiến thức 18:30 31/10/2024

Nói như ý là vì khả năng làm chủ, hướng tâm thành tựu các pháp theo ý muốn. Nói là thần vì linh diệu thông suốt không chướng ngại.

Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình

Kiến thức 13:10 31/10/2024

Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.

Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”

Kiến thức 12:00 31/10/2024

Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.

Xem thêm