Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 11/04/2014, 08:08 AM

Niềm tin và hạnh phúc

Được sự cho phép của TT.Thích Chiếu Tạng, với sự hỗ trợ cua Hymalaya Club, ĐĐ.Thích Viên Định đã có buổi giảng pháp tại 31 Hàng Đồng vào lúc 5h chiều ngày thứ Tư 09/04/2014, với chủ đề: "Tìm hạnh phúc chân thực trong Phật pháp và Pháp môn Lạy Phật nuôi dưỡng niềm vui".

Trong cuộc sống ai cũng cần có một niềm tin. Niềm tin ấy vô cùng đa dạng, vậy nên điều quan trọng phụ thuộc vào việc mình lựa chọn niềm tin nào, điểm tựa nào là thực sự trong đời sống của mình: có người tìm sự nương tựa vào vật chất, có người tìm sự nương tựa vào tinh thần, thế nhưng cũng có những người tìm đến sự nương tựa sâu hơn – đó là ở tôn giáo.
     
Ở tôn giáo khác, có câu: “Hạnh phúc thay cho những ai chưa thấy mà tin”, nghĩa là chưa thấy Chúa mà nghe khác nói về Chúa rồi tin được, đó là hạnh phúc. Đức Phật dạy chúng ta rằng: “Đạo của Phật khuyến khích con người đến để thấy, chứ không phải đến để tin”. Điều đó có nghĩa là đạo của đức Phật là sự thể nhập một cách sống động vào đời sống, đến bằng sự trải nghiệm, đến bằng sự chứng ngộ.

Vì vậy, việc đến để thấy khác với việc đến để tin. Nếu đến chỉ để tin, thì niềm tin đó chỉ dửng lại ở mức độ đứng bên ngoài nhìn ngắm một tòa lâu đài, trong khi “đến để thấy” cũng như việc mình bước vào tòa lâu đài để thấy được phong cách kiến trúc của tòa nhà đó. 
     
Hay cũng tương tự như khi chúng ta uống cốc nước cam, nếu chỉ nghe miêu tả về sự chua ngọt, đó chỉ là đứng bên ngoài nhìn và cảm nhận cốc nước cam bằng tâm trí. Còn khi chúng ta uống cốc nước cam, thì có thể nhận được trọn vẹn hương vị của nó, lúc đó chúng ta mới biết nước cam thực sự ngọt hay chua.
 
Vậy trong đạo Phật có câu “Nóng lạn tự tri như ẩm thủy” nghĩa là uống nước tự biết nóng lạnh”. Khi nghe giảng giáo lý và tiếp thu cũng vậy, tùy theo phong cách tư duy khác nhau mà mỗi người được hưởng nguồn giáo pháp tương đồng với phúc đức của mình.
     
Đạo Phật là con đường để thực hành, vậy nên mọi người quay về nương tựa vào Tam Bảo, đặc biệt là giới trẻ, có một cậu sinh viên đến chùa được hỏi rằng: “con đến chùa để làm gì?”, cậu trả lời “ Con đến chùa để cầu xin may mắn”. Sự thực, nếu chúng ta cầu xin Phật ban cho sự may mắn, thì ngôi chùa lại biến thành ngôi đền, không còn là ngôi chùa nữa, và đức Phật khi ấy trở thành một vị thần linh chỉ để cầu xin”, nếu như vậy, mình chỉ đứng ngoài mà nhìn đạo Phật. Còn nếu chúng ta muốn đi sâu vào đạo Phật, nên đến chùa bằng sự thực hành và trải nghiệm những điều hay lẽ phải.
     
Có những thanh niên đến chùa xin được xuất gia, Thầy trân trọng sơ tâm Bồ Đề của tuổi trẻ và khuyên rằng: “Trong các Pháp môn tu: ngồi thiền, lạy Phật, Tịnh độ, chừng nào con thấy pháp môn tu học nào mà thầy hướng dẫn làm con thấy thực sự an lạc, mãn nguyện, con đã có một sự trải nghiệm vô giá, không có gì đánh đổi được, đó là một hạnh phúc mà không có hạnh phúc nào hơn thế”.
     
Vậy nên đi tu là để thực hành giáo lý và trải ngiệm cuộc sống mà tìm ra hạnh phúc chân thực, đi tu không phải là trốn tránh sự đời, hay chỉ vì yêu thích sự thanh tịnh trong tâm hồn khi đến chùa, đó chỉ dừng lại ở mức độ tín mà chưa có hành. Xuất gia là bơi ngược dòng sinh tử, bởi vì thoát ly thế tục là bơi ngược dòng với thói quen của người đời, điều đó không dễ.

Vậy nên những phật tử tại gia tinh tấn đi chùa lễ Phật và tham gia các đạo tràng để tụng Kinh – nghe Pháp, đó cũng là một điều hy hữu hiếm có. Bởi tất cả những người con Phật sống trong đời thường có nhiều niềm vui cám dỗ, mà vẫn thiết tha được tiếp thu và thọ trì Phật pháp, và phật tử còn đi tu tập cùng cả gia đình, như vậy cả gia đình đều được nghe và thực hành theo Phật pháp, đó là một điều quý giá. Những gia đình cùng nhau đi nghe Phật pháp thay vì đi xem phim, đi chơi, để thể nghiệm hạnh phúc chân thực. 
     
Vì sống trên đời, ai cũng mong cầu hạnh phúc. Hạnh phúc của đời thường là được ăn ngon, mặc đẹp, được ngủ nghỉ thoải mái, để có được sức khỏe. Cái thứ 2 là “đã mang tiếng ở trong trái đất/ phải có danh gì với núi sông”. Thứ 3 là sắc đẹp khá quan trọng đối với chị em phụ nữ, mỗi lần soi gương thấy tóc mình có đốm bạc, da mình có nếp nhăn lại sinh ra lo lắng nên phải đi spa. Đó chính là năm thứ mà con người luôn cầu mong sở hữu và gìn giữ lâu dài, hay còn gọi là ngũ dục: danh – sắc – thực – thùy – tài. 
     
Trong khi quy luật bất biến của cuộc sống là không có gì luôn luôn ở mãi trong một trạng thái cố định, hay còn gọi là vô thường. Quy luật này chi phối sắc đẹp và sức khỏe của con người: một khi con người ngày càng già đi, sắc đẹp phai tàn sức khỏe suy yếu dần, con người không thể làm ra nhiều tiền bạc như trước, tuổi cao cùng bệnh khổ làm con người ăn cũng không ngon và ngủ không yên như tuổi trẻ, tất cả những điều đó dẫn đến danh vọng cũng không bền vững cùng thời gian: khi ta còn sung sức và đương vị, nhiều người kính nể ta, khi ta lớn tuổi về hưu, liệu còn mấy ai ở bên ta ngoài gia đình thân thích?
   
Vậy nên đức Phật dạy, chúng ta nên giữ nội tâm an tịnh để mang được hạnh phúc lâu dài cho gia đình và nhiều người khác, hạnh phúc đó là vô giá không gì đánh đổi được, vì hạnh phúc giống như nước hoa, khi bạn sức nước hoa cho người khác, tay bạn đã thơm mùi nước hoa. Chỉ chừng nào, con người thấy nội tâm của mình được an và tịnh, họ cảm thấy hạnh phúc ở bên mình rất lâu, chừng nào tâm người còn động vì chạy theo những mong cầu ngũ dục, chừng đó con người chưa an ổn để cảm nhận được hạnh phúc đích thực. 
 
Hạnh phúc của sự an yên nội tâm khác biệt hoàn toàn so với hạnh phúc của thân xác được thỏa mãn. Khi con người ngồi thiền mà thấy được hơi thở của mình ra vào đều đặn và sống được với hơi thở của mình, vậy nên tâm vắng lặng mọi suy nghĩ mà nhường chỗ cho hạnh phúc hiển bày. Còn đối với niềm vui khi được ăn một miếng ngon, đó là sự khoái khẩu ban đầu. Bởi nếu ăn cố thêm một vài miếng nữa thì “ tham thực cực thân”: ăn quá no làm chúng ta ngán và bức bối nặng nề. Không những thế, một bậc Tổ đã dạy “ Bệnh tòng khẩu nhập, họa tọng khẩu xuất” – bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra.
   
Vậy nên chăng, con người nên học tập tấm gương cổ đức, như học tập về cuộc đời và đạo nghiệp của Tổ Hội Xá, Ngài là Đệ nhất Đầu Đà Thiền Sư trụ thế 103 năm. Cứ khi nào Ngài có bệnh, Ngài nhập thất, đóng cửa nhịn ăn một tuần, vậy mà Ngài trường thọ. 
   
Sinh thời, Ngài sống rất giản dị, giường Ngài nằm là tấm ván cốt pha ghép lại, chiếu của Ngài bằng vải rách ghép lại, cả đời Ngài thường ngủ ngồi và không móc màn để bố thí máu cho chúng sinh muỗi. Căn phòng đơn sơ của Ngài thường chào đón những con mèo hoang đến bầu bạn vì Ngài thường để dành thức ăn cho chúng. Không những sống thanh bạch, mà Ngài còn đối xử rất khiêm cung, bất kỳ ai đến với Ngài, Ngài đều chắp tay xá chào và xưng con với họ, nhất là tăng ni trẻ. Hạnh nguyện Thường Bất Khinh của Ngài thật khế hợp với lời Phật dạy trong kinh Tứ Thập Nhị Chương “một đốm lửa nhỏ không được coi nhẹ, một chú tiểu nhỏ tu theo Phật cũng không nên coi thường”. Bậc tịnh Thánh ấy đã giúp bất kì ai đến diện kiến Ngài đều cảm thấy thanh bình, hoan hỷ và khởi tâm hướng đạo Phật bình đẳng, từ bi rộng khắp.
     
Niềm tin ở Tam Bảo đã sinh khởi từ đó, niềm tin ấy là hạt giống cần được chăm sóc hàng ngày, để có được an vui lâu dài, thông qua sự lễ bái cung kính và chăm chỉ nghe giảng Phật pháp cùng với thực hành hàng ngày trong cuộc sống, vậy nên Giáo pháp sẽ trở thành hải đảo tự thân để con người nương tựa suốt đời, đó là hạnh phúc chân thực trong chính pháp và cũng là bản ý của chư Phật. Và Pháp môn lạy Phật là phương tiện để chúng ta thể nhập vào đạo.
   
Một ví dụ cho việc lạy Phật để nhập đạo, đó là nghi lễ chào cờ ở Lăng Bác mỗi sáng thứ hai, cờ đỏ sao vàng là biểu tượng cho hồn thiêng sông núi, cho tinh thần của dân tộc Việt Nam, chào cờ là bày tỏ sự kính trọng tưởng niệm tinh thần quốc gia nhằm nuôi dưỡng tình yêu nước cao quý còn mãi.

Vậy chúng ta lạy Phật cần hiểu Phật Bảo chính là biểu tượng cho Bi – Trí song toàn, của công đức viên mãn, của hạnh nguyện độ tha vô biên, thế nên chúng ta lạy Phật để thể nhập vào Phật trí – Phật đức, để huân tập Bồ đề tâm của mình đến gần với tâm Phật hơn.
     
Lạy Phật xét theo y học là cách tập thể dục luyện cơ tổng hợp và lưu thông máu hiệu quả, xét theo tâm linh là mình rũ bỏ phiền não cùng chấp ngã khi quỳ xuống 5 vóc (đầu, 2 tay, 2 chân) sát đất để bày tỏ tấm lòng thành kính với Đức Từ Phụ. Chắp tay búp sen là 2 bàn tay với 5 ngón tay khép kín lại chắp vào nhau, để phiền não không lọt vào trong tâm trí mình được. Chắp tay hình búp sen trước ngực thật tự nhiên, đó là bạn đang biến trái tim mình đẹp thanh cao như một búp sen, khi bạn dâng cao cái chắp tay búp sen từ trước ngực lên giữa trán là bạn đang kính dâng lên Tam Bảo một búp sen kết tụ từ lòng Từ bi - trí tuệ. Cúng dường chư Phật, Thánh tăng là cúng dường sự tôn kính, chứ không phải tiền tài, vì thế, không phải cứ giàu có mình mới có thể cúng dường được. Cũng như bố thí là bố thí bằng tấm lòng từ bi nhân ái chứ không phải bố thí vật chất đơn thuần, vì thế không phải cứ giàu có mình mới có thể bố thí.
     
Đại đức Thích Viên Định hướng dẫn từng bước lạy Phật cho toàn thể đại chúng
   
Bước một: chắp tay trước ngực cho đến khi toàn bộ thân tâm ổn định, đó là bất động.
   
Bước hai: dâng cái chấp tay lên giữa trán để quy y về với tự tính trí tuệ - từ bi.
   
Bước ba:  

- Trước hết, quỳ gối bên phải (gồm toàn bộ gối, cẳng chân và mu bàn chân) sát đất.
       
- Kế đến là gối bên trái, rồi đến hai khuỷu tay sát đất, hai bàn tay ngửa ra duỗi thẳng quá trán. Duỗi thẳng hai bàn chân ra, ngồi hẳn lên hai bàn chân giống như động tác quỳ
       
- Sau cùng là đỉnh đầu đặt sát đất, giữ yên một lúc, như thế gọi là một lạy.
         
Cằm hướng gần với ức, như vậy khi ngẩng đầu lên thì thở ra sâu hơn.
     
Bước bốn: 

- Từ từ thu hai tay về gần bên cạnh 2 đầu gối, đầu ngẩng lên, chậm rãi dựng hai bàn chân lên như đang quỳ thấp, dùng hai tay làm điểm tựa bên cạnh trọng tâm vào đôi chân đẩy cả cơ thể đứng thẳng dậy

- Xá một xá. 
                                                          
Diệu Hòa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm