Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Niên đại công trình Phật giáo cổ xưa bậc nhất xứ Thanh được xác định

Sau khi mở 6 hố khai quật, thám sát khảo cổ học trên diện tích gần 543m2, giới chuyên môn đã có kết luận ban đầu về niên đại của chùa Am Các - công trình phật giáo cổ xưa bậc nhất xứ Thanh.

>TIN TỨC PHẬT GIÁO

Mới đây, Viện nghiên cứu Kinh Thành - thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Trường đại học Hồng Đức đã tổ chức báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học tại chùa Am Các (xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa).

Trước đó, Trường đại học Hồng Đức cùng Viện nghiên cứu Kinh Thành đã mở 6 hố khai quật, thám sát khảo cổ học trên diện tích gần 543m2 tại các khu vực: Tảng đá có khắc hình tượng Phật, chùa Hạ, chùa Trung và khu vực lò nung gạch, ngói tại địa điểm chùa Am Các.

Quần thể các chùa trên núi Các không còn nguyên vẹn. Qua các dấu tích còn lại có thể thấy hệ thống chùa Am Các được xây dựng với quy mô lớn.

Quần thể các chùa trên núi Các không còn nguyên vẹn. Qua các dấu tích còn lại có thể thấy hệ thống chùa Am Các được xây dựng với quy mô lớn.

Qua 3 tháng khai quật, giới chuyên môn đã phát hiện 7 di tích kiến trúc và 3 lò nung gạch ngói. Trong đó, các di tích kiến trúc, thuộc 3 loại hình: Kè đá và bậc tam cấp đi lên chùa Hạ; bó nền kiến trúc và mặt bằng kiến trúc. Lò nung gạch thuộc loại lò cóc; lò nung ngói thuộc loại hình chữ nhật và bầu dục.

Ngoài ra, các nhà khảo cổ học cũng thu được hàng nghìn di vật là bằng chứng chân thực, xác định niên đại của quần thể di tích.

Căn cứ kết quả nghiên cứu, khai quật khảo cổ học, cùng các di tích, di vật phát hiện được, giới chuyên môn kết luận: Chùa Am Các hình thành vào thời Trần, thế kỷ 14 và phát triển mạnh thời Lê Trung hưng, thế kỷ 18, là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng lớn.

Hệ thống kiến trúc chùa Am Các cổ được phát hiện trong quá trình khai quật.

Hệ thống kiến trúc chùa Am Các cổ được phát hiện trong quá trình khai quật.

Người có công lớn nhất trong việc tìm các dấu tích và nghiên cứu các tài liệu, thư tịch cổ về quần thể di tích Am Các này là Đại Đức Thích Nguyên Đại, trụ trì chùa Yên Cát ở xã Quảng Cát (TP. Thanh Hóa), nay được bổ nhiệm trụ trì chùa cổ Am Các.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp có nhân sự mới

Tin tức 15:49 22/11/2024

Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp hôm 20/11 đã công bố quyết định bổ sung nhân sự Trường Trung cấp Phật học tỉnh này.

Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện

Tin tức 07:00 22/11/2024

Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.

Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM

Tin tức 22:17 21/11/2024

Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Tin tức 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Xem thêm