Niết bàn là đoạn tận tham, sân, si
Niết Bàn là tự do khỏi mọi phiền não, và do phiền não là nguyên nhân của mọi bất hạnh nên Niết Bàn cần được coi là mục tiêu cao nhất. Chúng ta đọc trong Tương Ưng Bộ kinh (Thiên Sáu Xứ, Tương Ưng Sáu Xứ, Chương 38, §1, Niết Bàn).
Du sĩ Jambukhàdaka đã đến gặp ngài Xá Lợi Phất – đệ tử của Đức Phật và hỏi Ngài Niết Bàn là gì, Ngài trả lời như sau:
“Này Hiền giả, đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, đây gọi là Niết-bàn”.
“Sự đoạn tận” và “tự do thoát khỏi mọi ham muốn” (viễn ly dục) là ý nghĩa của từ Niết Bàn. Niết Bàn có nghĩa là kết thúc bám víu vào đời sống và do đó, là sự giải thoát khỏi tất cả các hình thức tái sinh trong tương lai, giải thoát khỏi tuổi già, bệnh tật và cái chết, giải thoát khỏi mọi đau khổ hiện hữu trong đời sống hữu vi. Đức Phật đã chứng ngộ pháp vô vi là Niết Bàn khi Ngài đạt được giác ngộ. Sự nhập diệt của Ngài là sự chấm dứt hoàn toàn các điều kiện cho sự tiếp nối của tiến trình sống. Khi Đức Phật còn tại thế, người ta đã hỏi Ngài điều gì sẽ xảy ra sau khi Ngài nhập diệt. Ngài giải thích rằng đó là một trong những câu hỏi không thể trả lời, những câu hỏi có tính chất suy đoán đơn thuần và không dẫn đến đích. Sự nhập diệt của Đức Phật không thể gọi là sự tiêu diệt sự sống, và Ngài cũng không thể tái sinh ở cảnh giới khác nữa. Nếu còn tái sinh thì nghĩa là Ngài đã không đạt được tới sự chấm dứt của mọi khổ đau...
(Con đường Đức Phật)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thực tập Chánh niệm như thế nào?
Phật giáo thường thức 19:10 23/12/2024Thói quen chính là số phận. Thói quen tự nó mang trong nó một sức mạnh lớn, có thể chi phối và dẫn dắt cuộc sống.
Bố thí độ
Phật giáo thường thức 19:02 23/12/2024Khi giận một người nào ta liền đau khổ. Nếu ta thực tập hiến tặng (bố thí), thì niềm sân hận trong ta được chuyển hóa và ta vượt sang được bờ bên kia ngay tức khắc, đó là bờ của vô sân, của an lạc, hạnh phúc và từ bi.
Sự nghiệp của Bồ tát là gì?
Phật giáo thường thức 18:06 23/12/2024Các vị phải nên hiểu, sự nghiệp Bồ Tát chính ở ngay trong đời sống hiện tại của chính mình, ở ngay trong nghề nghiệp trước mắt. Nếu như bạn là một người chủ gia đình, bạn gìn giữ gia đình này thì đó là sự nghiệp của bạn.
Người chân thật tu hành sẽ an tâm trước tai nạn
Phật giáo thường thức 14:00 23/12/2024Những gì Phật giảng trong kinh Phổ Môn hay kinh Địa Tạng đều là lời chân thật, mỗi câu đều là chân ngữ thật ngữ!
Xem thêm