Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 21/06/2023, 10:20 AM

Phật dạy tất cả đều mù lòa, chẳng lẽ chúng ta tật nguyền thật sao?

Bản chất của sự mù lòa, theo tuệ giác Thế tôn là mù lòa bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não… Phản ứng tình cảm (ái) của chúng ta; thương, ghét hoặc dửng dưng vô cảm chính là nền tảng của tham, sân, si đều bắt nguồn từ các cảm thọ vui, khổ hoặc không vui không khổ.

Một thời, Thế tôn trú ở Vương Xá, tại Trúc Lâm. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:Tất cả, này các Tỷ kheo, là mù lòa. Và này các Tỷ kheo, cái gì là mù lòa?

Mắt, này các Tỷ kheo, là mù lòa. Các sắc là mù lòa. Nhãn thức là mù lòa. Nhãn xúc là mù lòa. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là mù lòa. Mù lòa bởi cái gì? Ta nói rằng mù lòa bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não…Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý, này các Tỷ kheo, là mù lòa…

Thấy vậy, này các Tỷ kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy nhàm chán cảm thọ ấy. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

(ĐTKVN, Tương Ưng bộ IV, chương 1, phẩm Tất cả, phần Mù lòa, Nxb Tôn Giáo, 2001, tr.40)

Phật dạy về sự nghiệp tu tập của một người

03

Lời bàn: 

“Mẹ cho em đôi mắt sáng ngời…”, thật vậy, trừ những người tật nguyền, mọi người đều được cha mẹ và cuộc đời ban cho một đôi mắt sáng, tinh tường. Không chỉ đôi mắt mà các giác quan khác đều đầy đủ, khỏe mạnh, có thể nhận thức tất cả các sự vật, hiện tượng. Vậy mà Thế Tôn dạy tất cả đều mù lòa. Chẳng lẽ, chúng ta tật nguyền thật sao?

Không, mắt của ta rất sáng, tai nghe rất rõ… chúng ta không hề bị thương tật. Chỉ có điều nhận thức giác quan của chúng ta về thế giới rất giới hạn, phiến diện, hầu hết là sai lầm. Sự thấy biết ấy bị hạn chế, che lấp bởi nghiệp lực nên đa phần không nhận thức đúng như thật. Đã không nhận thức đúng thì chẳng khác nào người mù “thấy” rất rõ thế giới muôn hồng ngàn tía chỉ thuần một màu đen.

Bản chất của sự mù lòa, theo tuệ giác Thế tôn là mù lòa bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não… Phản ứng tình cảm (ái) của chúng ta; thương, ghét hoặc dửng dưng vô cảm chính là nền tảng của tham, sân, si đều bắt nguồn từ các cảm thọ vui, khổ hoặc không vui không khổ. Mà những cảm thọ thì do giác quan (căn), đối tượng giác quan (trần), nhận thức (thức) và sự kết hợp giữa chúng (xúc) tạo nên. Tất cả đều là biểu hiện của nghiệp vốn dĩ tăm tối, mù lòa. Nghiệp lực chi phối nhận thức, tình cảm đồng thời nhận thức và tình cảm ấy lại tạo thành nghiệp lực. Và chính vòng xoáy vô tận ấy đã tạo ra thân phận mù lòa, bởi mù lòa nên lẩn quẩn trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não…

Tu học chính là mở to đôi mắt, nhìn thẳng vào cuộc đời để thấy đúng sự thật. Vận dụng tuệ giác về duyên sinh và vô ngã tính của tất cả sự vật hiện tượng để cảm nhận cuộc sống. Dưới sự soi rọi, minh triết của tuệ giác ấy thì người con Phật thấy rất rõ ràng cơ chế vận hành của căn, trần, thức và xúc đồng thời mỉm cười với sự thật duyên sanh, giả hợp và nhất là vững vàng tự chủ không bị những cảm thọ sai khiến, đánh lừa. Nhàm chán căn, trần, thức, xúc và cảm thọ vì thấy rõ bản chất của chúng vốn mù lòa. Nhờ nhàm chán nên ly tham, do ly tham mà thành tựu giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân bệnh mà tâm không khổ

Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024

Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?

Đánh mất sơ tâm

Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024

Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.

Phật dạy 5 điều thân kính với bà con

Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024

Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.

Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”

Lời Phật dạy 19:35 20/11/2024

Nếu không tha thứ được cho nhau lúc cả hai còn sống thì khi kẻ thù mất đi phải buông bỏ niềm đau, khép lại hận thù. Kiếp này không hỷ xả, bao dung được với nhau thì kiếp sau xin đừng oán kết.

Xem thêm