Nói lời yêu thương cha mẹ cũng là một cách báo hiếu ý nghĩa
Báo đáp Tứ trọng ân là bốn ân lớn nhất, trọng đại nhất của đời người mà bất cứ ai cũng không thể nguôi quên. Trong đó, ân Cha Mẹ là một trong những ân quan trọng nhất mà ai trong chúng ta dù có là Phật tử hay không cũng phải báo đáp kể cả Đức Phật.
>>Những lời giáo lý Phật giáo nên đọc
Tháng 7 âm lịch - một mùa Vu Lan nữa lại về, đây là dịp lễ để những người làm con nhớ về và bày tỏ tấm lòng hiếu thảo tới ba mẹ, những đấng sinh thành. Thế nhưng, có những người chỉ có thể lặng lẽ nhớ về mẹ cùng những ký ức tuổi thơ và bông hồng trắng mong manh....
Trong đạo Phật, vấn đề hiếu đạo được đề cập trong nhiều trong kinh tạng Pali của Phật giáo nguyên thủy và Hán tạng của hệ phái Bắc tông như: kinh Trường Bộ, kinh A Hàm, kinh Báo Ân, kinh Vu Lan Bồn, kinh Hiếu Tử, kinh Tâm Địa Quán…
Trong kinh Tăng Nhất A Hàm, Đức Phật có dạy rằng:
“Này các tỳ kheo! Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ. Các thầy phải biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế, mà biết ân đó khó trả.
Do vậy, người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp cần phải thực hành những việc sau đây:
- Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm tin tưởng tam bảo.
- Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm bố thí.
- Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyết khích cha mẹ hướng về đường thiện.
- Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyết khích cha mẹ trở về với chánh kiến. Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà còn gieo phước lành trong tương lai”.
Hay trong dân gian vẫn có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Vì không có cha mẹ thì không có sự tồn tại của chúng ta ngày hôm nay, nhưng không phải ai cũng biết cách để thể hiện lòng biết ơn của mình.
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”
Đức Phật đã đưa ra tiêu chuẩn đối với một người con được gọi là hiếu đạo thì phải hội đủ cả hai mặt sự và lý. Sự là hình thức báo đáp bên ngoài, là lo lắng, chăm nom phụng dưỡng cha mẹ khỏi mọi điều thiếu thốn về vật chất; luôn tôn trọng kính lễ cha mẹ và không được làm cho cha mẹ phiền lòng. Lý là chăm lo đời sống tâm linh cho cha mẹ. Hướng cha mẹ phát khởi thiện tâm, gieo tạo phước lành, tu theo chánh đạo; là làm sao cho cha mẹ hiểu rõ đường lành, tin sâu nhơn quả, thoát ngoài vòng mê tín, ra khỏi luân hồi nghiệp báo, đạt được an lạc giải thoát trong hiện tại và tương lai.
Nói cách khác, một đời sống hiền thiện chính là hiếu hạnh, là phát tâm báo ân. Còn như làm điều tà ác, không tu dưỡng đạo đức là bất hiếu.Theo quan điểm của Phật giáo, thiện là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham , không sân, không si, có chánh kiến. Ngược lại là bất thiện. Mà tham, sân, si chính là gốc rễ của bất thiện.
Cuộc sống thời hiện đại, chúng ta thường chạy theo những cạm bẫy, thú vui ở thế gian mà quên đi cha mẹ của mình. Chúng ta có thể nói lời yêu thương một người đàn ông xa lạ, nhưng lại khó mở lời nói những câu tình cảm với cha mẹ đã sinh ra mình. Chúng ta có thể nói lời cảm ơn đến tất cả mọi người đã giúp đỡ mình, nhưng lại ngại ngùng khi nói câu xin lỗi với cha mẹ vì đã quá vô tâm. Bạn có biết, thời gian không chờ đợi bất kỳ ai, cuộc đời thổi qua nhanh như một cơn gió, nếu bạn không bày tỏ tình cảm và hiếu dưỡng với hai đấng sinh thành của mình, bạn sẽ mãi nuối tiếc và hối hận.
Hiếu thảo không cần đợi tuổi. Khi còn nhỏ, kể cả 5 tuổi thôi, con đã có thể báo hiếu được rồi. Báo hiếu sớm bởi nếu chờ đến khi trưởng thành, vật chất ê hề, chưa chắc cha mẹ đã còn tại thế để nhận thành báo đó.
Chúng ta luôn hiểu rằng, cha mẹ là người yêu thương ta nhiều nhất trong cuộc đời này, cần hiểu thảo với ba mẹ. Thế nhưng, chúng ta vẫn mải miết chạy theo những lợi danh ngoài kia, miệt mài với những cuộc đua sự nghiệp mà thờ ơ, vô tâm quên đi cha mẹ, quên đi những người thân bên cạnh, để rồi khi mất đi thì chỉ còn biết tự trách bản thân và tiếc nuối trong vô vọng.
Hiểu được tâm tư của các bạn trẻ hiện nay, trong khóa tu mùa hè mới đây diễn ra tại chùa Ba Vàng, Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã có lời căn rặn rằng: "Các bạn trẻ nên khắc ghi tâm hiếu vào trong tâm mình và nguyện mình sẽ là một người con hiếu thảo, biết yêu thương cha mẹ. Đời đời kiếp kiếp sinh ra đâu mình sẽ là người con hiếu thảo, biết yêu thương cha mẹ, biết làm cho cha mẹ được an vui được thỏa lòng".
Dẫu biết lời yêu thương cha mẹ chẳng hề dễ dàng nói ra như những lời yêu của tình cảm nam nữ, thế nhưng những ai vẫn may mắn còn mẹ - những ai vẫn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo, xin hãy nói yêu thương khi tai mẹ còn có thể nghe, khi tim mẹ còn biết xúc động. Xin hãy dùng những hành động nhỏ để tỏ lòng yêu thương với ba mẹ, đừng để tình cảm ấy nhạt nhòa theo thời gian. Đừng đợi đến lễ Vu Lan mới nhớ tới mẹ, hãy biến mỗi ngày đang sống đều là một ngày lễ Vu Lan, khi đó chúng ta mới thực sự trọn đạo hiếu làm con.
Hãy can đảm và mạnh mẽ gửi lời yêu thương đến cha mẹ của mình, vì cha mẹ cả đời đã hi sinh tất cả vì những đứa con!
Xin mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe video “Hãy nói lời yêu thương cha mẹ” do Đại đức Thích Trúc Thái Minh giảng giải:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm