Nơi thờ xá lợi tóc của Đức Phật ở đâu?
Ở Myanmar, chùa Shwemawdaw có một bảo tháp cao 114 m – đây là ngôi bảo tháp cao nhất xứ này để lưu giữ xá lợi tóc của Đức Phật.
Ngôi chùa dát gần trăm tấn vàng, hàng ngàn viên kim cương và hồng ngọc
Đến với đất nước Myanmar, chúng ta sẽ được khám phá rất nhiều ngôi chùa cổ kính, kiến trúc độc đáo. Đến với mỗi công trình kiến trúc kỳ vĩ, quý Phật tử sẽ biết được những điều bí ẩn, thú vị ẩn sau. Đặc biệt nhất là chùa Shwedagon - ngôi chùa được xem là biểu tượng của đất nước Myanmar, là kiệt tác kiệt trúc có một không hai.
Chùa Shwedagon hiện đang lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng đối với tín đồ Phật giáo. Đó là gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.
Theo ghi chép của các nhà sư, ngôi chùa Shwedagon đã có từ trước khi Phật qua đời, nghĩa là vào khoảng thời gian 2.500 năm về trước. Tuy nhiên, đứng trên lập trường của khoa học, các nhà khảo cổ học cho rằng ngôi chùa này được xây dựng vào thế kỉ thứ 6 đến thế kỉ thứ 10.
Theo truyền thống Phật giáo Myanmar, Trapusa và Bahalika là 2 anh em thương gia đến buôn bán ở Balkh (nay thuộc Afghanistan), trên đường quay về họ đã được gặp Phật Thích Ca Mâu Ni. Họ đã dâng cúng đồ ăn và được Phật thu nhận làm 2 cư sĩ đệ tử đầu tiên, đồng thời ban cho 8 xá lợi tóc. Khi trở về, họ đến Myanmar và được vua Okkalapa giúp dỡ tìm ra Đồi Singuttara, gần kinh thành Pokkharavati để xây bảo tháp thờ phụng 8 sợi tóc. Nơi này về sau chính là Chùa Shwedagon.
Ngọc xá lợi dưới góc nhìn khoa học
Chùa Shwedagon xuất hiện trong văn bản lịch sử từ năm 1485, khi truyền thống dát vàng các tháp Phật hình thành. Thành viên hoàng gia thường cúng số lượng vàng bằng hoặc gấp nhiều lần cân nặng của mình để làm lá vàng dát lên tháp. Sau nhiều thế kỉ, chùa Shwedagon đã trải qua những giai đoạn khó khăn. Nơi này đã phải hứng chịu các trận động đất, xâm lược, cướp bóc, và một trận hỏa hoạn vào năm 1931 đã thiêu cháy nhiều di tích cổ. Từng thảm họa qua đi đều để lại thiệt hại lớn cho ngôi chùa, nhưng Shwedagon vẫn kiên cường đứng vững và dần dần được cải tạo.
Ngôi chùa Shwedagon được coi là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, của bản sắc quốc gia. Đây là nơi diễn ra các hoạt động chính trị trong quá trình giành độc lập của Myanmar.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm