Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 03/05/2024, 15:00 PM

Nói về ngũ uẩn

Ở Việt Nam ta, từ ngũ uẩn được các Phật tử thường xuyên được nghe câu đầu tiên trong bài tụng Tâm kinh Bát Nhã gồm 260 từ được rút gọn tinh túy trong bộ Đại Bát Nhã 600 quyển.

Hàng ngày sau mỗi bài kinh, các Phật tử thuộc lòng: .."Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách."

Nghĩa là, Bồ Tát Quán Tự Tại (Thế Âm) đi sâu thể nhập vào tuệ giác bát nhã soi rõ như thật năm uẩn đều không có tự tánh, nên vượt thoát tất cả mọi nỗi khổ đau trong thế gian. 

Khi nói ngũ uẩn là nói bản chất duyên sinh của con người (thân và tâm) gồm 5 nhóm, 5 tổ hợp hình thành, vốn không có tự ngã, không có tự thể. 

Ngũ uẩn bao gồm:

1. Sắc uẩn

2. Thọ uẩn

3. Tưởng uẩn

4. Hành uẩn

5. Thức uẩn

Ngũ uẩn (chữ Hán五蘊, sa. pañca-skandha, pi. pañca-khandha,

Cũng gọi là Ngũ ấm (Năm ấm (五陰), là năm (pañca) nhóm (skandha) tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. 

Khi nói ngũ ấm là nói đến tính chất, công năng che mờ chân tâm, chướng ngại tu đạo, ngăn trở diệu dụng trí tuệ giác ngộ. 

Quán chiếu ngũ uẩn

426741393_727434922823563_5870128461951065766_n

- Sắc uẩn 色; sa., pi. rūpa), chỉ sự nhận biết mình có thân và sáu giác quan (hay sáu căn, gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), do Tứ đại (sa., pi. mahābhūta) tạo thành, đó là bốn nguyên tố đất, nước, gió, lửa. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng. Cái biết của sắc uẩn gọi là sắc thức, là sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sắc thức phụ thuộc vào sáu giác quan tiếp xúc với sáu trần để hình thành nên sáu thức. Thế nào gọi là sắc? Vì bị thay đổi, nên gọi là sắc. Bị thay đổi bởi cái gì? Bị thay đổi bởi lạnh, bị thay đổi bởi nóng, bị thay đổi bởi đói, bị thay đổi bởi khát, bị thay đổi bởi sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng và rắn. Bị thay đổi nên gọi là sắc.)

Sắc uẩn là duyên sanh, là tính không, là vô ngã,

Thọ uẩn ( 受, sa., pi. vedanā), tức chỉ toàn bộ các cảm giác, cảm xúc cảm nhận sự thay đổi chung quanh, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính. ( Thế nào gọi là thọ? Được cảm thọ, nên gọi là thọ. Cảm thọ gồm những gì? Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ xả

Thọ uẩn là duyên sanh, là tính không, là vô ngã

Tưởng uẩn 想, sa. saṃjñā, pi. saññā) là nhận biết sự khác biệt, như là màu này khác màu kia, mùi này khác mùi kia...[Thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, nên gọi là tưởng.

Tưởng uẩn là duyên sanh, là tánh không, là vô ngã

Hành uẩn ( 行, sa. saṃskāra, pi. saṅkhāra), Hành là ý định, toan tính, suy tư, cân nhắc trước 1 quyết định. Hành bao gồm tất cả các chủ tâm trước khi một hành động được hình thành. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác. (Gồm thân hành, khẩu hành, ý hành) (Thế nào gọi là hành? Làm cho hiện hành các pháp hữu vi nên gọi là hành.

Hành uẩn là duyên sanh, là tính không, là vô ngã

Thức uẩn (識, sa. vijñāna, pi. viññāṇa) là sự nhận thức nhờ ghi nhớ mặc định, mặc định cái này chua, mặc định cái kia đắng, mặc định cái nọ màu đỏ, mặc định cái kia nóng, cái này lợi, cái kia không lợi...

Đây cũng là bước chuyển tiếp của tưởng uẩn và hành uẩn, từ sự cảm nhận sự khác biệt rồi suy tư cân nhắc xem mức độ khác biệt như thế nào, cho đến định nghĩa sự khác biệt bằng những danh từ hay tên gọi cho từng sự vật, sự việc, hiện tượng. 

Thức uẩn là duyên sanh, là tính không, là vô ngã

Từ điểm nhìn này, con người chúng ta nói đơn giản hơn thì gồm thân thể của chúng ta là ' nhóm Sắc'; còn các nhóm Thọ, Tưởng, Hành, Thức là phần Tâm. Khi hiểu rõ như thật về phần thân và phần tâm cũng tức là hiểu rõ như thật về con người. 

Kinh ngũ ấm thí dụ nói:

Sắc như bọt nước tán tụ, thống khổ sinh diệt như bong bóng nước, ý tưởng như cái nóng của mùa hè, hành động trống bọng như thân cây chuối, ý thức như những ảo thuât, chư Phật nói như vậy. 

(Sắc như chùm bọt nổi,

Thọ như bong bóng nước,

Tưởng giống như quáng nắng,

Hành như thân cây chuối,

Thức là pháp huyễn hóa,

Đấng Tối thắng nói vậy.

Tư duy điều này xong,

Quán sát hết các hành,

Thảy trống không, vắng lặng;)

Ví dụ ngũ uẩn như cây chuối có 5 bẹ lớn, khi lột từng bẹ, từng bẹ lột hết ra, cuối cùng nhìn thấy bên trong không có gì cả. 

Tóm lại ai quan sát như thật về thân mình, quan sát như thật về tâm mình, thấu rõ năm uẩn (thân và tâm) là duyên sanh, là tính không, là vô ngã sẽ không còn bị vướng mắc, chấp thủ năm uẩn là ta, là của ta, là tự ngã của ta thì tự mình sẽ vượt thoát mọi nỗi khổ đau trong kiếp nhân sinh mà còn giúp được nhiều người, nhiều chúng sinh bớt khổ. 

Nói ngũ uẩn

Sắc, Thọ Tưởng

Hành và Thức uẩn

Duyên sinh vô ngã

Thoát khổ sầu. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Lời khấn nguyện trước khi ngủ để có giấc ngủ bình an

Kiến thức 19:00 16/09/2024

Dưới đây là bài nguyện mở lòng hướng về những điều tốt đẹp, dẹp bỏ phiền não chướng ngại trong tâm tư, giúp cho chúng ta chuyển hóa thân tâm và an lành trong cuộc sống. Bạn có thể đọc vào buổi tối trong điều kiện nhà có hoặc không có ban thờ Phật.

Nghiệp nhân của đường ngạ quỷ là gì?

Kiến thức 16:00 16/09/2024

Nghiệp nhân của đường ngạ quỷ chủ yếu là lòng tham, lòng tham đọa ngạ quỷ. Rõ ràng nói sáu cõi, nhưng tại vì sao người thế gian thường hay nói người chết rồi thì làm quỷ, khẳng định đến như vậy?

Nghi thức tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện tại nhà đầy đủ nhất

Kiến thức 15:00 16/09/2024

Kinh Địa Tạng là bản kinh rất phổ biến của Phật giáo được truyền tụng hàng ngày. Dưới đây là cách, nghi thức tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện các Phật tử có thể tham khảo.

Y tá tiết lộ 3 từ người sắp mất hay nói nhất

Kiến thức 13:33 16/09/2024

Theo y tá Julie, trước lúc qua đời, mỗi người bệnh đều có những tâm tư riêng nhưng họ thường bày tỏ tình cảm với cha mẹ nhiều nhất.

Xem thêm