Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 13/10/2024, 14:00 PM

Nói về tâm thiện

Người có khả năng quan sát biết rõ các trạng thái tâm thiện/ ác (惡) của mình biểu hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày là người sống sâu sắc và có chất lượng.

Thiện chữ hán "善" là lành, hiền, tốt, hay, khéo.

Tâm thiện lành là tâm mang lại an vui, lợi ích, hạnh phúc tốt đẹp chân thật lâu dài hướng tới giác ngộ giải thoát cho chúng sanh, con người vạn vật và chính mình.

Tâm xấu ác là tâm gây khổ đau, làm tổn hại cho chúng sanh, con người, thiên nhiên vạn vật.

Tâm thiện là những trạng thái tâm lương thiện tốt lành biểu hiện ra thành cử chỉ, lời nói việc làm, suy nghĩ tử tế, từ, bi, hỷ, xả, thanh tịnh, bao dung, hoà ái, độ lượng, rộng lớn, trong sáng, chân thật, khiêm tốn...Kinh Thập thiện nói đến 10 điều thiện tiêu biểu: Thân không sát sinh, trộm cắp, tà dâm; Miệng không nói dối, nói thêu dệt, nói hung ác, nói đâm thọc; Ý không tham, sân, si.

Duy thức học nói đến các tâm sở thiện, tính chất của Tâm sở này là tốt hiền lành và thúc đẩy lợi ích cho chúng sanh, con người.

Có vô số tâm thiện lành, ở đây chỉ ra 11 loại tiêu biểu. Từ đó giúp nhận diện được tất cả các tâm sở thiện khác. Nói là tâm sở vì nó phụ thuộc vào tâm vương.

Người có tâm thiện lành

462678343_1079318423762470_3824722452773835163_n

Mười một tâm sở thiện gồm: Tín, tấn, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất hại.

1. Tín là lòng tin, tính chất của Tâm sở này, tin chịu những gì là sự thật. Nó làm cho Tâm được thanh tịnh, bình an, hướng thượng. Đối trị với sự đa nghi, bất tín, cuồng tín.

2. Tinh tấn là siêng năng tích cực, tâm sở này, siêng năng dứt các việc xấu ác, làm các việc lành. Nó đối trị làm biếng giải đãi và thúc đẩy việc lành.

3. Tàm là tự mình biết xấu hổ, tâm sở này, mỗi khi làm điều gì sai, tự mình xấu hổ; kính trọng người hiền và ưa việc phải. Nó đối trị tâm không biết xấu hổ và ngăn ngừa việc ác đức.

4. Quý là biết hổ thẹn với người khác khi làm sai, tâm sở này, khi mình làm điều gì sai, thấy người hỗ thẹn, không chịu gần người xấu ác không làm việc xấu ác, nó đối trị giúp ngăn các pháp ác.

5. Vô tham là không tham lam, tâm sở này, không tham đắm cảnh dục lạc, nó: đối trị lòng tham dục và ưa làm việc tốt.

6. Vô sân là không sân hận, tâm sở này, khi đối với cảnh trái nghịch, không bực tức nóng giận, ưa việc tốt lành.

7. Vô si là không si mê, tâm sở này, khi đối với sự lý, hiểu biết rành rõ không mờ ám, ưa làm việc tốt lành.

8. Khinh an là nhẹ nhàng, thư thái. Tâm sở này, làm cho thân tâm nhẹ nhàng khoan khoái, xa lìa những gì nặng nề bực bội, đối trị bịnh hôn trầm khi hành thiền.

9. Bất phóng dật là không buông lung, phóng túng, tâm sở này giúp phòng ngừa việc ác, tạo tác làm việc lành và không phóng túng, đối trị tâm buông lung, tùy tiện.

10. Hành xả là làm rồi không chấp, tâm sở này, khi làm các việc tu hành phước thiện, không chấp trước, khiến tâm an trụ không dính mắc, đối trị thói trạo cử và làm cho tâm an trụ bình yên.

11. Bất hại là không làm tổn hại, tâm sở này không làm tổn hại tất cả chúng hữu tình, con người, yêu thương loài vật và đối trị tâm ác tổn hại chúng sanh.

Trong đời sống hàng ngày, tâm chúng ta sáng suốt có chánh niệm quan sát biết rõ ràng các trạng thái tâm thiện lành và xấu ác bất thiện.

Khi tâm thiện khởi lên, biểu hiện ra, chúng ta biết rõ để tùy thuận, phát huy.

Khi tâm xấu ác bất thiện như ích kỷ, đố kỵ, tham lam, sân hận, hơn thua, dối trá, lươn lẹo, mờ ám, độc ác, hận thù, ngạo mạn, tự cao, khinh người, lười biếng, khôn lõi, cố chấp, hại người...khởi lên chúng ta nhận diện ra ngay tức khắc, ghi nhận mĩm cười, biết rõ là tâm xấu, không bị nó dẫn dắt làm cho u mê, đương nhiên tâm xấu ác đó sẽ không biểu hiện ra thành lời nói, hành động, việc làm xấu ác tổn hại người vật thiên nhiên.

Chúng ta chỉ ghi nhận chuyển hóa chứ không khó chịu bực mình hay muốn diệt trừ những trạng thái tâm xấu ác. Bài học này rất quan trọng, nếu chúng ta khởi ý bực mình, muốn diệt trừ tâm xấu ác bất thiện là chúng ta làm cho tâm vô minh xấu ác thêm lớn. Chỉ cần chánh niệm ghi nhận mĩm cười thì tự nó tan biến.

Hàng ngày ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, kinh hành, lễ Phật, sám hối, nghe pháp, học kinh, quét chùa, làm phước sẽ làm cho tâm thiện lành thanh tịnh ngày càng lớn lên.

Người không biết tu tập quán sát nhận diện, chuyển hóa, ôm tâm xấu ác ích kỷ cố chấp hại người sẽ sống trong đau khổ và gây tổn hại cho nhiều người, sau sẽ đoạ trong ba đường ác.

Người biết tu tập phát huy tâm thiện lành thanh tịnh sáng suốt giác ngộ sẽ sống bình an hạnh phúc phước đức và giúp đỡ được rất nhiều người khổ đau, sau sẽ sanh vào thiện xứ/ Cực lạc.

Mong rằng càng có nhiều người sống chân thật với tâm thiện, tâm Phật để cuộc sống ngày càng bình yên hạnh phúc hơn cho số đông.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nói về tâm thiện

Kiến thức 14:00 13/10/2024

Người có khả năng quan sát biết rõ các trạng thái tâm thiện/ ác (惡) của mình biểu hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày là người sống sâu sắc và có chất lượng.

Học đúng thời, tập biết ngồi

Kiến thức 12:30 13/10/2024

Đúng giờ và biết ngồi tưởng chừng như không có gì quan trọng nhưng nó phản ánh rất rõ tính cách đoan chính cũng như sự chuẩn mực bên trong của một người tu.

Bệnh do thân sanh, thân do nghiệp sanh

Kiến thức 08:45 13/10/2024

Bệnh do thân sanh, thân do nghiệp sanh, muốn cho bệnh mau lành, các hạ nên tha thiết sám hối để tiêu trừ túc nghiệp.

Nhĩ căn viên thông

Kiến thức 21:34 12/10/2024

Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âm thành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).

Xem thêm