Nụ cười an nhiên với 'Khổ răng mà khổ rứa'
Khổ là một trong những nội dung được Đức Phật dạy trong bài pháp đầu tiên (Tứ diệu đế), nhưng quan trọng là cách thức chúng ta đối diện, vượt qua nỗi khổ để trưởng thành hơn, chính vì vậy, trong từng bài viết, dù dài hay ngắn, nhà sư trẻ cũng gửi gắm thông điệp tươi sáng với cái kết tươi vui.
>>Giác Minh Luật - Nhà sư trẻ mê viết sách cho tuổi mới lớn
Tiếp nối Chú tiểu Pháp Đăng (2016) và Nếu trở thành tu sĩ... (2015), năm 2017, ĐĐ.Giác Minh Luật lại vừa ra mắt sách "Khổ răng mà khổ rứa". Sách dày trên 200 trang - tác giả góp nhặt từ những bài viết, sáng tác đã được đăng trên một số trang web, ấn phẩm Phật giáo. Hầu hết là những câu chuyện gần gũi được nhà sư trẻ kể lại bằng giọng văn nhẹ nhàng như lời tâm tình về những niềm đau nỗi khổ gặp phải từ nhiều người, sau đó đưa vào những nhân vật cụ thể.
Vì thế, nói là truyện nhưng cũng là đời thực vì theo sư, mỗi mẩu chuyện sư viết đều là những lời tâm tình mà những người xung quanh tin tưởng gửi gắm, đã được sư tháo gỡ - giúp họ phần nào có bình an.
Khổ là một trong những nội dung được Đức Phật dạy trong bài pháp đầu tiên (Tứ diệu đế), nhưng quan trọng là cách thức chúng ta đối diện, vượt qua nỗi khổ để trưởng thành hơn, chính vì vậy, trong từng bài viết, dù dài hay ngắn, nhà sư trẻ cũng gửi gắm thông điệp tươi sáng với cái kết tươi vui.
“Khổ răng mà khổ rứa” như một lời than vãn, một lời trách móc “thật dễ thương” cho phận đời mình ở những lúc gập ghềnh chìm nổi trong muôn trùng khó khăn và bế tắc giữa kiếp sống nhân sinh.
Nhưng qua ngòi bút của sư Giác Minh Luật, những “nỗi khổ niềm đau” của con người dường như đã được hiển bày một cách nhẹ nhàng và có phần trào lộng bởi một tâm hồn trẻ trung của một cậu thanh niên thuộc thế hệ 9x.
Mỗi câu chuyện là một mảng màu, một góc nhìn cuộc sống với con mắt đầy nhân văn, đầy lòng từ bi và trắc ẩn của một vị sư trẻ để từ đó những câu chuyện đời thường ấy dẫu không vui nhưng vẫn luôn mang màu sắc của một tâm hồn lạc quan, gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm và cách nhìn khác đi về mọi vấn đề.
Gấp trang sách cuối cùng lại, “Khổ răng mà khổ rứa” đã giúp cho tôi phải thốt lên tự đáy lòng mình với nụ cười an nhiên rằng:
- Ừ thì! Khổ thì cũng đã khổ rồi, dù có đi đâu về đâu thì cũng phải khổ mà thôi. Nên bây giờ hãy tập sống với nó, đón nhận nó và chuyển hóa nó cho thật nhẹ nhàng với cái nhìn tích cực hơn thôi.
Đọc “Khổ răng mà khổ rứa”, để chúng ta chợt nhìn lại, chợt hiểu hơn mà càng thương, càng quý hơn lý tưởng cao đẹp mà sư đang cố gắng nỗ lực từng ngày, từng giờ để bước đi vào đời bằng chính đôi chân và hạnh nguyện.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc
Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.
Tu không phải để thành tiên, thành Phật
Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.
Thiền như một Phật tử
Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.
Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo
Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.
Xem thêm