Thứ, 07/10/2019, 09:53 AM

Cho nhẹ lòng nhau - cái nhìn nhân hậu từ bi của Đại đức Giác Minh Luật

Không ngôn từ hàn lâm, không nhiều tình tiết cao trào, mọi câu chuyện trong tập truyện Cho nhẹ lòng nhau của Đại đức Giác Minh Luật rất nhẹ nhàng, rất trung dung, và cũng rất “đời” qua góc nhìn thật từ bi.

 >>Sách Phật giáo

Đôi nét về tác giả

Đại đức Giác Minh Luật sinh năm 1992, Đại đức xuất gia từ nhỏ tại tịnh xá Ngọc Minh (Bình Thuận) thuộc Hệ phái Khất sĩ.

Đại đức Giác Minh Luật.

Đại đức Giác Minh Luật.

Bài liên quan

Năm 18 tuổi, Đại đức đã bắt đầu thành lập tổ chức Câu lạc bộ Nhân Sinh - nơi quy tụ đông đảo những bạn trẻ là sinh viên, học sinh… cùng tham gia tình nguyện dấn thân trong các hoạt động từ thiện và giao lưu kết bạn tìm hiểu về đạo Phật, qua những chương trình thực tập thiền và nghe pháp thoại trong mỗi chương trình do Câu lạc bộ tổ chức, đến nay đã trở thành một tổ chức tình nguyện lớn mạnh dành cho giới trẻ yêu quý đạo Phật tại Sài Gòn với hơn 7 năm kể từ ngày đi vào hoạt động.

Năm 2013, Đại đức Giác Minh Luật chính thức được công nhận là tài năng trẻ Việt Nam về lĩnh vực văn hoá và hoạt động xã hội. Đại đức cũng đã liên tục nhận được nhiều giải thưởng báo chí, bằng khen và học bổng có giá trị.

Sau khi tốt nghiệp chương trình Cử nhân (B.A) chuyên nghành Triết học Phật giáo tại Đại học MCU Thái Lan, hiện nay Đại đức Giác Minh Luật đang tiếp tục việc học và hoằng pháp tại Hoa Kỳ.

"Cho nhẹ lòng nhau"

Dùng những hình tượng rất tâm linh - tiếng chuông, “linh hồn” của người cha đã khuất nay được làm chú tiểu, những đoạn trích Kinh - tác giả đã gửi gắm trọn vẹn được ý tứ của mình suốt cả tập, về sự thiêng liêng của tình mẫu tử, về giá trị thật của gia đình, về sự thức tỉnh của những người trẻ để tìm về bình an dưới chân Phật, về cả những khó khăn trên đoạn đường tu học chốn thiền môn.

Dùng những hình tượng rất tâm linh - tiếng chuông, “linh hồn” của người cha đã khuất nay được làm chú tiểu, những đoạn trích Kinh - tác giả đã gửi gắm trọn vẹn được ý tứ của mình suốt cả tập, về sự thiêng liêng của tình mẫu tử, về giá trị thật của gia đình, về sự thức tỉnh của những người trẻ để tìm về bình an dưới chân Phật, về cả những khó khăn trên đoạn đường tu học chốn thiền môn.

Câu chuyện trong tập truyện Cho nhẹ lòng nhau có thể là câu chuyện có thật của chính tác giả, ở những ngày xưa cũ, nghĩ về đời từ những thứ rất nhỏ, rất giản đơn; rồi lấy đó làm nền tảng để trưởng thành, chín chắn.

Bài liên quan

Nhân vật có thể là người tu trưởng thành, lặng lẽ nhìn để thương cho thân phận những con người cùng khổ - mất mẹ, mất niềm tin với đạo hoặc mất cha, mất điểm tựa của cuộc đời; rồi lại rớt nước mắt cùng nỗi khổ của chúng sanh - khi tưởng mất đi đứa con do mình dứt ruột đẻ ra, hoặc rời xa chốn nương thân bình yên - là cửa chùa - để đồng hành cùng mẹ.

Nhân vật là người tu còn rất trẻ, nhưng biết cảm thông cho nỗi khổ của sư huynh đệ của mình - những nỗi khổ xuất phát từ nhớ thương dành cho gia đình, những nỗi khổ bắt nguồn từ dằn vặt khi đứng giữa hai dòng đời và đạo. Những người tu ấy, những nhân vật ấy hiểu tận cùng để hỗ trợ tận cùng khát khao được xuất gia, được trở thành nhà sư, được cống hiến hết mình cho đại chúng.

Bìa tập truyện Cho nhẹ lòng nhau.

Bìa tập truyện Cho nhẹ lòng nhau.

Thậm chí, nhân vật có thể là “vô hình”, theo sau để quan sát và thấu hiểu cho những nỗi niềm rất riêng của người tu - có thể là ước mơ một lần được nhìn thấy mình trong hình dung có mái tóc, cũng có thể là sự bẽ bàng khi rời chùa bước chân vào dòng đời bạc bẽo phôi pha …

Bài liên quan

Dùng những hình tượng rất tâm linh - tiếng chuông, “linh hồn” của người cha đã khuất nay được làm chú tiểu, những đoạn trích Kinh - tác giả đã gửi gắm trọn vẹn được ý tứ của mình suốt cả tập, về sự thiêng liêng của tình mẫu tử, về giá trị thật của gia đình, về sự thức tỉnh của những người trẻ để tìm về bình an dưới chân Phật, về cả những khó khăn trên đoạn đường tu học chốn thiền môn.

Và, những thứ tưởng giản đơn ấy để lại những điều thật sự sâu sắc, thiêng liêng mà đôi khi con người vội vã lãng quên. Hãy trở về, khi còn có thể! Hãy hiểu, để thương!

“Tôi luôn cố gắng để viết” - Đại đức Giác Minh Luật tâm sự.

“Tôi luôn cố gắng dành thời gian để viết, vì mỗi lần viết là tôi được sống lại với những cảm xúc rất thật trong trái tim mình, tôi thấy mình còn rất trẻ thơ, yêu đời và dễ dàng rơi nước mắt. Mai này có già đi, chắc cũng không khác mấy.

cho vua long nhau

Tôi nghĩ bạn cũng vậy, chúng ta đều có chung một nỗi niềm. Hãy để tôi kể cho bạn nghe, nhẹ nhàng trong từng trang sách.

Đây là quyển sách thứ tư sau các cuốn sách: Nếu trở thành tu sĩ..., Chú tiểu Pháp Đăng, Khổ răng mà khổ rứa... (NXB Hồng Đức)” (sư Giác Minh Luật).

Mua sách 'Cho nhẹ lòng nhau' tại Tiki.vn:

Quý độc giả có thể đặt mua sách “Cho nhẹ lòng nhau” trên Tiki.vn qua link sau đây: http://bit.ly/2Ik8mja

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ra mắt sách: Duy Thức Tam Thập Tụng Thực Giải (Tâm lý học Phật giáo)

Sách Phật giáo 14:42 05/01/2025

Con người chúng ta, ai biết học hỏi, chiêm nghiệm, thông hiểu Duy thức (Tâm lý học Phật giáo), nhận diện và kiểm soát các loại cảm xúc dù chưa chuyển bát thức thành tứ trí, chưa đoạn trừ tận gốc hai chướng phát sinh khổ đau, nhưng đã có được hướng đi vững chãi, tự tại thong dong, sống tích cực, có ý nghĩa trong cuộc đời.

“Hành trình giác ngộ - bài học từ Đức Phật”

Sách Phật giáo 16:31 04/01/2025

Đây là tác phẩm của Đại đức giảng sư Thích Khải Thành, trụ trì chùa Pháp Bảo (Biên Hòa, Đồng Nai), do Nxb Đồng Nai ấn hành.

Tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký (2)

Sách Phật giáo 10:05 04/01/2025

Tiếp tục các phần trước, ở phần này chúng ta cùng đề cập tới tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký ở hồi 3: “Bốn bể nghìn non đều sợ nép/Chín u, mười loại xóa tên rồi”.

“Thấu lẽ bồ đề, vào chính quả, dứt căn ma quỷ, rõ nguyên nhân”

Sách Phật giáo 08:23 03/01/2025

Hồi thứ hai là Hồi học đạo và hành đạo của Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không đã học, bàn luận, và hành “Tam thừa giáo” và “Nhất thừa giáo” suốt bảy năm liền, như Ngô Thừa Ân giới thiệu:

Xem thêm