Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 23/06/2015, 13:00 PM

Nụ cười khóa tu

Sau nụ cười e thẹn và ngượng ngùng của buổi đầu tiên. Sang đến ngày thứ 2, thứ 3 và thứ 4, các khoá sinh đã dần và quen với công việc, quen bạn bè và lối sống nhà Phật, nên lúc nào trong chùa An Đức cũng rộn vang tiếng cười nói. 

Khi đặt bút viết bài này, chúng tôi nhớ đến câu nói của nhà Phật: “Đời là bể khổ”. Đúng như vậy, khi chúng ta sinh ra cất tiếng khóc trên đời cũng là lúc cõi niết bàn đã chuẩn bị cho ta một chỗ ở thế giới bên kia. Sinh ra ai chẳng muốn sung sướng, được hưởng phúc, hưởng vinh, hưởng cuộc sống nhàn hạ. Nhưng nếu như vậy thì thế giới này sẽ không có khổ đau và hạnh phúc. Quy luật của tạo hoá đã ban tặng cho cuộc sống, cho xã hội loài người, cho nhân loại một chuẩn mực sống lớn lao.

Đó là quy luật Nhân – Quả, cuộc sống chúng ta chỉ có mưu toan cho bản thân, nặng về toan tính cá nhân, mưu cầu danh lợi, ai hơn thì ghen ghét, ai thấp thì chê, ai bằng thì xa lánh, ai nghèo khó bần hàn thì phân biệt… thì xã hội liệu còn tính nhân văn, còn tình cảm của con người và những nụ cười thân thiện.
 
Người Việt ta từ xưa đến nay vẫn có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Nụ cười không mất tiền mua, không mất lời cầu xin, van lài. Mà nụ cười xuất phát từ trái tim, từ cuộc sống tự nhiên, hoà đồng và tính nhân văn cao cả. Nụ cười như sợi dây vô hình gắn kết tình cảm, hàn gắn nỗi đau, vết thương và cao cả hơn là giúp con người gần nhau hơn. Nhắc đến nụ cười, chúng tôi lại nhớ những kỷ niệm về khoá tu mùa hè tại chùa An Đức, thôn Mỹ Đức, xã Quảng Nghiệp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương mới kết thúc được 3 ngày nay. Nhớ mãi những ánh mắt ngây thơ, những nụ cười con trẻ, vô tư và hồn nhiên cứ đeo đẳng mãi trong tôi. Phải chăng những nụ cười ấy là nụ cười hạnh nguyện, hoan hỉ của các khoá sinh hay nụ cười khi được đến với thế giới nhà Phật?
 
Tính đến trước thời điểm khoá tu mùa hè năm 2015 của chùa An Đức, chúng tôi đã có 5 lần đến tự viện. Nhưng duy nhất có một lần vào tháng 10 năm ngoái chúng tôi được vãn cảnh chùa. Một phần do Thầy Quảng Khiết bận công chuyện, một phần do bản thân tôi chưa có duyên với chùa. Đang băn khoăn không biết sẽ xưng hô với Thầy thế nào và không biết hình dáng Thầy trụ trì ra sao, thì đột nhiên có ba vị khách phật tử từ trong chùa An Đức đi ra cùng vị Ni sư vận bộ quần áo nâu sòng, chân đất tất tả tiễn khách.

-Dạ! con bạch Thầy

- Thầy chào chú? Chú là ai nhỉ?

- Bạch thầy, con là Đức Tuỳ….

- Đức Tuỳ hả? có phải chú là Đức Tuỳ viết bài về nhà chùa hồi năm ngoái không? Thầy Quảng Khiết hỏi dồn

- Dạ! vâng đúng là con ạ.

- Trời đất, Thầy hỏi và tìm con suốt…

Câu nói và nụ cười rạng ngời trên khuôn mặt phúc hậu của Thầy khiến cho lòng chúng tôi hoan hỉ và an vui. Chúng tôi cảm nhận được nụ cười của một nhà tu hành đôn hậu đến vậy. Câu chuyện vội vàng, gấp gáp giữa tôi và Thầy khi chỉ kịp hỏi thăm thông tin về khoá tu, về chùa An Đức. Suốt câu chuyện ngắn ngủi đó, nụ cười không bao giờ tắt trên khuôn mặt của Thầy. Trong lòng mừng thầm vì đã được Thầy gieo duyên và muốn trò chuyện lâu hơn. Nhưng chưa đầy 10 phút Thầy lại nở nụ cười chào tạm biệt để chuẩn bị cho công việc khoá tu buổi chiều.
 
 
Hơn 2 ngày được tham dự khoá tu tại chùa An Đức, chúng tôi như được sống lại với tuổi thơ ăm ắp những kỷ niệm. Hơn 300 khoá sinh đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau của miền Bắc đã hội tụ về đây để cùng thực hành thiện nguyện nhà Phật. Có nhiều khoá sinh đã biết nhau từ trước thì tay bắt mặt mừng, cười vui rôm rả. Những khoá sinh lần đầu tiên mới đến chùa thì bẽn lẽn cười pha lẫn chút sợ sệt, lo âu. Có thể ở nhà các em đã được Bố mẹ, ông bà chăm lo mọi việc, sống trong vòng tay yêu thương của gia đình và được hưởng trọn vẹn niềm vui hạnh phúc bên người thân. Nhưng khi đến với khoá tu tại chùa An Đức, các khoá sinh phải tự lập, tự làm việc một mình đối với công việc cá nhân. Từ việc gấp chăn màn, giặt quần áo, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn lắp đến tham gia các hoạt động vui chơi tập thể. 

Sau nụ cười e thẹn và ngượng ngùng của buổi đầu tiên. Sang đến ngày thứ 2, thứ 3 và thứ 4, các khoá sinh đã dần và quen với công việc, quen bạn bè và lối sống nhà Phật, nên lúc nào trong chùa An Đức cũng rộn vang tiếng cười nói. Trừ khi nghe những khách mời chia sẻ thông tin, thực hiện nghi lễ nhà Phật. Còn lại là sự vui tươi hồn nhiên của trẻ thơ. Sau những giờ học, giờ vui chơi, các khoá sinh ai cũng thấm mệt, mồ hôi túa ra, bụng cồn cào đói. Từ phía khu vực bếp ăn, các cô, các bác và các vãi nhà chùa đã chuẩn bị những cốc chè mát lạnh, thơm ngon. 
 
 
“Các cháu ơi lại ăn chè cho mát”-  Chỉ cần nghe tiếng gọi đó, các em ùa về các mâm có sẵn những cốc chè, mỗi người một cốc, các em không chen lấn xô đẩy mà tất cả diễn ra trong tiếng cười giòn tan, quên hết sự mệt mỏi và những giọt mồ hôi thấm đẫm trên trán và chiếc áo nâu sòng.

Các vãi lấy nón quạt mát cho các khoá sinh, miệng cười tủm tỉm, mắt tươi rói như muốn nói thành lời. Còn đối với các em thì vừa ăn vừa vui chơi nô đùa thỉnh thoảng từng tốp lại phá lên cười sảng khoái. Trong suốt 4 ngày được tu tập tại mái chùa quê An Đức, các em khoá sinh được giao lưu với rất nhiều người nổi tiếng, những người thành công trong từng lĩnh vực khác nhau. Mỗi một lần giao lưu như vậy các em lại có cách thể hiện khác nhau thông qua tiếng cười. Có lúc là tiếng cười ngưỡng mộ tài năng, có lúc là tiếng cười vui sướng khi được khám phá ra một điều hay thú vị. Có khi là nụ cười ngượng nghịu khi trả lời sai và có cả những âm thanh của tiếng cười tán dương khen ngợi. Tất cả những tiếng cười đó lúc trầm, lúc bổng, lúc ồn ào, lúc thưa vắng như những khúc nhạc du dương, nhẹ nhàng như cõi lòng nhà Phật thanh tịnh và bao la rộng lớn, mà chỉ hiện hữu ở khoá tu: “Tuổi trẻ và lý tưởng sống” tại An Đức tự.

Có người đã nói, trên thế gian này có 36 điệu cười khác nhau thể hiện cung bậc tình cảm của con người. Nhưng đối với tôi, tôi chỉ cảm nhận được sự tồn tại có nghĩa của tiếng cười Đạo và tiếng cười Đời. Trong tiếng cười Đạo luôn phảng phất tiếng cười Đời; Trong tiếng cười Đời luôn ẩn sâu tiếng cười Đạo. Như vậy có thể nói rằng: Trong xã hội hiện đại ngày nay, tiếng cười đạo Phật, nụ cười đạo Phật luôn là sợi dây gắn kết những tình cảm yêu thương.
 
 
 
4 ngày thật ngắn ngủi cho một khoá tu mùa hè dành cho các khoá sinh. Các em lại trở về với gia đình, với làng xóm, họ hàng, quê hương và cuộc sống thường nhật của mình. Nếu như những phút giây gặp nhau là nụ cười e thẹn, ngượng ngùng. Thì đến khi được hoà chung trong niềm vui hân hoan của các cuộc giao lưu là nụ cười sảng khoái. Và rồi khi chia tay là nụ cười hạnh phúc trào dâng với những giọt nước mắt bịn rịn xúc động. Thời gian trôi đi thật nhanh, nó đến và đi như một quy luật vô thường của tạo hoá. Con người sinh ra rồi cũng đến lúc về với hư vô. Chỉ có nụ cười là không bao giờ tắt. Gặp nhau cười mừng vui - chia xa cười hạnh nguyện.

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn

Chiều nay, khi đang ngồi bên chiếc máy tính viết bài, bỗng cơn mưa rào mùa hạ ào về làm vơi bớt đi sự ngột ngạt, oi bức của những ngày hè. Tiếng chuông điện thoại rung lên, đầu dây bên kia là tiếng nói nhỏ nhẹ, thanh thoát như bị lạc giọng của tình nguyện viên Cẩm Nhung – Sinh viên năm thứ 4, trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội: “ Anh ơi! Em nhớ Thầy Quảng Khiết và bọn trẻ quá! Nhớ những lúc vui chơi, được vui đùa, trêu trọc… nhớ nụ cười đôn hậu của Thầy, nhớ nụ cười của người dân quê an vui và nhớ cả những nụ cười hồn nhiên của con trẻ”. 

Nhắm mắt lại tĩnh tâm trong giây lát, chúng tôi như thấy quá khứ đang hiện hữu đâu đây. Ô kìa! có phải nụ cười của Thầy Quảng Khiết nhận ra tôi và kia có phải nụ cười của hơn 300 khoá sinh. Chúng tôi tự hỏi lòng mình rằng: Đó có phải là nụ cười của hoan hỉ của nhà Phật? Đó có phải là nụ cười hướng Thiện từ Tâm? Hay là nụ cười của khoá tu…

Đức Tuỳ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm