Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nụ cười xuân Phật Di Lặc

Cứ mỗi độ xuân về, khi những cành mai vàng khoe sắc thắm, khoảnh khắc hoa đào e ấp nở báo hiệu mùa xuân đang về người con Phật bắt đầu lên chùa lễ Phật đầu năm. Giờ phút ấy, trước Điện Phật khói nhang nghi ngút nhưng chúng ta không thể không bắt gặp tượng Đức Phật Di Lặc với nụ cười tươi thắm trên môi.

Đức Di Lặc được thờ qua ba hình tượng:

- Tượng Ngài ngồi một mình, áo hở ngực, bụng phệ.

- Tượng Ngài ngồi như trên nhưng chung quanh Ngài có 6 em bé - tượng trưng cho Lục tặc (sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sáu căn đó nếu mê lầm bị sáu trần lôi cuốn thì sáu căn biến thành lục tặc).

- Tượng Ngài đứng, tay vác bị lớn, tượng này được gọi là Bố Đại Hòa Thượng (hoá thân của Ngài ở Trung Hoa).

Di Lặc, tiếng Phạn là Maitrya, theo nghĩa dịch là Từ Thị. Di Lặc là họ, còn chính tên là A Dật Đa (Aadjita), dịch là Vô Năng Thắng. Ngài thuộc dòng dõi Bà La Môn, Nam Thiên Trúc (Ấn Độ).Theo kinh Di Lặc thì Đức Phật Thích Ca thọ ký Ngài là vị Phật tương lai ở cõi Sa Bà này và hội của Ngài là Hội Long Hoa. Cho nên khi lễ Ngài chúng ta thường xưng "Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ Di Lặc Tôn Phật" hay " Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật".

Ngày Xuân như thế, Đức Phật Di Lặc đến với chúng ta với nụ cười vui tươi thì thật đầy ý nghĩa. Trước hết, nụ cười của Ngài là bài học quý báu về đức hỷ, xả trong đạo Phật. Có hỷ, xả chúng ta mới nở nụ cười vui tươi chân thật, hạnh phúc. Có hạnh phúc thì cuộc sống mới có ý nghĩa và thật đáng sống.

Ngày Xuân như thế, Đức Phật Di Lặc đến với chúng ta với nụ cười vui tươi thì thật đầy ý nghĩa. Trước hết, nụ cười của Ngài là bài học quý báu về đức hỷ, xả trong đạo Phật. Có hỷ, xả chúng ta mới nở nụ cười vui tươi chân thật, hạnh phúc. Có hạnh phúc thì cuộc sống mới có ý nghĩa và thật đáng sống.

Bài liên quan

Ngày đầu một năm thật quan trọng. Tất cả mọi việc làm, cử chỉ phải thật nhẹ nhàng, thận trọng. Từng lời ăn, tiếng nói phải vui vẻ, hòa nhã. Tập quán đó để nói lên lòng ao ước một năm an vui, cát tường. Trong bối cảnh của ngày Xuân như thế, Đức Phật Di Lặc đến với chúng ta với nụ cười vui tươi thì thật đầy ý nghĩa.

Trước hết, nụ cười của Ngài là bài học quý báu về đức hỷ, xả trong đạo Phật. Có hỷ, xả chúng ta mới nở nụ cười vui tươi chân thật, hạnh phúc. Có hạnh phúc thì cuộc sống mới có ý nghĩa và thật đáng sống.

Hỷ tức là vui theo việc làm tốt của người, danh từ Phật học gọi là "Tùy hỷ công đức". Thông thường chúng ta hay có chứng bệnh "trầm kha": Thấy ai hơn mình, như đẹp hơn, giàu hơn, học giỏi hơn..., thì sinh tâm đố kỵ, ghen ghét, không vui. Chính chứng bệnh này đã làm cho nụ cười đầu Xuân héo đi và thay vào đó khuôn mặt ủ rũ chiều thu. Muốn chữa căn bệnh đó chúng ta phải luôn luôn tâm niệm: Thí dụ trong xóm có một người bạn học giỏi hơn thì ta mong có thêm hai, ba, bốn,... bạn học giỏi hơn ta. Như thế thì trình độ dân trí sẽ cao và cuộc sống cũng theo đó mà phát triển. Nếu ngược lại, nghĩa là chúng ta không vui theo, thì chúng ta không những tự hành hạ chúng ta, tự cô lập chúng ta mà vô hình trung chúng ta đã ngăn chận bước tiến của nhân loại. Một lỗi lầm thật to lớn. Nếu hiểu được như thế thì nụ cười tự nhiên vui tươi nở trên môi bạn và đó là mùa Xuân rồi đó. Không cần phải gỡ hết 365 tờ lịch mới là ngày Xuân.

Nụ cười bồi dưỡng kẻ mệt nhọc, là hình ảnh bình minh cho kẻ ngã lòng, là nắng Xuân cho kẻ buồn rầu, và là thuốc mầu nhiệm nhất của tạo hóa để chữa lo âu

Nụ cười bồi dưỡng kẻ mệt nhọc, là hình ảnh bình minh cho kẻ ngã lòng, là nắng Xuân cho kẻ buồn rầu, và là thuốc mầu nhiệm nhất của tạo hóa để chữa lo âu".

Xả tức là bỏ, bỏ tất cả những điều phiền muộn do người tạo ra cho ta. Nếu chúng ta không xả được những điều phiền muộn ấy thì cũng như chúng ta không tiêu hóa được cặn bã của thực phẩm trong cơ thể. Do đó chúng ta chỉ cứ than thân trách phận. Suy cho cùng, sở dĩ chúng ta ôm ấp những điều phiền não đó là vì chúng ta từ vô thủy kiếp đến nay cứ chấp có cái TA đáng yêu, cái TA chân thật, thường tồn cho nên nếu ai đụng đến, nói xấu...,thì chúng ta sinh ra buồn rồi ôm mối hận. Hình ảnh Đức Di Lặc với 6 em bé (Lục tặc) cho thấy rằng: Muốn chiến thắng ngoại cảnh, nhứt là nghịch cảnh, chúng ta phải thực hành pháp quán "Chư pháp vô ngã".

Khi quán được các pháp đều vô ngã thì ta thấy không có ai gây ra hành động và cũng không có ai thọ lãnh hành động đó cả, cả bản thân của hành động đó cũng chỉ là hư ảo. Trong kinh Pháp Cú, Phật dạy:" Người kia lăng mạ tôi, đánh đập tôi, phá hoại tôi và cướp đoạt của tôi. Ai còn ôm ấp tâm niệm ấy thì sự oán giận không thể nào dứt hết". Oán giận không dứt hết thì ngay đến cành mai trong ngày Xuân cũng úa tàn chứ đừng nói gì đến nụ cười trên môi.

Chính nhờ nụ cười hỷ xả này mà người phương Tây đã tặng Đức Di Lặc (qua hình ảnh Bố Đại Hòa Thượng) một từ ngữ khiêm tốn, giản dị:" Người Trung Hoa hạnh phúc". Không phải cuộc sống trong đạo, mà ngay ngoài đời, nụ cười giữ một vị trí rất quan trọng, nên ông Fletcher đã nói:" Nụ cười bồi dưỡng kẻ mệt nhọc, là hình ảnh bình minh cho kẻ ngã lòng, là nắng Xuân cho kẻ buồn rầu, và là thuốc mầu nhiệm nhất của tạo hóa để chữa lo âu".

Ngày mồng một Tết là ngày mà chúng ta hoạch định chương trình cho một năm tới. Lễ Vía Phật Di Lặc trùng với ngày đầu tiên của một chương trình sống 365 ngày là để nhắc nhở chúng ta phải thực hành đức hỷ xả để hướng đến một đời sống an vui, hạnh phúc. Tương lai, chắc chắn chúng ta sẽ được gặp Phật Di Lặc trong Hội Long Hoa. Đó cũng là mùa Xuân mà Đức Phật đã tặng chúng ta trong ngày Xuân, ngày Xuân của bất sanh, bất diệt:

"Mạc vị Xuân tàn, hoa lạc tận,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai"

(Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết,

Đêm qua sân trước một nhành mai).

(Mãn Giác Thiền sư)

Thích Hiển Pháp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Những điều đặc biệt làm nên chùa Đồng - Yên Tử

Tin tức 16:35 01/05/2024

'30 năm một chặng đường, thời gian trôi nhanh, chúng tôi trải qua biết bao gian nan trở ngại mới đưa được chùa Đồng về Yên Tử', Hoà thượng Thích Quảng Tùng chia sẻ.

Đoàn hành hương Hệ phái Khất sĩ viếng Đức Hòa thượng Tep Vong

Tin tức 09:59 01/05/2024

Đoàn hành hương Hệ phái Khất sĩ do Hòa thượng Minh Tuyên chứng minh, Thượng tọa Giác Hoàng làm trưởng đoàn đã đến chùa Ounalom (thủ đô Phnom Penh, Campuchia) thành kính đảnh lễ giác linh Đại Tăng thống Tep Vong, vị lãnh đạo tinh thần tối cao, Vua sư Vương quốc Campuchia, tân viên tịch.

Ni trưởng Thích nữ Như Ý - Chứng minh Phân ban Ni giới TP.HCM viên tịch

Tin tức 10:37 30/04/2024

Ban Trị sự GHPGVN quận 11 và môn đồ pháp quyến kính tiếc báo tin Ni trưởng Thích Nữ Như Ý, Chứng minh Phân ban Ni giới T.Ư và Phân ban Ni giới Phật giáo TP.HCM, vừa viên tịch.

Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên tặng 1.800 bình nước lọc đến người dân H.Gò Công Đông

Tin tức 08:55 30/04/2024

Ngày 29-4, Hội từ thiện chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức chương trình "Giọt nước nghĩa tình 2024" chia sẻ bình đựng nước loại lớn và nước sạch cùng viên sủi Berocca, rau củ cho bà con trong mùa thiên tai hạn hán.

Xem thêm