Thứ năm, 02/07/2020, 10:14 AM

Tôn giả Bà Tu Bàn Đầu và hành trình du hóa truyền thiền

Từ nhỏ Tôn giả Bà Tu Bàn Đầu đã có ý chí siêu việt, đến 15 tuổi Ngài xin xuất gia với A La Hán Hiền Chúng. Khi thọ giới được Bồ Tát Tỳ Bà Ha truyền cho và trở thành vị tổ Thiền tông thứ hai mốt. Ngài mộ hạnh của Tổ Ca Diếp nên tập tu theo hạnh đầu đà.

 Tôn giả Tu Bồ Đề đón Phật từ xa ngàn dặm khi an trụ trong Tính không

Tổ Bà Tu Bàn Đầu (Vasubandhu), sanh sau Đức Phật nhập Niết bàn 771 năm , Ngài họ Tỳ Xá Khư ở nước La Duyệt, cha hiệu Quang Cái, mẹ là Nghiêm Nhất. 

Gia đình Ngài rất giàu có, mẹ Ngài đến 34 tuổi mà chưa có con, nên cha mẹ Ngài đến chùa Bắc Thiên cầu con. Sau đó, bà mộng thấy nuốt hai hạt châu một sáng một tối. Kế bà biết mình có thai. Sau quả nhiên bà Nghiêm Nhất sanh được hai người con trai. Người con lớn đặt tên là Bà Tu Bàn Đầu tức là Ngài. Thuở bé, Ngài ý chí siêu việt, đến 15 tuổi xin xuất gia với A La Hán Hiền Chúng. Khi thọ giới được Bồ Tát Tỳ Bà Ha truyền cho. Ngài mộ hạnh của Tổ Ca Diếp nên tập tu theo hạnh đầu đà. 

Hành trình ngộ thiền của Tôn giả Bà Tu Bàn Đầu

Khi bà Nghiêm Nhất đang mang thai, một hôm, có vị A La Hán hiệu Hiền Chúng đến nhà. Ông Quang Cái ra đảnh lễ. Đến lượt bà ra lễ, Tôn giả Hiền Chúng liền tránh qua một bên ra vẻ cung kính đáp lại. Ông Quang Cái lấy làm lạ hỏi: Tôi là trượng phu đảnh lễ Tôn giả chẳng nhượng, tại sao vợ tôi là phụ nữ mà Tôn giả lại kính nhượng?

21_ton_gia_ba_tu_ban_dau_uqpn

Tôn giả Già Da Xá Đa - Vị tổ nắm bí quyết thần thông của mười tám thần biến

Tôn giả Hiền Chúng đáp: Bởi ông là phàm phu nên tôi nhận ông lễ, còn vợ ông đang mang thai Bồ Tát là bậc pháp khí thượng thừa nên tôi cố tránh, không phải tôi trọng nữ khinh nam. Ông Quang Cái tạ lỗi thưa: Tôn giả là bậc thánh nhân hay biết việc chưa đến. 

Khi Ngài mới có 2 tuổi mà thông minh hơn người, khi Ngài được 15 tuổi, Ngài muốn xuất gia, được cha mẹ đồng ý và được Thầy Hiền Chúng nhận làm đệ tử. Theo Thầy Hiền Chúng tu học được 12 năm, một hôm Tổ Xà Dạ Đa đến chùa, Ngài ra lễ phép chào hỏi. Tổ thấy Ngài có sắc diện hơn người nên nói với Ngài: Con ở đây tu mấy năm rồi và tu hạnh gì? 

Ngài trình thưa: Con tu được 12 năm và tu hạnh đầu đà. Tổ lại hỏi: Con tu hạnh đầu đà để được gì? Ngài thưa: “Con muốn Giải thoát”, Ngài nói. Tổ bảo: “Con biết Giải thoát là sao không?”. Ngài thưa: “Giải thoát là, là…”. Ngài không biết phải nói sao cho đúng, nên ấp úng không nói được.

Tổ bảo: “Giải thoát là thoát ra ngoài sự cuốn hút của vật chất đó”, con học phật pháp đã 12 năm rồi mà chữ Giải thoát cũng không trả lời được. Vậy con muốn Giải thoát không, hãy theo ta, ta sẽ dạy cho. Ngài liền trình thưa với Thầy Hiền Chúng, xin cho Ngài theo tổ Xà Dạ Đa để tu Giải thoát.

Thầy Hiền Chúng đồng ý và gởi gắm Ngài cho Tổ Xà Dạ Đa tu học được 6 tháng, một hôm Tổ hỏi: Con theo ta học đạo Giải thoát, vậy con đã biết Giải thoát chưa? Ngài liền trình bài kệ 48 câu như sau: Con ngu mới tu giải thoát/ Không biết nên tìm giải thoát để tu; Đầu con trước sao lại ngu/ Lý luận chuyện tu đủ thứ trên đời. 

Về đây Thầy dạy nghĩ ngơi

Xa lìa vật chất, lìa đời chớ tu;

Hôm nay con đã hết ngu

Vật chất là vậy, chớ tu cái gì?

Thiền Thầy không dạy cái chi

Chỉ tâm thanh tịnh hết đi luân hồi;

Hôm nay con đã biết ‘’ Thôi ‘’

Luân hồi nhiều kiếp con thôi đi tìm.

Thầy ôi, con đã nhận riêng

Thiền tông thanh tịnh, đi tìm là ngu;

Nhờ Thầy chỉ dạy pháp tu

Chỉ cần thanh tịnh tu chi cho cuồng. 

 Tâm con chỉ tịnh luôn luôn

Không theo vật chất, không tuôn theo trần;

Tu thiền phải hiểu bổn thân

Thân này vật lý, không cần tu chi.

Thiền tông quả thật diệu kỳ

Không tìm không kiến, luân hồi dừng ngay;

Ngày xưa không biết tìm hoài

Hành thiền khổ hạnh, mệt nhoài tấm thân. 

Đầu đà khổ hạnh muôn phần

Thân hình tiều tụy không lần ra chi;

Về đây Thầy dạy bỏ đi

Hành chi cực xác, cũng đi luân hồi.

Nhờ Thầy chỉ dạy con ‘’ Thôi ‘’

Những thứ vọng tưởng hết rồi với con;

Tâm con thanh tịnh không còn

Đầu đà thanh tịnh không còn dụng công. 

Hành thiền quán tưởng cầu mong

Những thứ như vậy, quăng sông cho rồi;

Nhờ Thầy con ‘’ tu ‘’ chữ ‘’ Thôi”

Giải thoát sanh tử con thôi không tìm.

Thiền tông thật sự linh thiêng

Nhờ Thầy dạy thật, con liền nhận ra;

Thiền tông quăng ‘’ Quán ‘’ ra xa

Nếu còn ‘’ Quán, Tưởng ‘’ phải va luân hồi. 

Vì vậy Thầy dạy con ‘’ Thôi’’

Tu thiền mà kiếm vào đời trầm luân;

Ngày xưa Đức Phật dạy ‘’ Dừng’’

Luân hồi sanh tử là dừng lại ngay.

Nhìn Phật con cứ nhìn hoài

Không chi đền đáp lời Ngày dạy con;

Con xin có tấm lòng son

Nghe lời Phật dạy, thiền còn thế gian. 

Tổ Xà Dạ Đa nghe Ngài trình 48 câu kệ, biết Ngài đã đạt được “Bí mật Thiền tông”, Tổ nói với Ngài như sau: Thiền tông mà Như Lai truyền đến đây, nay con đã nhận được. Vậy, đúng 2 tháng nữa ta sẽ truyền lại cho con làm Tổ sư Thiền tông đời thứ Hai Mươi Mốt, con nên chuẩn bị nơi chánh điện Thiền tông chùa Thiền tông Chân Tánh này cho trang nghiêm. Đúng 2 tháng sau, tại chánh điện chùa Thiền tông Chân Tánh, buổi lễ truyền Tổ vị sư Thiền tông được tiến hành. 

Truyền pháp xong, Ngài đang ngồi trên tòa, bỗng thân vượt lên hư không, ngồi yên trên ấy. Ảnh minh họa.

Truyền pháp xong, Ngài đang ngồi trên tòa, bỗng thân vượt lên hư không, ngồi yên trên ấy. Ảnh minh họa.

Tôn giả La Hầu La Đa: Vị tổ Thiền tông đời thứ mười sáu

Hành trình du hóa truyền thiền của Tôn giả Bà Tu Bàn Đầu

Sau khi được Tổ Xà Dạ Đa truyền tâm ấn, Ngài thống lãnh đồ chúng du hóa khắp nơi, lần lượt đến nước Na Đề. Vua Na Đề tên là Thường Tự Tại, sanh được hai người con trai. Người con lớn là Ma Ha La đã 40 tuổi, người con thứ là Ma Noa La được 30 tuổi. Khi Ngài đến nước này, vua thỉnh vào cung cúng dường. Vua hỏi Ngài: Phong tục nước tôi chắc không bằng phong tục thuần mỹ ở thành La Duyệt? 

Ngài đáp: Ở thành La Duyệt xưa kia có phước đức được ba đức Phật ra đời, ở nước này hiện có hai vị hiền sĩ làm phước báo. Vua hỏi: Hai vị hiền là ai? Ngài đáp: Xưa Phật thọ ký rằng: Gần một nghìn năm sau ta Niết bàn, có một thần lực đại sĩ ra nối truyền chánh pháp tại nước Na Đề tên là Ma Noa La, là con thứ hai của bệ hạ. 

Còn bần tăng tuy đức mỏng cũng đảm đang một vị vậy. Vua nghe hoan hỷ gọi thái tử Ma Noa La đến, bạch với Ngài: Con tôi đây đã được Phật thọ ký, cúi xin Tôn giả nhận cho nó xuất gia. Ngài bảo: Vị hoàng tử này nếu không phải tôi làm thầy, sau này không ai độ được. 

Ngài liền triệu tập thánh chúng vào hoàng cung làm lễ xuất gia thọ giới cho Ma Noa La. Ma Noa La rất hoan hỷ được thọ lãnh giới pháp. Sau đó, Ngài dẫn Ma Noa La sang hóa đạo nước khác. 

Một hôm, Ngài gọi Ma Noa La lại bảo: Đại pháp nhãn tạng của Như Lai nay giao phó cho ngươi, ngươi phải gìn giữ truyền bá. Nghe ta nói kệ:

Bào huyễn đồng vô ngại,

Vân hà bất ngộ liễu,

Đạt pháp tại kỳ trung,

Phi kim diệc phi cổ.

Dịch:

Bọt huyễn đồng không ngại

Tại sao chẳng liễu ngộ

Đạt pháp ngay trong ấy

Chẳng xưa cũng chẳng nay. 

Truyền pháp xong, Ngài đang ngồi trên tòa, bỗng thân vượt lên hư không, ngồi yên trên ấy. Bốn chúng quỳ bạch: Chúng con muốn thờ xá lợi, xin Tôn giả cho chúng con được thiêu lấy xá lợi. Thân Ngài liền hạ xuống ngồi yên chỗ cũ. Đồ chúng thiêu rồi lượm xá lợi của Ngài, xây tháp phụng thờ.

> Xem thêm video: "Hoa sen và thuyết luân hồi của Phật giáo":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm