"Nuôi dạy con bằng trái tim của một vị Phật"
Những giá trị tri thức nhận được thông qua cuốn sách giống như ngọn nến soi đường giúp bạn đồng hành cùng con trọn vẹn và bình an.
Nếu bạn là Phật tử hoặc hào hứng tìm hiểu về Phật giáo, bạn nên đọc cuốn sách. Nếu không phải là Phật tử, bạn cũng nên đọc cuốn sách...
Bởi những giá trị tri thức nhận được thông qua cuốn sách giống như ngọn nến soi đường giúp bạn đồng hành cùng con trọn vẹn và bình an.
Có lẽ chưa bao giờ việc làm cha mẹ lại khó như hiện nay khi tâm thức nhân loại đang bước vào giai đoạn thay đổi mạnh mẽ. Sự khác biệt thế hệ bộc lộ rõ ràng, xuất hiện những hệ lụy do người trong cuộc không ý thức học hỏi, mở rộng, phát triển bản thân mỗi ngày để thích ứng và đồng hành cùng con dẫn đến tỷ lệ trầm cảm, rối loạn cảm xúc, thậm chí tìm đến kết cục xấu, đặc biệt ở người trẻ ngày càng gia tăng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này và những gì chúng ta chứng kiến thực ra chỉ là bề nổi của tảng băng. Phần lớn các bậc cha mẹ chọn sinh con khi chưa được trang bị đầy đủ về kiến thức và tâm thế; cũng với những sai lầm di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thế hệ này làm tổn thương thế hệ khác một cách vô thức.
Nếu không chịu thay đổi, cuộc đời sẽ mang đến mang đến những bối cảnh buộc phải thay đổi. Bởi chúng ta đang tách rời và không theo kịp dòng chảy của vũ trụ.
Mỗi đứa trẻ cũng như cái cây, nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng đúng cách từ lúc cải tạo đất, gieo hạt, chăm bón… sẽ vững vàng đi qua giông bão, coi khó khăn như những bài học để trưởng thành hơn. Chỉ khi cái gốc được chăm sóc vững chãi, cây mới có cơ hội vươn cao, vươn xa mà không lo đối phó với gió bão.
Thông qua việc lý giải tại sao nên nuôi dạy con bằng trái tim của một vị Phật, giúp cha mẹ thấu hiểu hành vi của con, xóa bỏ ảo tưởng, cung cấp cách tiếp cận và quản lý hành vi của con thông qua giao tiếp từ ái, khuyến khích kỷ luật tự giác… cuốn sách của Dr.C.L.Claridge đã vén lên bức màn vô minh, cung cấp cho 'những người lớn' phương pháp nuôi dưỡng, giáo dục trẻ bằng trí tuệ, lòng từ bi với tình yêu thương vô điều kiện.
Đức Phật đã nói: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Ẩn sâu bên trong mỗi người đều có Phật tính nhưng bị che lấp bởi môi trường giáo dục, bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh xã hội. Chúng ta chỉ có thể cho con những gì bản thân mình có. Bố mẹ hạnh phúc sẽ cho con hạnh phúc, bố mẹ tổn thương sẽ cho con sự tổn thương. Khi có được sự bình an bên trong, thì bên ngoài sự bình an cũng sẽ hiện hữu. Bởi hình ảnh bên ngoài là tấm gương phản chiếu nội tâm bên trong. Cuốn sách cung cấp cho người đọc phương pháp kết nối với Phật tính, phát triển tâm từ bi và tình yêu thương sâu thẳm bên trong mỗi người.
Tâm trí trong Phật giáo không nằm ở bộ não mà trong trái tim. Nuôi dạy con bằng trái tim của một vị Phật chính là làm cha mẹ bằng tâm Phật. Thông qua sự hiểu biết Tứ Diệu Đế - 4 chân lý cao (Đau khổ - Nguồn gốc đau khổ - Chấm dứt đau khổ - Con đường chấm dứt đau khổ) và Bát Chánh Đạo (giải thích về 4 chân lý cao quý: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định), khi phát triển và vận hành cuộc sống căn bản trên 8 nhánh này là chúng ta đang thực hành kết nối, hiện thực hóa trái tim Phật của mình.
Dr.C.L.Claridge đã giúp độc giả thay đổi tư duy trong việc nuôi dưỡng, cách tiếp cận để trẻ xây dựng tâm điểm kiểm soát bên trong (tin rằng mọi việc diễn ra do hành động và cách ứng xử của họ), thay vì hình thành tâm điểm kiểm soát bên ngoài (tin rằng những người có quyền năng, số mệnh hoặc vận may sẽ quyết định điều gì xảy ra). Cuốn sách giải thích vì sao không nên dùng thưởng - phạt đối với trẻ để điều chỉnh hành vi như đa số người lớn đang làm bởi điều này không giúp trẻ phát triển Phật tính. Phần lớn chúng ta chỉ tập vào điều chỉnh hành vi thay vì thay đổi suy nghĩ, nuôi dưỡng cảm xúc bên trong của trẻ.
Phương pháp nuôi dạy con bằng tâm Phật giúp hành trình làm cha mẹ thực sự thú vị, có thêm cơ hội khám phá bản thân, chữa lành những tổn thương sâu thẳm bên trong, trở thành con người mới tự do - tự tại. Khi thực hành chỉ dẫn trong cuốn sách, mỗi người chợt nhận thấy hóa ra hành trình nuôi dạy con theo trái tim của một vị Phật lại là hành trình dành cho chính mình.
“Gia đình là nơi tâm trí này sống với tâm trí khác. Nếu chúng yêu thương nhau thì ngôi nhà sẽ đẹp như một vườn hoa. Ngược lại nếu chúng bất hòa thì sẽ như cơn bão tàn phá khu vườn” - (Đức Phật).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chúng ta sống vì điều gì?
Sách Phật giáo 16:36 27/10/2024Người làm việc chăm chỉ không chỉ để có lương thực sinh sống mà còn để hạn chế lòng ham muốn của bản thân, có thể mài giũa tâm hồn, thanh lọc tâm hồn.
Lời khuyên để có hạnh phúc của thiền sư Khenpo Sodargye
Sách Phật giáo 22:43 22/10/2024Qua câu chuyện về ba cách sống, thiền sư Khenpo Sodargye đưa ra lời khuyên về cách để sống hạnh phúc.
CEO Nguyễn Tuấn Quỳnh: "Nhờ sách của Thiền sư Nhất Hạnh tôi đã vượt qua nỗi đau mất mẹ"
Sách Phật giáo 09:30 18/10/2024Cuốn sách Không diệt không sinh đừng sợ hãi giúp Nguyễn Tuấn Quỳnh hiểu sâu sắc hơn về sự sống và cái chết, mang lại sự an ủi trong thời khắc đau buồn
“Con đường thành Phật” của Đại sư Ấn Thuận
Sách Phật giáo 15:28 14/10/2024Đại sư Ấn Thuận (1906 - 2005), không chỉ là một vị cao Tăng đức hạnh trứ danh đương thời, mà ngài còn có những đóng góp to lớn cho nền nghiên cứu Phật học thế giới.
Xem thêm