Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 25/03/2023, 16:31 PM

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo là gì?

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo là những cõi mà chúng ta có thể tái sinh vào tùy theo nghiệp của mỗi người. Và 6 cảnh tái sinh thường được diễn tả lại theo hình ảnh của bánh xe luân hồi.

Luân hồi (Samsàra): Là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh. Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến một cách tương tục mà không bị hạn cuộc trong đời sống hiện tại.

Luân hồi (Samsàra): Là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh. Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến một cách tương tục mà không bị hạn cuộc trong đời sống hiện tại.

Sáu cõi luân hồi là một mô tả về sự tồn tại có điều kiện dẫn đến nơi mà chúng sinh được tái sinh. Đôi khi chúng được biết đến như những cảnh giới “thực”, nhưng ngày nay, 6 cõi thường được xem như một “phương tiện” giảng dạy thông qua các câu chuyện ngụ ngôn.

Trạng thái tồn tại của một người được xác định bởi nghiệp lực. Một số cõi dường như dễ chịu hơn những nơi khác – cõi trời tốt hơn địa ngục – nhưng tất cả đều là dukkha, có nghĩa chỉ là tạm thời và không hoàn hảo. Sáu cảnh giới tái sinh thường được minh họa bởi Bhava Chakra hoặc Wheel of Life (Bánh Xe Sự Sống hay Vòng Luân Hồi). Sáu cõi luân hồi này thuộc Dục giới, được gọi là Kamadhatu. Trong vũ trụ Phật giáo cổ đại, Tam giới bao gồm 3 giới như: Vô sắc giới (Arupyadhatu), thế giới vô tướng; Sắc giới (Rupadhatu), thế giới của hình thức; và Dục giới (Kamadhatu), thế giới của ham muốn. Ngoài ra, trong Tam giới còn phân chia ra thành 31 cõi khác nhau.

Cõi trời

Đây chính là cõi cao nhất mà chúng ta luôn mong muốn hướng tới. Tuy nhiên để được sống trong cõi này bạn cần phải có thật nhiều phúc đức, phước báu tích lũy trong nhiều kiếp sống. Cuộc sống sẽ trải qua những sự thuận lợi, được sinh sống trong cảnh giàu sang phú quý với một ngoại hình xinh đẹp.

Cõi A-tu-la

Đây chính là đại diện của sự mạnh mẽ, giận dữ nhưng cũng rất nhiều tài năng đi kèm. A-tu-la cũng sẽ có những biểu hiện ghen ghét đố kị những người có tài năng hơn mình.

Cõi Ngạ Quỷ

Có thể miêu tả ngạ quỷ khá dữ tợn, với chiếc bụng rỗng nhưng chiếc cổ và miệng rất bé không thể nuốt được nhưng mà lại cực kỳ tham lam. Biểu trưng có những người có thói tham lam vô độ, ích kỷ chỉ muốn chiếm của người khác cho mình.

Cõi địa ngục

Dành có những ai gây nên quá nhiều tội ác không thể dung tha. Một nơi đen tối và đáng sợ nhất dành cho những ai có tâm tàn độc. Họ sẽ bị trừng phạt theo nhiều mức khác nhau và sẽ phải chịu đau đớn khổ nhục.

Cõi súc sinh 

Nói chung lại đây là cõi của những loài động vật, chúng thường có xu hướng nhút nhát, sợ những thứ đe dọa xung quanh, lảng tránh.

Cõi người

Một cõi giúp chúng ta có thể tích đức, làm những điều thiện lành, gây dựng thật nhiều phước báu để luôn được sống trong an nhiên và gặp thật nhiều điều hạnh phúc. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chuyển đổi số phận

Kiến thức 08:30 15/11/2024

Đại sư Vân Cốc bảo: Những người không có ý chí, không chịu sửa đổi, chẳng biết tu tâm, làm phúc, lại gây nhân xấu thì bị số mạng cột chặt không thể thoát ra. Nếu ông quyết chí, ta dạy ông phép cải đổi số mệnh, chuyển xấu thành tốt, hưởng phú quý muôn đời, nếu cầu giải thoát, sẽ thành tựu giác ngộ.

Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Kiến thức 21:00 14/11/2024

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.

“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”

Kiến thức 15:20 14/11/2024

Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?

Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”

Kiến thức 14:45 14/11/2024

Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã "Xem thường bảo vật trong tay" như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ... Để rồi "Dày đạp lên trên hạnh phúc" mà đi, thật xót xa vô cùng.

Xem thêm