Chủ nhật, 14/08/2022, 07:27 AM

Phải thiệt thòi thì mới giữ được giới và tạo được các công đức

Hãy hiểu rằng nếu bản thân mình không chịu chấp nhận thiệt thòi thì làm sao tạo phước được. Phải thiệt thòi mới giữ được giới, phải thiệt thòi mới giúp được người. Còn quả báo sẽ trổ ra vào thời điểm khác, có khi phải đến tận đời sau chứ không thể thấy ngay kiếp này được.

Muốn giúp người thì phải tốn tiền, muốn giữ giới thì phải chịu giảm sức khỏe, bớt vui chơi lại... Phải thiệt thòi thì mới giữ được giới và tạo được các công đức, bắt buộc như vậy. Đừng than rằng : “ Tại sao tôi làm phước cả năm rồi mà mua vé số mãi vẫn không trúng?” Nói như vậy nghĩa là ta không thật tâm làm phước mà chỉ xem đó như việc kinh doanh lời lãi mà thôi.

Nên ta thấy nhiều người đến cúng chùa nải chuối, cho người mấy bao gạo, vài trăm nghìn... rồi chờ may mắn đến với mình thì có thể khẳng định họ không hề làm phước chút nào. Vì họ hoàn toàn không có lòng thương người, thẳm sâu trong tâm họ vẫn là ích kỷ tham lam, không có lòng từ thật sự.

Thiệt thòi là phước

Hãy hiểu rằng nếu bản thân mình không chịu chấp nhận thiệt thòi thì làm sao tạo phước được.

Hãy hiểu rằng nếu bản thân mình không chịu chấp nhận thiệt thòi thì làm sao tạo phước được.

Còn người thật tâm tạo phước thì luôn chấp nhận thiệt thòi để giúp người, thương người, không mong cầu quả báo cho mình. Họ chấp nhận hao tốn, thậm chí chấp nhận mất luôn cả sinh mạng của mình, như thế mới là làm phước.

Có người nhảy xuống sông cứu được những người bạn đang chơi với giữa dòng nước xoáy, đến khi đưa được người thứ năm vào bờ thì chính mình cũng đuối sức bị dòng nước cuốn phăng đi. Ta thắc mắc rằng tại sao nhân quả kỳ lạ như vậy, sao cứu người mà chính mình phải mất mạng?

Hãy hiểu rằng nếu bản thân mình không chịu chấp nhận thiệt thòi thì làm sao tạo phước được. Phải thiệt thòi mới giữ được giới, phải thiệt thòi mới giúp được người. Còn quả báo sẽ trổ ra vào thời điểm khác, có khi phải đến tận đời sau chứ không thể thấy ngay kiếp này được. Nên việc cứu người rồi phải hy sinh tính mạng của mình là chuyện bình thường, giữ giới rồi phải hao bớt sức khỏe là chuyện bình thường, chúng ta phải chấp nhận.”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm