Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 23/07/2019, 17:09 PM

Phải thỉnh tượng Phật về thờ như thế nào mới đúng?

Việc thờ Phật cũng vậy, chúng ta thích thờ một vị Phật hay Bồ-tát nào, xuất xứ của tranh tượng là do thỉnh mới hay được người khác cúng hoặc hiến tặng đều phản ánh rõ nét nhân duyên của mình với vị Phật hay Bồ-tát đó.

Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Bài liên quan

Trong thực tiễn, đa phần tranh tượng Phật và Bồ-tát thờ tại tư gia đều do gia chủ thỉnh mới từ các cơ sở chế tác hay phát hành tượng Phật. Tuy nhiên, một số gia đình khác có nhân duyên đặc biệt được phụng thờ những pho tượng Phật cổ quý giá thì hầu hết các tượng cổ này đều do chủ nhân sưu tập hoặc được thừa kế trải qua nhiều đời hay hiến tặng. Một số gia đình thì được nhà chùa hoặc chư Tăng hay người thân trao tặng tượng Phật, Bồ-tát để thờ. Ngoài ra, còn có những trường hợp rất hy hữu, không thỉnh và cũng không được hiến tặng, chỉ phát hiện các Ngài ở một nơi nào đó (như đào đất tượng phát lộ ra…) rồi đem về phụng thờ.

Nói như vậy nhằm khẳng định rằng mỗi người đều có một nhân duyên thờ phụng chư Phật, Bồ-tát khác nhau. Quan trọng là cách thức phụng thờ, nếu gia chủ thờ Phật và Bồ-tát mà tâm chí thành chí kính, lễ phẩm thờ cúng trang nghiêm, nguyện học theo công hạnh của các Ngài thì chắc chắn được phước đức vô lượng.

Còn việc nhiều người nói “nếu thỉnh tượng mới về thờ phụng thì không sao, nhưng tượng của người khác đã thờ rồi mà mang về thì không tốt, dễ sinh chuyện không hay” chỉ là quan niệm dân gian, không có cơ sở và cũng không nên lưu tâm.

Tượng Phật không phải là việc ngẫu hứng thích là mua được. Việc mua tượng Phật phải xuất phát từ sự thành tâm của gia chủ muốn mang tượng Phật về nhà để thờ. Ảnh: Internet

Tượng Phật không phải là việc ngẫu hứng thích là mua được. Việc mua tượng Phật phải xuất phát từ sự thành tâm của gia chủ muốn mang tượng Phật về nhà để thờ. Ảnh: Internet

Bài liên quan

Tượng Phật không phải là việc ngẫu hứng thích là mua được. Việc mua tượng Phật phải xuất phát từ sự thành tâm của mỗi Phật tử, mỗi người muốn mang tượng Phật về nhà để thờ. Thờ Phật với tâm hướng luôn luôn mong mỏi lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ của các Ngài. Để biết điều đúng sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời. Chứ không phải để cầu ban phước trừ họa, che dấu để làm điều bất lương. Tốt nhất nếu có dịp nên đến các chùa để các thầy hướng dẫn các chọn tượng cho phù hợp với mục đích thờ của gia chủ. Có thể mua tượng Phật bằng gỗ, bằng gốm sứ, bằng đồng…đều được.

Tùy tâm, có thể thờ Tam Thế Phật (Đức A Di Đà – Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – Đức Di Lặc), hoặc Tây Phương Tam Phật (Đức A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Đại Thế Chí), hoặc chỉ đơn giản là hình tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hay A Di Đà Phật (đặt ở giữa bàn thờ) và mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát (đặt ở bên trái bàn thờ, nhìn từ ngoài vào). Hình tượng Phật, Bồ Tát nên chọn sao cho khuôn mặt, diện mạo cân đối, toát lên vẻ Từ Bi Hỷ Xả, trang nghiêm thoát tục. Sở dĩ nói vậy vì một số người đúc tượng, vẽ hình Phật “không” có tâm nên sản phẩm họ làm ra nhìn rất mất thẩm mỹ, thậm chí khuôn mặt cau có, mày nhăn, môi chúm… không mang nét Từ Bi Hỷ Xả vốn có của nhà Phật. Quý cư sĩ nên lưu ý.

Thờ Phật với tâm hướng luôn luôn mong mỏi lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ của các Ngài. Để biết điều đúng sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời. Chứ không phải để cầu ban phước trừ họa, che dấu để làm điều bất lương. Ảnh: Internet

Thờ Phật với tâm hướng luôn luôn mong mỏi lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ của các Ngài. Để biết điều đúng sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời. Chứ không phải để cầu ban phước trừ họa, che dấu để làm điều bất lương. Ảnh: Internet

Thỉnh Phật, Bồ Tát ra khỏi cửa hàng là đi thẳng về nhà ngay, không ghé dừng lại giữa đường ở bất kỳ nơi đâu. Khi về đến nhà lập tức thượng an vị Phật lên bàn thờ, không để trên bàn hay ghế… Do đó, gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ trên bàn thờ Phật cho chu đáo trước khi thỉnh tượng Phật về an vị. 

Thờ Phật, Bồ-tát thì bàn thờ phải trang nghiêm, hàng ngày cần quét dọn, rút bớt chân hương, nếu hoa trái khô héo thì nên thay mới để cúng dường. Vào những ngày sóc vọng (ba mươi, mùng một- mười bốn, mười lăm âm lịch hàng tháng) thì nên sắm sanh nhang đèn, hoa trái trang nghiêm dâng cúng. 

Không nhất thiết phải lau tượng mỗi ngày. Chỉ khi nào nhận thấy tượng Phật, Bồ-tát bị khói bụi bám vào thì mới “tắm” tượng. Dùng một chiếc khăn sạch mới tinh lau tôn tượng Ngài theo hướng từ trên xuống cho đến khi sạch sẽ. 

Không nên xức các loại nước hoa thơm cho Phật, Bồ-tát. Vì đó là những sản phẩm với hương vị đặc thù tạo ra sự dính mắc, trói buộc và mê đắm cho thế gian, nói chung là “mùi thơm bất tịnh”. 

Với ý nguyện luôn mong muốn đóng góp chút công đức, gieo duyên lành, đưa Phật pháp đến với nhiều người hơn, với mỗi vật phẩm, Shop Ưu Đàm muốn gửi gắm vào đó sự an lạc đến với quý Phật tử khi các bạn mang những vật phẩm này bên mình. Ảnh: Shop Ưu Đàm

Với ý nguyện luôn mong muốn đóng góp chút công đức, gieo duyên lành, đưa Phật pháp đến với nhiều người hơn, với mỗi vật phẩm, Shop Ưu Đàm muốn gửi gắm vào đó sự an lạc đến với quý Phật tử khi các bạn mang những vật phẩm này bên mình. Ảnh: Shop Ưu Đàm

Bài liên quan

Thờ Phật phải thành tâm. Gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Nên tập chay tịnh vào ngày mùng 1, ngày rằm và các ngày vía Chư Phật – Bồ Tát (nhiều hơn hoặc nếu trường chay thì càng tốt). Giữ gìn thân-khẩu-ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thái độ của Đức Phật với phân biệt đẳng cấp xã hội

Kiến thức 09:50 18/04/2024

Kinh Veda là một trong những bộ kinh cổ và đồ sộ nhất của nhân loại. Với người Ấn Độ cổ đại, không có gì trong cuộc sống lại không được diễn tả trong kinh Veda.

Chuyện con rùa tự bảo vệ mình

Kiến thức 08:32 18/04/2024

Trong tu tập cũng vậy, việc thu thúc, bảo vệ và hộ trì sáu căn là một việc làm tối quan trọng để giữ gìn giới thân huệ mạng của người tu hành. Bởi sáu căn luôn tìm cầu, chạy theo sáu trần khả ái, khả lạc để rồi từ đó sáu thức tạo ra vô số ác nghiệp.

Những chìa khóa cần có trước khi tụng đọc kinh Pháp Hoa

Kiến thức 17:13 17/04/2024

Tôi xin trao cho quí vị hai cái chìa khóa để khi đi vào thăm viếng Pháp Hoa, quí vị có thể tự mình thấy được cái Diệu Pháp, để hành trì kinh một cách có lợi lạc.

Trưởng giả Cấp Cô Độc một lòng nhớ đến Tam bảo trong giờ phút cuối đời

Kiến thức 17:00 17/04/2024

Về cuối đời, khi trưởng giả Cấp Cô Độc biết mình sắp ra đi, ông hướng tâm về Tam bảo. Vì sức cùng lực kiệt, ông không thể đến tinh xá Kỳ Viên như mọi lần, chỉ nhờ một gia nhân tâm phúc đến viếng thăm, kính lễ và vấn an sức khỏe Đức Phật.

Xem thêm