Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 20/07/2019, 21:35 PM

Đeo tượng Phật, tượng Bồ Tát có được không?

Hiện nay nhiều người thường sử dụng hình tượng Phật để làm mặt dây chuyền vòng tay với mong muốn mang lại sự an lạc cho thân tâm. Tuy nhiên nhiều Phật tử muốn đeo tượng Phật, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát nhưng vẫn phân vân câu hỏi đeo tượng Phật, tượng Bồ Tát có được không?

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Đeo tượng Phật, tượng Bồ Tát có được không, có bị quở trách không?

Đeo tượng với tâm tôn kính, cảm nhận oai lực của Phật và Bồ-tát gia hộ cho mình mọi lúc, mọi nơi. Đức Phật luôn ở bên mình, gia hộ và nhắc mình sống thiện và làm lành thì là sao mà chịu quả báo xấu được. Ảnh: Internet

Đeo tượng với tâm tôn kính, cảm nhận oai lực của Phật và Bồ-tát gia hộ cho mình mọi lúc, mọi nơi. Đức Phật luôn ở bên mình, gia hộ và nhắc mình sống thiện và làm lành thì là sao mà chịu quả báo xấu được. Ảnh: Internet

Bài liên quan

Quan điểm “Phật và Bồ-tát chỉ để lễ bái và tôn kính chứ không nên trang trí hay trang sức” là đúng. Tuy nhiên, chúng ta cần bình tâm để hiểu rõ, phân định rạch ròi giữa trang trí và trưng bày (chỉ trưng, không thờ mà cũng không trang trí), giữa đeo đồ trang sức và mang các linh vật hộ mệnh trên người.

Có không ít người, ngoài thờ Phật (trang trọng ở bàn-phòng thờ) họ còn thích trưng bày tượng Phật, treo tranh Bồ-tát ở một số vị trí mà họ xem là đắc ý và đắc địa. Lúc này, tôn tượng có thể toàn phần nhưng cũng có thể bán phần hoặc đặc tả cách điệu nghệ thuật (bàn tay, bàn chân, đôi mắt) mà thôi. Thoạt nhìn, ta có cảm tưởng như tranh tượng ấy chỉ thuần trang trí nhưng với chủ nhân thì lại hoàn toàn khác. Đó là trưng bày để được chiêm ngưỡng, hàng ngày ra vào lúc nào cũng được “gặp” Phật và Bồ-tát. Như vậy thì chủ nhân vẫn đang hàng ngày “lễ bái và tôn kính” Phật cùng Bồ-tát theo cách của riêng mình. Làm được điều này chỉ thêm phước mà thôi, không hề có việc nhận quả báo xấu.

Đeo tượng Phật, Bồ-tát trên người cũng vậy. Không phải ai đeo mặt dây chuyền cũng đều có duy nhất ý nghĩa là trang sức, làm đẹp. Có người đeo một kỷ vật của người thân (không quan tâm đến xấu, đẹp), có người đeo một linh vật (cốt để được phù hộ). Rất nhiều người đeo tượng Phật, Bồ-tát để được hộ mệnh, che chở mà không hề có ý nghĩa trang sức. Đeo tượng với tâm tôn kính, cảm nhận oai lực của Phật và Bồ-tát gia hộ cho mình mọi lúc, mọi nơi. Đức Phật luôn ở bên mình, gia hộ và nhắc mình sống thiện và làm lành thì là sao mà chịu quả báo xấu được.

Đức Phật là hiện thân của đấng Đai Từ, Đại Bi không phải chỉ nhằm tình thương trong phạm hẹp hòi của gia đình: thương cha mẹ, vợ con, bạn bè hay tình thương yêu đồng chủng, đồng loại. Tình thương của Ngài là tình thương tất cả chúng sanh, không trừ bỏ một sinh vật nhỏ bé nào. Tình thương ấy nó rộng sâu như trời bể, không bờ bến, không biên cương, không hạn định. Là Phật tử chúng ta thường nhớ đến Phật. Tâm niệm mình hướng về Phật thì chắc chắn sẽ dẫn dắt mình đến chỗ an lạc, thiện lành.

Bạn vì yêu quý nên bạn đeo hình Phật, thiết nghĩ, đây là cách để bạn nhớ đến Phật nhiều hơn và giúp cho tâm trạng được thanh thản.

Những lưu ý khi đeo trang sức hình tượng Phật

Nói chung, khi chúng ta đeo tượng Phật phải xem sự dụng tâm của mình như thế nào mới biết về sau có phước quả tốt xấu ra sao. Ảnh: Internet

Nói chung, khi chúng ta đeo tượng Phật phải xem sự dụng tâm của mình như thế nào mới biết về sau có phước quả tốt xấu ra sao. Ảnh: Internet

Bài liên quan

Bởi vì mặt Phật thường được sử dụng để đeo ở cổ, nếu đeo ở tay chú ý trong sinh hoạt vì theo người xưa quan niệm, khi đeo ở tay, con người phải tiếp xúc nhiều với những thứ ô uế trong khi làm việc cũng như trong lúc sinh hoạt cá nhân, vì vậy khi sử dụng một số chi tiết Bạc hình mặt Phật mọi người nên chú ý tránh dùng làm những việc ô uế!

Đeo dây chuyền mặt Phật thì khi đi tắm hoặc đi ngủ, bạn nên tháo dây chuyền mặt Phật ra, bởi vì khi đeo trong người, dây chuyền mặt phật tiếp xúc với cơ thể bạn cả ngày, do vậy tháo ra để đảm bảo được gìn giữ một cách sạch sẽ nhất.

Không nên để dây chuyền mặt Phật trong tủ hoặc hộp kín, nó được coi là hành động bất kính với Phật, mà hãy để nơi trang nghiêm cao ráo.

Phật tử Shop Ưu Đàm - một trong những địa chỉ uy tín, tin cậy cung cấp tượng Phật, hình Phật và nhiều vật phẩm Phật giáo khác. Đến với Shop Ưu Đàm, quý Phật tử sẽ được lựa chọn những sản phẩm đa dạng nhưng luôn đảm bảo chất lượng, đáng tin cậy. Ảnh: Shop Ưu Đàm

Phật tử Shop Ưu Đàm - một trong những địa chỉ uy tín, tin cậy cung cấp tượng Phật, hình Phật và nhiều vật phẩm Phật giáo khác. Đến với Shop Ưu Đàm, quý Phật tử sẽ được lựa chọn những sản phẩm đa dạng nhưng luôn đảm bảo chất lượng, đáng tin cậy. Ảnh: Shop Ưu Đàm

Nói chung, khi chúng ta đeo tượng Phật phải xem sự dụng tâm của mình như thế nào mới biết về sau có phước quả tốt xấu ra sao. Nếu những ai sau khi quán sát tâm mình, thấy rõ mình không hề sử dụng tôn tượng Phật và Bồ-tát với mục đích trang trí và trang sức thì không có gì phải băn khoăn cả.

Bài liên quan

Vậy nên nếu bạn hết lòng mến mộ Đức Phật, với Bồ Tát thì việc đeo trang sức có tượng Phật Tổ hay Bồ Tát lại càng tốt, vì lúc đó bạn lúc nào cũng được nhắc nhở sống thiện, làm lành, sống tốt đời đẹp đạo. 

Tại đây, Phatgiao.org.vn cũng xin giới thiệu tới quý Phật tử Shop Ưu Đàm - một trong những địa chỉ uy tín, tin cậy cung cấp tượng Phật, hình Phật và nhiều vật phẩm Phật giáo khác. Đến với Shop Ưu Đàm, quý Phật tử sẽ được lựa chọn những sản phẩm đa dạng nhưng luôn đảm bảo chất lượng, đáng tin cậy.

Tại đây, các sản phẩm đều được chọn lọc kỹ lưỡng từ kiểu dáng đến chất liệu, nguồn gốc xuất xứ đảm bảo đáp ứng đúng tiêu chí “chất lượng - uy tín”. Với tiêu chuẩn gắt gao từ chất lượng đến thẩm mỹ, sản phẩm của Shop Ưu Đàm cũng mang ý nghĩa tinh thần cho những ai đang bước trên hành trình hòa hợp với thế giới bằng tâm an bình tự tại.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Kiến thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Tuỳ duyên mà đi hay ở

Kiến thức 08:30 20/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Chư Tỷ kheo, Ta sẽ giảng pháp môn về khu rừng. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. 

Phàm thánh cũng từ đây

Kiến thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Kiến thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Xem thêm