Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 09/08/2019, 10:47 AM

Phân biệt lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn

Theo tín ngưỡng cổ truyền, nhiều người vẫn cho rằng lễ Vu Lan và cúng Cô hồn là một mà chưa hiểu đây là hai lễ cúng khác nhau. Ngày Rằm tháng 7 (Âm lịch) được gọi là ngày “Báo hiếu cha mẹ” tức lễ Vu Lan, và cũng là ngày “Xá tội vong nhân” tức lễ cúng Cô hồn.

>>Đại lễ Vu Lan báo hiếu 2019 

Hai ngày lễ này gắn với hai sự tích khác nhau tuy nhiên lại tổ chức vào một ngày khiến nhiều người nhầm lẫn.

Khởi nguồn Lễ Vu Lan và Lễ cúng Cô hồn

Bài liên quan

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ngài Mục Liên. Ngài vốn là một tu sĩ ngoại đạo, Ngài đã quy y và trở thành một trong những đệ tử lớn của Đức Phật và được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử Phật.

Sau khi chứng quả A La Hán, Ngài Mục Kiền Liên nhớ về người mẹ đã mất của mình là bà Thanh Đề, Ngài liền dùng huệ nhãn nhìn xuống sâu thẳm cõi khổ thấy mẹ mình bị đọa vào kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục A Tì.

Nhìn mẹ tiều tụy, đói không được ăn, khát không được uống, với lòng từ hiếu của mình, Ngài đã đến với mẹ và dâng cơm cho mẹ ăn. Nhưng khi những miếng cơm vừa đưa tới miệng mẹ thì bỗng hóa thành than lửa. Không có cách nào khác, Ngài trở về bạch với Ðức Phật, xin Đức Phật chỉ dạy cách cứu mẹ.

Ngài Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật mang cơm xuống cho mẹ

Ngài Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật mang cơm xuống cho mẹ

Trong Kinh Vu Lan Bồn, Đức Phật nói: “Vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông phải sinh vào nơi ác đạo làm loài ngạ quỷ. Dù ông có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ ông, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư Tăng khắp nơi, sau ba tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hoá được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ". "Ngày Rằm tháng Bảy là ngày Tự Tứ của chư Tăng. Ngày đó dù các vị ở trong thiền định hay thọ hạ kinh hành, hay hoá độ nhân gian, cũng tập trung lại để cùng Tự Tứ. Đây là ngày thích hợp để cung thỉnh chư Tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.

Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của Ngài được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sinh về cảnh giới lành.

Ngài Mục Kiền Liên được Đức Phật chỉ dạy cách cứu mẹ

Ngài Mục Kiền Liên được Đức Phật chỉ dạy cách cứu mẹ

Lễ cúng Cô hồn được người Trung Quốc gọi là lễ cúng “Phóng diệm khẩu”, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho các loài quỷ đói, những vong hồn vật vờ, không nơi nương tựa, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái.

Tôn giả A Nan Ðà, với một con quỷ miệng lửa

Tôn giả A Nan Ðà, với một con quỷ miệng lửa

Bài liên quan

Lễ cúng Cô hồn xuất phát từ câu chuyện của Ngài A Nan với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu). Kinh Phật Thuyết Đà La Ni Cứu Bạt Ngạ Qủy Diệm Khẩu viết: “Ngay sau canh ba đêm ấy, tôn giả thấy một ngạ quỷ tên là Diệm Khẩu, hình thù gớm ghiếc, thân thể khô gầy, trong miệng lửa cháy, cổ họng như kim, đầu tóc rối bù, móng dài nanh nhọn, rất đáng kinh sợ.  Đứng trước mặt tôn giả A Nan, ngạ quỷ nói với tôn giả rằng: Sau ba ngày nữa, mạng sống của thầy sẽ hết, liền thác sinh vào loài ngạ quỷ”. Ngài A Nan sợ quá, bèn hờ quỷ bày cho cách thoát khỏi khổ đồ: “Sau khi tôi chết sẽ sinh làm ngạ quỷ, vậy thì tôi phải làm phương cách nào để thoát khỏi cái khổ ấy?”.

Khi ấy, ngạ quỷ nói với tôn giả A Nan rằng: “Sáng sớm mai, nếu thầy có thể bố thí ẩm thực cho trăm ngàn na do tha hằng hà sa số ngạ qủy cùng với trăm ngàn vị bà la môn tiên, mỗi vị nhận được phần thí là một đấu ẩm thực được tính theo cái lượng đấu của nước Ma già đà, lại còn vì chúng tôi mà cúng dường Tam bảo, nhờ đó chúng tôi thoát khổ ngạ quỷ, sinh về cõi trời, thì thầy mới được tăng tuổi thọ”.

Lễ cúng Cô Hồn là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái.

Lễ cúng Cô Hồn là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái.

Ngài A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ.

Đức Phật dạy tôn giả A Nan: “Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn cầu sống lâu, muốn thêm lớn phước đức, muốn mau thành tựu viên mãn bố thí ba la mật, thì mỗi sớm mai hoặc tất cả thời gian mà không có chướng ngại, lấy một cái bát sạch sẽ chứa nước sạch, thêm vào một ít cơm gạo, bánh trái hay những thức ăn khác, rồi dùng tay phải cầm bát, trước hết tụng bài chú “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni” đủ 7 biến, sau mới xưng tán danh hiệu của bốn vị Như lai: Đa Bảo Như lai, Diệu Sắc Thân Như lai, Quảng Bác Thân Như lai và  Ly Bố Uý Như lai”.

Tục cúng Cô hồn bắt nguồn từ sự tích này nên ngày nay người ta vẫn nói cúng Cô hồn là Phóng diệm khẩu, với nghĩa gốc là “thả quỷ miệng lửa”. Về sau, lại được hiểu rộng thành các nghĩa khác như: Xá tội vong nhân hay cúng Cô hồn.

Điểm khác biệt giữa lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn

Bài liên quan

Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm vừa được gọi là ngày Lễ Vu Lan báo hiếu lại vừa được gọi là ngày Lễ cúng Cô hồn hoặc còn gọi là ngày xá tội vong nhân. Tuy nhiên, hai lễ cúng này là hoàn toàn khác nhau. Lễ Vu Lan với ý nghĩa là cầu siêu cho Tổ tiên, ông bà và cha mẹ bảy đời, Lễ cúng Cô hồn là để bố thí cho những vong hồn không nơi nương tựa, không ai thờ cúng. Một Lễ là báo hiếu, một Lễ là làm phúc. Do hai Lễ cúng này trùng trong ngày rằm tháng 7, nên nhiều người đã lầm tưởng rằng đó là một.

Theo tín ngưỡng cổ truyền, vào dịp tháng 7 hàng năm, (từ ngày 2/7 âm lịch), Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan và đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc. Khoảng thời gian này là các ngày "mở cửa địa ngục", các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vảng vất khắp nhân gian. Vì tin là ngày mở cửa ngục ân xá cho vong linh nên dân gian sắm cỗ cúng các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa để được bình an, ma quỷ không quấy phá.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ân sâu nghĩa nặng

Kiến thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Kiến thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Kiến thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Kiến thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm