Lễ Vu Lan – truyền thống tốt đẹp của Phật giáo và Dân tộc
Lễ Vu Lan của Nhà Phật là một nét đẹp, ngày lễ làm cho mọi người tự cảnh tỉnh với chính bản thân mình để mà rèn luyện đạo đức, lối sống, nhất là trong tình hình hiện nay khi mà đạo đức xã hội đang xuống cấp nghiêm trọng.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam từ xa xưa là tục thờ cúng Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ. Đó là sự thể hiện tấm lòng tri ân đối với đấng sinh thành và nuôi dưỡng, dạy dỗ mình khôn lớn. Tục thờ cúng Tổ tiên được thể hiện trong các gia đình người Việt vào các ngày lễ, tết hàng năm trong mỗi gia đình người Việt.
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ III TCN, cùng với sự du nhập vào Việt Nam, Giáo lý, Luật lệ, Lễ nghi của Phật giáo được người Việt tiếp nhận, và ngược lại Phật giáo cũng dần được dân gian hóa, trở thành một tôn giáo lớn ở Việt Nam. Những giá trị tinh thần, văn hóa của Phật giáo đã đi vào tiềm thức tư tưởng của người dân Việt Nam, đặc biệt là những người con Phật. Một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo trong mỗi năm là ngày rằm tháng bảy âm lịch, với ý nghĩa là ngày lễ “Vu lan Báo hiếu”.
Theo kinh "Vu Lan Bồn", Ngài Tôn giả Mục Kiền Liên phá ngục cứu mẹ là bà Thanh Đề. Bà Thanh Đề là phu nhân của một viên quan, gia đình giàu sang, nhưng lại có tâm ác, luôn có những hành động trái với luân thường đạo lý. Người chồng lại không hề hay biết để khuyên ngăn. Ngài Mục Kiền Liên biết rằng mẹ mình luôn tạo ra nghiệp ác, nên Ngài đã sớm xuất gia, một lòng hướng Phật để tìm cách cứu chuộc cho thân mẫu của mình để khi chết không bị đày vào hỏa ngục.
Khi thân mẫu chết, Mục Kiền Liên đau lòng vì ác nghiệp của mẹ mình đã gây ra khi còn sống, Ngài đã cầu xin Đức Phật cứu giúp. Đức Phật dạy rằng: "Dù ông có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ ông, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư Tăng khắp nơi, sau ba tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hoá được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ". "Ngày Rằm tháng Bảy là ngày Tự Tứ của chư Tăng. Ngày đó dù các vị ở trong thiền định hay thọ hạ kinh hành, hay hoá độ nhân gian, cũng tập trung lại để cùng Tự Tứ. Đây là ngày thích hợp để cung thỉnh chư Tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Mục Kiền Liên đã làm theo lời Đức Phật hướng dẫn, vong hồn của thân mẫu được thoát khỏi hỏa ngục. Từ đó, Phật giáo lấy ngày rằm tháng bảy hàng năm làm ngày lễ quan trọng với tên gọi là ngày “Lễ Vu lan” hay “Vu lan bồn”.
Kể từ những năm tháng đầu tiên, khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam. Theo đó, Nghi lễ Vu lan của Phật giáo được người dân Việt Nam đón nhận và duy trì, nghi lễ lại được dân gian hóa với cái tên gọi là “ Ngày xá tội vong nhân” (xá tội cho những vong hồn bị đầy trong địa ngục). Lễ Vu Lan chính là sợi dây liên kết giữa người còn kẻ mất, là truyền thống cao đẹp nêu cao tình người của dân tộc Việt. Từ đó, Lễ Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng ca ngợi lòng hiếu thảo đối với mẹ không thôi mà đã trở thành "lễ hội" mang tính cách nhân văn nói lên lòng hiếu kính của tất cả mọi người đối với Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ đã quá vãng nhiều đời nhiều kiếp. Và sau đó ngày lễ “Xá tội vong nhân”được nhiều nơi tin theo thực hiện.
Lễ Vu Lan được nâng lên một ý tầng ý nghĩa cao hơn, đó còn là ngày “Báo Ân - Báo hiếu”. Trước hết là báo hiếu - báo ân đối với Cha mẹ, Ông bà, Tổ tiên, hai là đối với người thày dậy dỗ, ba là đối với những người đã bảo vệ cuộc sống an lành cho mình và những người đó đã phải hy sinh, hoặc những người làm ra của cải vật chất để nuôi sống mình và bốn là đối với Quốc gia - Xã hội cái nôi nuôi dưỡng mình.
Lễ Vu Lan của nhà Phật là một nét đẹp, ngày lễ làm cho mọi người tự cảnh tỉnh với chính bản thân mình để mà rèn luyện đạo đức, lối sống, nhất là trong tình hình hiện nay khi mà đạo đức xã hội đang xuống cấp nghiêm trọng. Những năm gần đây báo chí đã phản ánh nhiều đến việc con cháu đối xử tệ bạc với cha me, ông bà, có những chuyện thật đau lòng.
Nghi lễ có giá trị nhân văn cao này phải chăng cần được tổ chức quy mô hơn với hình thức phong phú hơn ở tất cả các chùa, tu viện trong cả nước để trở thành một ngày Hội truyền thống về sự giáo dục đạo đức, nhân cách con người.
Một đời người là theo vòng tuần hoàn “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”, ai rồi cũng sẽ già đi, nếu Lễ Vu Lan được tổ chức hàng năm theo một nghi thức trang trọng và quy mô, những người già cả trong gia đình như Ông bà, Cha mẹ được con cháu đưa đến chùa làm lễ cầu phúc, cầu bình an và sau khi dự lễ xong về nhà tùy mức độ gia cảnh mà có mâm cơm cúng lễ Ông bà, Tổ tiên rồi cả nhà ăn uống vui vẻ. Đó cũng là một việc làm làm ấm lòng Ông bà, Cha mẹ. Hơn cả, đó cũng là một biện pháp giáo dục con cháu bằng tình thương yêu gia đình một cách có hiệu quả nhất. Từ gia đình – một hạt nhân của xã hội sẽ làm cho xã hội ta ngày càng tốt đẹp hơn, văn minh hơn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm