Đại lễ Vu Lan 2019: Hướng tới sự trang nghiêm, văn minh, tránh mê tín dị đoan
Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN, mùa báo hiếu năm nay hướng tới nghi lễ trang nghiêm, văn minh, tránh mê tín dị đoan.
Theo đó, các Ban Trị sự Phật giáo cả nước tổ chức lễ Vu Lan không đốt vàng mã, không cúng lễ, thu tiền, không ảnh hưởng đến không gian công cộng, tích cực tham gia các chương trình từ thiện và chung tay bảo vệ môi trường.
Tăng ni có trách nhiệm vận động người dân từ bỏ tập tục đốt vàng mã
Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết, sau công văn 031/CV-HĐTS ban hành tháng 2/2018 đề nghị loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự của Phật giáo, việc đốt vàng mã tại các chùa đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề có thể chấm dứt được trong một sớm một chiều.
Thông tư 223/TT-HĐTS mới đây của GHPGVN có hướng dẫn các nội dung tổ chức Đại lễ Vu Lan, trong đó, đề nghị không đốt, cúng vàng mã, thay vào đó nên thực hiện các việc làm từ thiện thiết thực cứu giúp người nghèo khổ để chuyển hóa thành nghiệp thiện lành báo hiếu tổ tiên và cha mẹ.
"Thực tế là khi người dân mang vàng mã đến chùa, các tăng ni không thể cấm được. GHPGVN đề nghị các tăng ni nêu cao ý thức, có trách nhiệm vận động người dân từ bỏ tập tục này, bảo đảm nghi lễ trang nghiêm, tiết kiệm không làm ảnh hưởng đến văn hóa tốt đẹp trong mùa Vu Lan báo hiếu. Nếu xảy ra hiện tượng đốt vàng mã trong các chùa thì trụ trì là người chịu trách nhiệm", Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.
Phải hiểu đúng tùy tâm và sắm lễ
GHPGVN không đồng ý với việc các chùa tổ chức cúng lễ thu tiền mang hình thức dịch vụ tâm linh và các nghi lễ không phù hợp chính pháp, với nghi lễ truyền thống, Thượng tọa Thích Đức Thiện khẳng định.
Tinh thần của nhà chùa là phục vụ nhân dân. Trên thực tế, nhiều người dân có nhu cầu nhờ nhà chùa sắm lễ cho gia đình họ trong các khóa lễ cầu an, cầu siêu, hằng thuận…
Chẳng hạn Phật tử muốn làm cơm chay thì chùa có nhà bếp, có người chấp tác, có các chư tăng, ni giúp đỡ. Họ nhờ nhà chùa mua thêm các loại thực phẩm, hoa quả làm lễ thì phải gửi tiền cho nhà chùa. Chúng tôi không xem đó là dịch vụ, nhưng cũng không phải là tùy tâm, không nên nhìn nhận một cách phiến diện, Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.
Những điều nên làm trong mùa Vu Lan
Mùa Vu Lan là dịp để những người con thể hiện lòng hiếu thảo, tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ, tổ tiên. Hãy thể hiện sự hiếu đạo với cha mẹ bằng tình cảm và những hành động cụ thể, chứ đừng để đến khi cha mẹ qua đời mới đi làm lễ, dâng cúng mâm cao cỗ đầy.
Đối với những người kém may mắn, cha mẹ đã qua đời, mùa Vu Lan báo hiếu là dịp để những người con làm lễ cầu siêu, làm phúc, hồi hướng công đức cho người quá cố.
Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, trong xã hội hiện nay, có nhiều người sử dụng vật chất thái quá, cúng lễ cho tổ tiên nhưng mang tính chất đổi chác, cầu mong tư lợi. Hiện nay, nhiều người quan niệm cúng lễ phải mâm cao cỗ đầy, lễ càng to càng tốt. Tuy nhiên, theo giáo lý nhà Phật, cúng lễ nên chay tịnh, tránh việc sát sinh, quan trọng là ở tấm lòng thành của mỗi người.
Bên cạnh việc bày tỏ tình cảm với cha mẹ, tổ tiên theo đúng tinh thần Phật dạy, có nhiều việc mà mọi người có thể làm để mang lại sự tốt đẹp cho xã hội như quan tâm chăm lo các gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, ấn tống kinh sách...
Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết thêm, GHPGVN đã và đang tích cực vận động tăng ni, Phật tử tham gia hiến máu tình nguyện, đăng ký hiến tạng cứu người. Tại chùa Giác Ngộ (TP HCM), qua vận động có hàng trăm người đăng ký hiến tạng. Vào ngày 4/8/2019, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Sóc Sơn, Hà Nội) sẽ tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện, đăng ký hiến tạng của hơn 500 tăng ni, Phật tử. Đây cũng là một hoạt động nhân đạo, thiết thực trong mùa Vu Lan năm nay.
Nguồn: vov.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Xem thêm