Phân biệt Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa
Ở Việt Nam - một trong những trung tâm phát triển sớm của Phật giáo thế giới, chứng kiến sự phát triển của cả hai trường phái Tiểu thừa và Đại thừa. Với tư tưởng nhân văn, “từ bi hỉ xả”, bình đẳng giữa các chúng sinh, khuyên con người làm việc thiện, tránh điều ác...
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Trong quá trình hình thành và phát triển, từ Ấn Độ Phật giáo đã được truyền sang các nước lân cận, ra khu vực Á đông và phát triển trên toàn thế giới. Sự phát triển này, được chia theo 2 hướng: về phương Bắc, gọi là Phật giáo Bắc Tông, mang tư tưởng Đại thừa. Về phương Nam, gọi là Phật giáo Nam Tông, mang tư tưởng Tiểu thừa.
Sự phân chia này không phải do mâu thuẫn về tổ chức hay quyền lợi, địa vị mà do khác biệt trong quan điểm về giáo lý, giới luật.
Phật giáo Tiểu thừa
Phái Tiểu thừa (Hyayana) nghĩa là “con đường cứu vớt nhỏ” hoặc “cỗ xe nhỏ”, chủ trương chỉ những người xuất gia tu hành mới được cứu vớt. Phái này cho rằng những người theo Tiểu thừa phải tự giác ngộ, tự giải thoát cho bản thân mình, không thể giải thoát cho người khác.
Chỉ có Thích Ca là Phật duy nhất, những người bình thường không thể thành Phật. Vì vậy, việc cứu độ chúng sinh chỉ có Phật mới làm được. Với quan điểm đó, về sự thờ phụng, ở các chùa thuộc phái Tiểu thừa chỉ thờ tượng Phật Thích Ca ở chính điện, ngoài ra không có pho tượng nào khác.
Phái Tiểu thừa quan niệm rằng sinh tử luân hồi và niết bàn là hai phạm trù khác biệt nhau, chỉ khi nào con người thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi thì mới lên được Niết Bàn. Niết Bàn là cõi hư vô, là nơi đã giác ngộ, ở đó không còn khổ não. Muốn đạt tới Niết Bàn, con người phải từ bỏ cuộc sống thế tục và sống một cuộc sống tôn giáo.
Phật giáo Tiểu thừa bảo vệ sự tuân thủ nghiêm ngặt của giáo quy, bám sát các giáo điều của đạo Phật nguyên thủy. Theo các môn đồ Tiểu thừa thì phái này đại diện cho học thuyết thuần khiết và khởi thủy như những gì mà Phật đã thuyết giảng.
Những quan niệm của nó chủ yếu dựa vào các kinh ghi lại lời dạy của Phật tổ, quy tắc kỷ luật tu hành dựa vào Luật tạng. Phái Tiểu thừa được truyền bá ra nhiều nơi, từ Xri Lanka đến Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam…Quá trình phát triển của phái Tiểu thừa cũng chia thành nhiều chi phái, tiêu biểu như Thành thực tông, Luật tông, Câu xá tông…
Phật giáo Đại thừa
Phái Đại thừa (Mahayana) nghĩa là “con đường cứu vớt lớn”, “cỗ xe lớn” được gọi là tôn giáo cải cách. Giáo lý Đại thừa có nhiều cái mới so với đạo Phật nguyên thủy. Phái này cho rằng không chỉ những người xuất gia tu hành mà cả những phật tử cũng được cứu vớt.
Vì vậy, chủ trương người theo đạo Phật Đại thừa không chỉ giải thoát, giác ngộ cho bản thân mà còn có thể giúp nhiều người cùng giải thoát, giác ngộ. Đại thừa chủ trương mỗi người có thể đến Niết Bàn chỉ bằng sự cố gắng của mình, đồng thời chủ trương giải thoát đông đảo cho nhiều người.
Phái Đại thừa không chỉ thừa nhận Thích Ca là Phật mà còn thừa nhận nhiều Phật khác như Phật Adiđà, Phật Di Lặc, Phật Đại Dược Sư... Ai cũng có thể trở thành Phật và thực tế đã có nhiều người thành Phật như Văn Thù Bồ Tát, Quan Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát...
Với quan niệm đó, những chùa theo Phái Đại thừa thờ nhiều tượng Phật. Bồ Tát cũng là đối tượng được thờ cúng. Bồ Tát là những người đã đạt được sự hoàn thiện bằng tu luyện, đáng được lên Niết bàn song tự nguyện ở lại trần gian để cứu độ chúng sinh. Trong các vị đó, Quan Âm Bồ Tát được kính trọng nhất.
Phật giáo Đại thừa quan niệm rằng sinh tử luân hồi và Niết Bàn không phải là hai phạm trù khác biệt, ngay trong quá trình tồn tại (quá trình sinh tử) cũng có thể đạt được Niết Bàn. Theo phái Đại thừa, Niết bàn là nơi cực lạc, là thế giới của các vị Phật, giống như Thiên đường của các tôn giáo khác. Ngoài Niết bàn, Đại thừa còn tạo ra địa ngục để trừng trị những kẻ tội lỗi, những ai không tuân thủ giáo quy.
Với quan điểm cách tân của mình, Phật giáo Đại thừa được truyền bá đến nhiều nơi trên thế giới, trước hết là các nước châu Á. Từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng rồi vào Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... Trong quá trình đó, phái Đại thừa cũng chia thành nhiều chi phái, tiêu biểu có Pháp tương tông, Tam luận tông, Hoa nghiêm tông, Mật tông, Tịnh độ tông, Thiền tông.
Ở Việt Nam - một trong những trung tâm phát triển sớm của Phật giáo thế giới, chứng kiến sự phát triển của cả hai trường phái Tiểu thừa và Đại thừa. Với tư tưởng nhân văn, “từ bi hỉ xả”, bình đẳng giữa các chúng sinh, khuyên con người làm việc thiện, tránh điều ác...Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa đều đã nhanh chóng đi vào lòng người, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình, hưởng ứng và gắn liền với mỗi giai đoạn phát triển của quốc gia, dân tộc.
Nguồn: Báo Nghệ An
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học cách Phật dạy con
Kiến thức 13:52 01/11/2024Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.
Hạnh phúc của sự buông bỏ
Kiến thức 11:00 01/11/2024Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.
Nói về mười điều thiện
Kiến thức 10:15 01/11/2024Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.
Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát
Kiến thức 08:30 01/11/2024Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.
Xem thêm