Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 06/06/2019, 18:01 PM

Quan niệm của Phật giáo về vấn đề an tử

Mới đây, câu chuyện về thiếu nữ Hà Lan - Noa Pothoven 17 tuổi đã tìm đến cái chết êm ái sau nhiều năm khủng hoảng tâm lý vì bị xâm phạm tình dục. Tuy nhiên sự ra đi của cô bé đã dẫn đến nhiều bàn luận, tranh cãi về cái chết êm ái hay còn gọi là an tử.  

>>Những lời Phật dạy sâu sắc 

Câu chuyện về cái chết êm ái của thiếu nữ Hà Lan

Pothoven ra đi ở tuổi 17 vì nỗi đau tâm lý. Ảnh: Facebook.

Pothoven ra đi ở tuổi 17 vì nỗi đau tâm lý. Ảnh: Facebook.

 

Noa Pothoven 17 tuổi trút hơi thở cuối cùng ngày 2/6, bởi "những nỗi đau không thể chịu đựng" sau ba lần bị xâm hại tình dục. Một ngày sau, báo chí Mỹ và châu Âu đưa tin Pothoven được an tử hay còn gọi là "chết êm ái".

Phóng viên Naomi O’Leary của Politico Europe cho biết, đầu tháng 6, sau nhiều lần nhập viện, trong đó một lần do sụt cân nghiêm trọng dẫn đến suy tạng, Pothoven đã yêu cầu chấm dứt mọi hình thức điều trị và bỏ ăn uống. Gia đình cùng bác sĩ của cô gái trẻ đồng ý không can thiệp thêm.

Bài liên quan

Sau chưa đầy 24 giờ đăng, bài viết của O'Leary thu hút hơn 14.000 lượt thích và 12.000 lượt chia sẻ. Một số người cho rằng, nếu thông tin O'Leary là chính xác thì cái chết của Noa Pothoven không thể gọi là "an tử". Bộ trưởng Y tế Hà Lan Hugo de Jonge cũng tuyên bố: "Chúng tôi đã liên hệ với gia đình Pothoven. Họ cho biết không hề có chuyện an tử dù báo chí quốc tế nói như vậy". Ông de Jonge cũng yêu cầu cơ quan điều tra quốc gia xem xét vụ việc. Gia đình Pothoven hiện chưa trả lời truyền thông.

Theo Medical News Today, an tử (euthanasia) là khi bác sĩ kết thúc mạng sống của bệnh nhân theo yêu cầu từ người bệnh hoặc gia đình họ. Trợ tử (assisted suicide) là khi bệnh nhân được cấp thuốc để tự kết thúc mạng sống.

Hà Lan thông qua luật an tử và trợ tử từ năm 2001, đúng năm Pothoven chào đời. Đối tượng an tử, trợ tử phải từ 12 tuổi trở lên. Trẻ từ 12 đến 16 tuổi cần sự đồng ý của bố mẹ.

"Cái chết êm ái", quyền được chết, hiện còn gây nhiều tranh cãi trên thế giới. Chỉ một số ít quốc gia hiện công nhận quyền được chết, như Thụy Sĩ, Canada, Hà Lan, Luxembourg và một số bang của Mỹ.

Quan điểm của Phật giáo về vấn đề an tử

An tử, hay “cái chết êm đềm” được thực hiện bằng “máy tự tử” do bác sĩ Jack Kevorkian, chuyên nghiên cứu bệnh học tại nhiều bệnh viện khác nhau ở California và Michigan, thiết kế năm 1989 dưới tên gọi “mercitron”.

Bài liên quan

Không chỉ từ câu chuyện của thiếu nữ Hà Lan mà từ lâu vấn đề an tử đã và đang trở thành mối quan tâm của thời đại. Vấn đề trở nên thật “có lý” khi một người phải sống trong cảnh đau đớn triền miên không sao tránh được, họ hoàn toàn có quyền lựa chọn cho mình một cái chết “an lành” hơn là quằn quại trong đau khổ. Quả thật, có những trường hợp, những căn bệnh, những cảnh đờ,… chỉ có cái chết mới là sự giải thoát - giải thoát cho chính bản thân mình và cho cả người thân bớt đi gánh nặng, lo âu! Do đó, “mercitron” không chỉ được bệnh nhân chấp nhận mà còn được “tri ân”.

Nhưng cũng không ít người từ chối nó, thậm chí chống đối, bởi vì nó quá “tàn nhẫn” và “phi đạo đức”.

Vậy thì, trước thực trạng đó, đạo Phật vốn nhìn cuộc đời như mộng, như huyễn, xem tử sinh như trò huyễn hóa, hết thảy đều mộng mị, vô thường, vô ngã… đối diện vấn đề an tử như thế nào?

Đức Phật đã bằng vô số phương tiện để chỉ cho chúng sinh thấy rằng, có được thân người là rất khó, do đó được làm kiếp người là vô cùng quý báu. Ảnh minh họa

Đức Phật đã bằng vô số phương tiện để chỉ cho chúng sinh thấy rằng, có được thân người là rất khó, do đó được làm kiếp người là vô cùng quý báu. Ảnh minh họa

Hồi Phật còn tại thế, khi Ngài đang ngụ tại Tỳ Sá Li (Vaisàli), có một Tỳ kheo bị bệnh nặng, điều trị lâu ngày vẫn không lành. Thầy Tỳ kheo nuôi bệnh nói với Tỳ kheo bị bệnh dai dẳng ấy rằng: “Tôi không thọ trì, đọc tụng kinh điển hay tư duy hành đạo gì được hết. Hàng ngày phải đi đến nhà người ta tìm kiếm những thức ăn, thức uống, thuốc thang phù hợp với người bệnh khiến thiên hạ đều chán ngấy tôi. Tôi không bệnh mà cũng khổ sở chẳng kém”.

Thầy Tỳ kheo bệnh nói: “Thế thì phải làm sao? Tôi cũng chán ngán nỗi đớn đau này, không thể chịu đựng được nữa. Nếu thầy giết tôi thì tốt lắm”.

Tỳ kheo nuôi bệnh nói: “Thầy không nghe Thế Tôn chế giới không được tự tay giết người hay sao?”.

Tỳ kheo bệnh nói: “Nếu vậy thì thầy vì tôi đi gọi giúp người cầm dao đến đây”.

Tỳ kheo nuôi bệnh lại nói: “Thầy không nghe Thế Tôn chế giới không được đi tìm người cầm dao về giết người hay sao”.

Tỳ kheo bệnh nói: “Thế thì thầy bảo phải làm sao?”.

Tỳ kheo nuôi bệnh đáp: “Thầy chỉ cầu được sống không muốn chết, chứ nếu muốn chết thì có thiếu gì cách để chết”. Sau đó, Tỳ kheo bị bệnh vì không cần gì và khát khao gì nữa khi phải chịu đớn đau quằn quại, khổ mình, khổ người, nên đã tự sát (Luật Ma-ha Tăng-kỳ, ĐTK/ĐCTT 22, No 1.425).

Trong giới luật của Phật giáo, tự mình sát hại, bảo người khác sát hại, khen ngợi hay tán đồng sự sát hại đều phạm trọng tội. Theo đó, người tạo ra cổ máy “mercitron”, những người đồng tình với việc làm này, kể cả bệnh nhân, đều không phù hợp với tinh thần và giới luật Phật giáo. Ảnh minh họa

Trong giới luật của Phật giáo, tự mình sát hại, bảo người khác sát hại, khen ngợi hay tán đồng sự sát hại đều phạm trọng tội. Theo đó, người tạo ra cổ máy “mercitron”, những người đồng tình với việc làm này, kể cả bệnh nhân, đều không phù hợp với tinh thần và giới luật Phật giáo. Ảnh minh họa

Đức Phật biết được sự việc ấy, Ngài cho gọi thầy Tỳ kheo nuôi bệnh đến và quở trách: “Ông không từng nghe Như Lai dùng vô số phương tiện khen ngợi những người sống phạm hạnh, có thân từ ái, miệng từ ái, tâm từ ái, và khuyên cúng dường cung cấp cho họ những thứ cần thiết là gì? Nay vì sao ông lại ca ngợi sự chết? Điều đó là phi pháp, phi luật, không đúng lời Ta dạy, không thể dùng việc này để nuôi lớn thiện pháp”.

Bài liên quan

Đức Phật quở trách vị Tỳ kheo nuôi bệnh đã tác động vị Tỳ kheo bị bệnh kia tìm đến cái chết (tức gợi ý, khuyên bảo hoặc xúi giục người khác nên tìm đến cái chết hơn là sống trong giày vò khổ đau của bệnh tật, như trường hợp an tử), cũng có nghĩa là Đức Phật không đồng tình việc tìm đến cái chết, dù trong bất cứ trường hợp nào và bằng phương cách gì.

Trong giới luật của Phật giáo, tự mình sát hại, bảo người khác sát hại, khen ngợi hay tán đồng sự sát hại đều phạm trọng tội. Theo đó, người tạo ra cổ máy “mercitron”, những người đồng tình với việc làm này, kể cả bệnh nhân, đều không phù hợp với tinh thần và giới luật Phật giáo.

Bằng kiếp sống này, chúng ta có thể đạt được giải thoát trong vòng hai mươi bốn giờ tu học. Vậy tại sao chúng ta không tạo mọi điều kiện cho bản thân mình, cho người thân của mình được an vui mãi mãi mà chỉ tìm đến an tử?

Chúng ta chỉ nhìn thấy được những nỗi khổ đau của kiếp người do thiếu cơm, thiếu áo, thiếu tiền, hay bệnh tật ốm đau… mà không thấy được nỗi khổ đau lớn nhất của đời người là bị nhận chìm trong dòng thác huyễn mộng của cuộc đời, trôi lăn theo sáu nẻo luân hồi, tử sinh vô tận. Một khi chưa vượt thoát được dòng thác hư huyễn ấy thì sự tìm đến cái chết vì nỗi khổ đau bệnh tật hiện tại nào có ích chi, nếu không muốn nói đó là cách mở cửa đi vào địa ngục. Vì thế, nhiệm vụ của người Phật tử khi đối diện với cận kề cái chết, hãy thực hành như lời Phật dạy:

“Nếu mình là một Phật tử trí tuệ, muốn đến chỗ một Phật tử trí tuệ khác đang bị tật bệnh khốn khổ, thì đem ba pháp an tâm này mà truyền dạy cho họ; nói rằng: ‘Này bạn! Hãy thành tựu lòng tin thanh tịnh bất hoại đối với Phật, đối với Pháp, Tăng’.

“Sau khi đem ba pháp an tâm này truyền dạy xong, lại nên hỏi rằng: ‘Bạn có quyến luyến cha mẹ không?’ Nếu người kia có quyến luyến cha mẹ, thì nên dạy buông xả và nên nói rằng: ‘Nếu bạn quyến luyến cha mẹ mà được sống, thì đángquyến luyến. Đã không do quyến luyến mà được sống, thì quyến luyến làm gì?’

Nếu người kia nói không có quyến luyến cha mẹ thì nên tùy hỷ khuyến thiện và hỏi thêm rằng: ‘Đối với vợ con, nô bộc,tiền của cùng mọi vật bạn có quyến luyến không?’ Nếu nói quyến luyến thì nên khuyên buông xả, như pháp xả sự quyến luyến cha mẹ. Nếu nói không quyến luyến, thì tùy hỷ khuyến thiện và hỏi nữa: ‘Đối với ngũ dục thế gian bạn có luyến tiếc không?’ Nếu họ nói luyến tiếc, thì nên giải thích là ngũ dục thế gian là chỗ xấu xa, bất tịnh, bại hoại, hôi hám, không giống như ngũ dục thắng diệu cõi trời. Hãy khuyên kia lìa bỏ ngũ dục thế gian và quyết mong ngũ dục cõi trời.

Nếu người kia nói tâm đã xa lìa ngũ dục thế gian và trước đã nghĩ đến dục thắng diệu cõi trời, thì tùy hỷ khuyến thiện và lại nói với họ rằng: ‘Ngũ dục thắng diệu cõi trời, là pháp vô thường, khổ, không, biến hoại. Chư Thiên cõi trời có thân tướng thù thắng hơn ngũ dục cõi trời’.

Nếu kia nói đã bỏ nghĩ đến dục cõi trời và chỉ nghĩ đến thân tướng hơn ngũ dục, thì cũng tùy hỷ khuyến thiện và lại nói với rằng: ‘Dục của hữu thân cũng lại là pháp vô thường, biến hoại, chỉ có sự an lạc của xuất ly, là Niết-bàn với sự diệt tận của các hành. Nhân giả nên lìa bỏ sự mê luyến nơi hữu thân, mà nên vui cái vui Niết-bàn vắng lặng, tối thượng, thù thắng” (Kinh Tạp A Hàm).

Đó là cách thăm bệnh và nuôi bệnh của người Phật tử. Một cách tổng quát, khi có một người không may mang bệnh nan y, chúng ta phải tìm mọi cách để “khai thị” cho người đó thấy được bản chất không thật, hư dối, tạm bợ của cuộc đời như trăng nơi đáy nước, bóng mình trong gương, như ánh lửa khí nhiệt bốc, như tiếng vọng của lời gọi, như mây nổi trong bầu trời, như đám bọt nước… và khuyên họ hãy buông xả tất cả mọi tâm niệm chấp thủ cái tôi, của tôi; hướng họ về cảnh giới an lành của Tịnh độ A Di Đà, khuyên họ phát nguyện vãng sinh về đó bằng cách niệm hay phát khởi ý tưởng về Phật A Di Đà và cõi giới của Ngài, thì không cần cổ máy “mercitron”, người mang bệnh nan y dù mấy, nếu thật sự không qua khỏi, cũng nhẹ nhàng ra đi.

Đức Phật đã bằng vô số phương tiện để chỉ cho chúng sinh thấy rằng, có được thân người là rất khó, do đó được làm kiếp người là vô cùng quý báu. Hãy thử tưởng tượng, dưới đáy đại dương có một con rùa mù sinh sống. Cứ một ngàn năm nó nổi lên mặt nước một lần để lấy không khí. Lần nọ, khi nó vừa nổi lên thì đầu của nó chui lọt vào trong một bộng cây đang dật dờ trôi trên mặt biển! Một sự việc vô cùng hiếm có, nhưng được làm thân người, theo Phật giáo, còn hiếm có hơn vậy nữa.

Tóm lại, Đạo Phật không đồng tình với việc sử dụng hệ thống “mercitron”, cũng không níu kéo sự sống trong trạng thái nằm chờ chết, mà bằng mọi cách, mọi phương pháp làm cho bệnh nhân được “giác ngộ” trước khi chết. Và điều này có được áp dụng hay không còn tùy thuộc vào quá trình nhận thức và khả năng “giác ngộ” của nhân loại về vấn đề sống chết, cũng như về đạo Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm