Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 23/12/2020, 08:51 AM

Pháp chủ Giáo hội Phật giáo là ai?

Chức danh Pháp chủ dùng để gọi người lãnh đạo cao nhất của Giáo hội Phật giáo, là người đứng đầu Hội đồng Chứng minh, thay mặt Hội đồng Chứng minh ban hành các Giáo chỉ, các văn bản quan trọng nhất, đại diện cho Giáo hội trong các hoạt động đối ngoại.

Pháp chủ Giáo hội Phật giáo là ai?

Pháp chủ (chữ Hán:法主) danh xưng đầy đủ là: Pháp Chủ Hội đồng Chứng Minh (chữ Hán:越南佛教教會證明理事會法主) hay Thiền gia Pháp chủ (chữ Hán:禪家法主) là danh hiệu cao nhất đứng đầu một Giáo hội Phật giáo.

Hiện nay chức danh Pháp chủ dùng để gọi người lãnh đạo cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Pháp chủ là người đứng đầu Hội đồng Chứng minh, thay mặt Hội đồng Chứng minh ban hành các Giáo chỉ, các văn bản quan trọng nhất, đại diện cho Giáo hội trong các hoạt động đối ngoại. Ngôi vị Pháp chủ chỉ do Đại hội Phật giáo toàn quốc suy cử một vị Hòa thượng, và tại vị đến suốt đời. Trên thực tế, ngôi vị này chỉ có vai trò đại diện chứ không trực tiếp tham gia điều hành, và không có thực quyền quyết định.

Pháp chủ giáo hội Phật giáo Việt Nam là ai

Làm theo lời dạy của đức Đệ Nhất Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tại Việt Nam, từ khi thành lập năm 1981 đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có ba vị Pháp chủ, đó là: Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1897 - 1993), Đại lão hòa thượng Thích Tâm Tịch (1915 - 2005), Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (1917). Trong thời gian 2005 - 2007, do Đệ nhị Pháp chủ Thích Tâm Tịch đã viên tịch mà chưa tổ chức Đại hội Phật giáo, nên chức danh Pháp chủ khuyết chỗ. Đại hội Phật giáo Toàn quốc khóa 6 vào tháng 11 năm 2007 đã suy cử Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ lên ngôi vị Pháp chủ. Mặc dù ở ngôi vị Pháp chủ nhưng Hòa thượng Thích Phổ Tuệ không trú tại Trụ sở Giáo hội ở Hà Nội, mà vẫn trụ trì ở chùa Viên Minh (chùa Ráng), Hà Tây.

Trong thời kì chấn hưng Phật giáo, tại miền Bắc đã có ba vị được tôn làm Pháp chủ, đứng đầu Hội Phật giáo Bắc kỳ sau đổi là Giáo hội Tăng già Bắc Việt, đó là: Thiền gia Pháp chủ Hòa thượng Thích Thanh Hanh (1934 - 1936); Thiền gia Pháp chủ Hoà thượng Thích Thanh Tường (1936): Sư thế danh là Đinh Xuân Lạc (1858-1936), trụ trì chùa Vũ Thạch quận Hoàn Kiếm và chùa Trầm huyện Chương Mĩ, Hà Nội; Thiền gia Pháp chủ Hòa thượng Thích Mật Ứng (1951 - 1952).

39 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Những tấm gương gắn kết Đạo và Đời

Đức Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Đức Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Hiện nay, Đức Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam là Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (sinh năm 1917), quê Ngài ở xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VI (2007), HT. Thích Phổ Tuệ được Đại hội suy tôn ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trở thành Pháp chủ thứ ba của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Sau Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận và Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch). Ngày 24 tháng 11 năm 2012,tại  Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VII đã thống nhất tái suy tôn Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ giữ ngôi vị Thiền gia Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Một số báo chí Phật giáo Việt Nam tiêu biểu

pháp chủ phật giáo

Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo là ai?

Phó Pháp chủ là một chức vụ giáo phẩm cao cấp chỉ đứng sau Pháp chủ, thường dành cho các Đại Lão Hòa thượng có tuổi Hạ rất cao trong Hội đồng Chứng Minh, cũng có trường hợp không trong hội đồng chứng minh nhưng được bổ sung. Các Vị này thường được thỉnh đi chứng minh, tham dự các buổi lễ quan trọng, các sự kiện lớn, thường được ngồi tại vị trí cao nhất của Lễ Đài.

Trong các Phó Pháp chủ có một vị gọi là Phó Pháp chủ Kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng Minh, thường thì sau khi Pháp chủ viên tịch thì vị Phó Pháp chủ đứng đầu này sẽ đăng quang lên ngôi Pháp chủ ở nhiệm kỳ sau. Đây là chức vụ mang tính Kế cận cho chức Pháp chủ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm