Pháp của Như Lai giúp ta đoạn tận khổ đau

Từ lúc thành Đạo đến khi nhập vào vô dư Niết-bàn (Anupādisesa Nibbāna), không một giây phút nào Đức Phật giải đãi, Ngài luôn dành thời gian còn lại để hóa độ chúng sanh, không mệt mỏi, không ngừng nghỉ cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời.

Dưới cội Bồ Đề (Bodhi), sau khi thành Phật, việc của Ngài đã xong, sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, và Ngài không còn trở lui trạng thái này nữa. Ngài đã đoạn trừ hết lậu hoặc, không còn sự dính mắc vào các cõi hữu vi, không còn khổ tâm, hay còn luân hồi sanh tử, tử sanh nữa.

Mặc dù việc đã xong, nhưng từ lúc thành Đạo đến khi nhập vào vô dư Niết-bàn (Anupādisesa Nibbāna), không một giây phút nào Đức Phật giải đãi, Ngài luôn dành thời gian còn lại để hóa độ chúng sanh, không mệt mỏi, không ngừng nghỉ cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời.

Thông thường, sau khi hoàn tất công việc hoặc sau một ngày làm việc mệt mỏi, người ta sẽ dành thời gian để nghỉ ngơi, để hưởng thụ; nhưng Đức Phật thì khác, vì Ngài đóng chiếc thuyền lớn, với sự từ tâm, lòng từ bi và đại nguyện của Ngài quá lớn, nên khi thành Phật, một ngày Ngài chỉ ngủ hơn một tiếng, và tất cả thời gian còn lại Ngài đều dùng cho việc hoằng hóa, độ sanh liên tục không ngừng nghỉ cho đến khi Ngài nhắm mắt.

Đức Phật chỉ ra con đường dẫn đến hòa bình thế giới

Chúng ta thương Đức Phật vì chỉ khi Ngài ra đời, chúng ta mới có được Tứ Diệu Đế (Cattāri Ariyasaccāni) và Bát Chánh Đạo (Ariya Aṭṭhaṅgika Magga). Nhờ đó, chúng ta mới hiểu rõ về chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định; cũng như nhận thức được khổ đế, tập đế, diệt đế, và đạo đế, cũng như Giới – Định – Tuệ.

Quý vị nên nhớ rằng, Giới – Định – Tuệ, Bát Chánh Đạo, và Tứ Diệu Đế chỉ xuất hiện khi có sự hiện diện của Đức Phật, và chỉ có Pháp của Như Lai mới giúp chúng ta đoạn tận khổ đau.

Nếu không có Như Lai, khi gặp khổ và cần con đường để thoát khổ, sẽ không có ai dạy và chỉ dẫn. Chưa nói đến việc chấm dứt khổ, nếu muốn tu đắc thiền, đắc được sơ, nhị, tam, tứ thiền, mà không có Thầy hướng dẫn, việc tu tập cũng không chính xác.

Ngay cả việc giữ giới là đơn giản hơn, là phần thấp trong Giới - Định - Tuệ, nếu không có người chỉ dẫn cách giữ giới, ta có thể không biết cách để thực hành sao cho đúng, hoặc giữ giới sai, hoặc phạm vào giới cấm thủ, hoặc giữ giới mà phước không được trọn vẹn do giới bị đứt, bị đốm,… thì huống chi tính đến việc đắc thiền. Xa nhất, cao nhất, khó nhất vẫn là chuyện đắc Thánh, là chấm dứt khổ. Hiểu được điều này, chúng ta càng thương Phật hơn, vì nhờ Ngài mà chúng ta mới có con đường để đi ra.

Trích sách: “Thương Phật”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Pháp của Như Lai giúp ta đoạn tận khổ đau

Phật giáo thường thức 08:30 12/12/2024

Từ lúc thành Đạo đến khi nhập vào vô dư Niết-bàn (Anupādisesa Nibbāna), không một giây phút nào Đức Phật giải đãi, Ngài luôn dành thời gian còn lại để hóa độ chúng sanh, không mệt mỏi, không ngừng nghỉ cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời.

"Không cần làm gì cả tức đang thiền rồi đó"

Phật giáo thường thức 22:24 11/12/2024

Kính thưa Thầy, Thầy dạy rằng Thiền là dễ nhất vì khỏi cần làm gì cả. Tuy nhiên con nhận thấy là tham sân si hầu như luôn có mặt đối với những người chưa giác ngộ một cách tự động, trong khi hầu như mọi người đều không muốn mình như vậy.

Nghề nấu ăn có chánh mạng?

Phật giáo thường thức 17:00 11/12/2024

Hỏi: Tôi là Phật tử, kinh doanh dịch vụ nấu ăn phục vụ tiệc cưới nhà hàng có đúng với tinh thần chánh mạng của nhà Phật không?

Tâm từ hóa giải đố kỵ, ghét ganh

Phật giáo thường thức 14:22 11/12/2024

Ganh ghét, đố kỵ là tật xấu cố hữu của chúng sinh. Không vui trước sự thành công của người, bực tức khi thấy người khác hơn mình… là những điều thường xảy ra xung quanh chúng ta.

Xem thêm