Tu học dưới ánh sáng trí tuệ của đức Phật

Không tu sửa rèn luyện thì khó có thể có sống an vui hạnh phúc và thành tựu gì trong cuộc đời vốn nhiều rắm rối bất an. Tu là sống có ích cho đời, cho đạo, không nô lệ cho tính ích kỷ cá nhân.

Trong thời đại công nghệ thông tin, chuyển đổi số quá thiên trọng vật chất như hiện nay, thường khi nghe nói đến chữ 'tu" người ta nghĩ ngay là:

- Tu là chịu khổ chịu cực, ăn chay nằm đất.

- Tu là vào chùa cạo đầu mặc đồ nâu sồng, suốt ngày chỉ biết gõ mõ tụng kinh niệm Phật.

- Tu là để làm trụ trì chùa.

- Mấy người già cả, thất tình, chán đời mới đi tu, như dân gian phía Bắc hay nói: trẻ vui nhà, già vui chùa.

- Tu là bị ràng buộc gò bó tiêu cực, bi quan.

- Tu là lười biếng, ăn bám xã hội!

Những người có trí tuệ, có tri thức, nhìn nhận thấu đáo sẽ không có cách hiểu, cách nghĩ thô thiển như vậy.

Chú tiểu Lý Công Uẩn nhờ tu tập ở chùa, sau làm vua (Lý Thái Tổ) mở ra thời đại hưng thịnh huy hoàng của dân tộc Đại Việt.

Vua Trần Nhân Tông lên Yên Tử xuất gia tu hành thành tố phái Trúc Lâm viết nên những trang sử vàng cho dân tộc.

Ngay cả đại Thi hào Nguyễn Du cũng xác nhận rằng: "Tu là cội phúc ...."

Tu học đúng Pháp: Cách bảo vệ chánh Pháp hữu hiệu

Ảnh minh họa. 

Dưới ánh sáng trí tuệ của đức Phật thì:

1. Nghĩa đơn giản, tu là sửa. Sửa thói quen xấu thành tốt, sửa tính xấu thành tính tốt, từ lời nói, việc làm, hành động, thái độ, đến suy nghĩ. Tập thói quen, suy nghĩ tốt có ích cho thân thể và tinh thần.

2. Tu là thực tập sống một lối sống hạnh phúc, tỉnh giác, chánh niệm, sáng suốt, tích cực, lạc quan, lợi ích cho bản thân gia đình cộng đồng và đất nước.

3. Tu là rèn luyện sự kiên trì nhẫn nại, chịu được cực khổ, dám đối diện với nghich cảnh khổ đau, nỗ lực cố gắng chuyển hóa theo hướng tích cực.

4. Tu là sống với lòng từ bi, luôn tinh tấn nâng cao trí tuệ, phẩm chất đạo đức, phát huy năng lực bản thân, tận tâm tận lực cứu giúp bá tánh chúng sinh hiểu rõ sự thật về cuộc đời, khiến họ bớt khổ thêm vui.

5. Tu để đạt đến giác ngộ giải thoát, lấy trí tuệ và từ bi làm mục đích sống.

Muốn tạo dựng sự nghiệp, muốn giàu sang vinh hiển, muốn con cháu hiếu thảo, muốn gia đình hạnh phúc, muốn phúc trạch lâu dài, muốn giải thoát giác ngộ thì phải nỗ lực tu tập.

6. Tu là khơi dậy, làm phát triển các đức tính tốt đẹp trong ta như tính nhẫn nại, tính kiên trì, tính lương thiện, tính từ bi, tính độ lượng, tính vị tha, tính sáng suốt, tính hòa nhã, tính khiêm nhường... tu là sửa đổi, là khắc phục, là chừa bỏ các thói hư tật xấu tính ác của chính mình, như ích kỷ, cố chấp, tham sân, mê muội, lười biếng, đố kỵ, gian dối, nhỏ nhen...

7. Tu là phát huy đến mức tối đa tiềm năng, khả năng, năng lực, trí tuệ, sức mạnh của bản thân theo hướng tích cực lương thiện.

8. Tu là sống với tính Phật, tập làm chủ bản thân, làm chủ suy nghĩ, làm chủ lời nói, hành động, việc làm, biết rõ điều gì nên làm và cái gì không nên làm, sống nhẹ nhàng hài hòa với thiên nhiên và mọi người, không làm bất cứ điều gì tổn hại thiên nhiên muôn loài.

Không tu sửa rèn luyện thì khó có thể có sống an vui hạnh phúc và thành tựu gì trong cuộc đời vốn nhiều rắm rối bất an.

- Tu là sống có ích cho đời, cho đạo, không nô lệ cho tính ích kỷ cá nhân.

- Tu là sống có ích cho đời, cho đạo, không nô lệ cho tính ích kỷ cá nhân.

Tu học Phật

Sửa tính nết

Nâng cao đức trí

Cứu giúp chúng sanh

Vẹn đạo, đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu học dưới ánh sáng trí tuệ của đức Phật

Phật giáo thường thức 13:57 11/12/2024

Không tu sửa rèn luyện thì khó có thể có sống an vui hạnh phúc và thành tựu gì trong cuộc đời vốn nhiều rắm rối bất an. Tu là sống có ích cho đời, cho đạo, không nô lệ cho tính ích kỷ cá nhân.

Hạnh nguyện của Phật A Di Đà

Phật giáo thường thức 12:28 11/12/2024

Phật A Di Đà đứng trên hoa sen trụ giữa hư không, hai mắt nhìn xuống biểu thị Phật luôn luôn hướng về chúng sanh, theo dõi chúng sanh; tâm Phật thương yêu chúng sanh chẳng khác nào mẹ hiền thương con đỏ.

Làm sao để giúp gia đình chuyển nghiệp?

Phật giáo thường thức 11:54 11/12/2024

Con xuất gia tu học đã lâu nhưng trong lòng con hiện nặng trĩu với chuyện gia đình. Là do mẹ con bán rượu và chị con bán cháo gà vịt, con cũng có khuyên mãi nhưng không lay chuyển được...

Phật ở trong tâm hay Phật ở ngoài tâm

Phật giáo thường thức 11:26 11/12/2024

Có mấy chú học sinh Thiền học ngồi cãi nhau, chỉ một tảng đá trước mặt, và tranh luận hăng hái. Kẻ thì bảo tảng đá ở ngoài tâm, một anh khác hùng biện hơn nói là ở trong tâm, và có vẻ thắng lý. Chợt ông thầy đi qua, cười bảo anh này: Ðá ở trong tâm người, chắc đầu người phải nặng, và nhức đầu lắm!

Xem thêm